Du lịch di sản Văn hoá – kinh nghiệm ở Phúc Kiến

Theo dõi VGT trên

Khai thác giá trị di sản văn hóa để tạo dựng thương hiệu du lịch là cách làm thành công của Phúc Kiến (Trung Quốc). Điều này được chúng tôi cảm nhận khá rõ ràng qua chuyến khảo sát thực tế trong khóa học về văn hóa nghệ thuật của Đoàn cán bộ tỉnh Quảng Ninh tại tỉnh Phúc Kiến vào cuối năm 2018…

Từ văn hóa xây dựng thương hiệu du lịch

Du lịch di sản Văn hoá - kinh nghiệm ở Phúc Kiến - Hình 1

Du khách tham quan khu phố cổ Tam phường thất hạng tại Phúc Châu, Phúc Kiến (Trung Quốc).

Nói rằng từ giá trị văn hóa làm nên thương hiệu du lịch Phúc Kiến thực không sai. Bởi lẽ, Phúc Kiến rất giàu có về hệ thống di sản văn hóa với nhiều di sản được công nhận ở tầm thế giới, hơn thế, các di sản nơi đây cũng là những điểm đến hút khách bậc nhất của địa phương.

Nằm giữa thành phố thủ phủ hiện đại của Phúc Kiến là TP Phúc Châu, khu phố cổ Tam phường thất hạng được xem là nơi tập trung tinh hoa văn hóa Phúc Kiến. Mặc dù chỉ là “3 phường, 7 ngõ” nhưng thực tế các ngôi nhà cổ rộng lớn và vô số con ngõ lát đá nơi đây có thể khiến bạn lạc lối khi tự do khám phá. Và không chỉ ban đêm mà ban ngày, nơi đây cũng thu hút dòng khách du lịch lớn đổ về tham quan, mua sắm, vui chơi.

Các di sản khác cũng đặc biệt hút khách. Như chùa Khai Nguyên – biểu tượng đặc biệt của cổ thành Tuyền Châu, với 2 tháp đá cao hơn 40m, là báu vật kiến trúc bằng đá thời cổ ở Trung Quốc. Như Vũ Di Sơn, khu thắng cảnh “2 trong 1″ vào mùa cao điểm du lịch có thể thu hút tới hàng nghìn khách mỗi ngày tham quan trên các bè tre theo dòng suối vòng quanh các dãy núi đá lớn của di sản.

Và vở thực cảnh Đại Hồng Bào quảng bá cho loại trà nổi tiếng của Phúc Kiến, trình diễn tại đây trên sân khấu tự động quay tròn 1999 chỗ ngồi, thường xuyên đông kín khách, dù mức giá lên tới cả triệu đồng/người tính theo tiền Việt, các suất diễn thu về hàng triệu NDT/đêm.

Du lịch di sản Văn hoá - kinh nghiệm ở Phúc Kiến - Hình 2

Phúc Kiến cũng đặc biệt nổi tiếng với Thổ lâu Nam Tịnh, gồm các tòa nhà quây thành hình vuông hoặc hình tròn cao từ 3-5 tầng, được xây dựng từ thế kỷ 12 – 19 bằng đất và tre nứa. Du khách có thể đi dạo mỏi chân vẫn chưa khám phá hết các thổ lâu độc đáo ở đây.

Còn hòn đảo Cổ Lãng nổi tiếng, nơi còn hiện hữu tới ngày nay 13 trụ sở lãnh sự quán nước ngoài và hơn 600 tòa nhà di sản, là một trong những điểm thu hút khách du lịch bậc nhất Trung Quốc. Ước tính, hàng tháng Cổ Lãng đón tầm 40.000 du khách, gấp đôi số lượng dân cư trên hòn đảo chỉ cỡ 2km này.

Nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, định hướng

“Mãn nhãn” chiêm ngưỡng các di sản văn hóa của Phúc Kiến có thể khiến du khách choáng ngợp bởi quy mô rộng lớn, bề dày văn hóa, sự độc đáo của những kiến trúc cổ xưa. Tuy nhiên, ngay khi đó thì bật ra trong đầu chúng tôi chính là câu hỏi về việc gìn giữ, bảo tồn và cách quản lý, phát huy giá trị di sản của địa phương như thế nào?

Qua tìm hiểu từ các nhà nghiên cứu, chuyên gia là các giảng viên của khóa học và thực tế khi khảo sát các di sản, chúng tôi nhận thấy, các di sản đã được đầu tư tu bổ, tôn tạo cũng như gìn giữ khá tốt. Nguồn lực đầu tư có thể từ nhiều nguồn khác nhau, cách thức đầu tư cũng đa dạng, tùy theo thực tế mỗi di sản nhưng nguồn lực từ chính quyền địa phương là lớn nhất, đi đầu, có tính dẫn dắt, định hướng quan trọng.

Du lịch di sản Văn hoá - kinh nghiệm ở Phúc Kiến - Hình 3

Các di sản văn hóa là điểm đến hút khách của Phúc Kiến. Ảnh chụp tại khu Di sản – danh thắng Vũ Di Sơn.

Video đang HOT

Cụ thể, Phúc Kiến đã chi tới 4 tỷ NDT ngay từ đợt trùng tu đầu tiên, sau này đã nâng lên tới 5 – 6 tỷ NDT để trùng tu lại các kiến trúc của Tam phường thất hạng. Sau này, khi đưa vào khai thác thì mới lấy nguồn thu của các doanh nghiệp kinh doanh tại đây để đầu tư trở lại cho di sản. Bên cạnh đó, địa phương cũng tìm cách phát triển các đoàn nghệ thuật đến biểu diễn nghiệp dư tại đây để thu hút khách du lịch.

Với Vũ Di Sơn, bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên sẵn có, để tạo sức hút cho khu du lịch này, TP Vũ Di Sơn đã đặt hàng đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu dàn dựng vở thực cảnh “Ấn tượng Đại Hồng Bào” rất hoành tráng. Xin nói thêm là vở thực cảnh chỉ để quảng bá cho sản phẩm trà Đại Hồng Bào nổi tiếng của Phúc Kiến mà Vũ Di Sơn chính là vùng nguyên liệu của loại trà này.

Còn đảo Cổ Lãng, nơi có diện tích nhỏ nhưng đón lượng khách lớn, lại cách trở với đất liền, nên ngân sách đã đầu tư cho hệ thống xử lý rác, nước thải ngay tại chỗ. Về mặt cảm quan, chúng tôi nhận thấy cảnh quan đảo sạch sẽ, hầu như không có rác trên các tuyến đường.

Tạo sinh kế cho người dân

Du lịch di sản Văn hoá - kinh nghiệm ở Phúc Kiến - Hình 4

Điều đáng nói nữa là, nhà nước đầu tư cho di sản nhưng cộng đồng dân cư nơi có di sản vẫn “sống” cùng di sản, cộng đồng về quyền lợi và trách nhiệm trong gìn giữ cũng như khai thác di sản. Thổ Lâu, đảo Cổ Lãng, Vũ Di Sơn đều tạo sinh kế cho người dân địa phương khi họ sinh sống, trực tiếp phục vụ khách du lịch ngay tại di sản.

Đặc biệt như với Thổ Lâu Nam Tịnh, cả khu vực chính là khu làng nơi sinh sống của cộng đồng dân cư nơi đây. Mỗi Thổ Lâu chính là một ngôi nhà lớn của nhiều gia đình, các phòng ở mỗi Thổ Lâu vẫn có sự ngăn cách riêng nhưng các khu thờ cúng, giếng nước… vẫn là nơi sinh hoạt chung. Tầng 1 của Thổ Lâu dành cho việc bán hàng lưu niệm, sản phẩm đặc trưng địa phương, còn các tầng khác là chỗ ở của người dân, du khách có thể tham quan bên ngoài trên các hành lang…

Người dân rất có ý thức khi gìn giữ di sản cũng chính là gìn giữ sinh kế của gia đình và cộng đồng. Vì vậy, không chỉ là vấn đề vệ sinh môi trường mà chính là các di sản – kiến trúc cổ lâu đời hàng trăm năm, dù là sở hữu của người dân vẫn được bảo tồn gần như nguyên gốc ở Thổ Lâu và các dinh thự trên đảo Cổ Lãng.

Du lịch di sản Văn hoá - kinh nghiệm ở Phúc Kiến - Hình 5

Chính quyền đã di dời người dân sinh sống ra khỏi khu vực Vũ Di Sơn để bảo vệ môi trường di sản. Ảnh: Người dân đẩy bè tre đưa du khách tham quan trên dòng suối dưới chân Vũ Di Sơn.

Vai trò can thiệp, điều tiết của chính quyền thể hiện rõ nét, mang tính bao quát chung, đặc biệt đối với vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên, văn hóa của di sản. Vũ Di Sơn là khu danh thắng tự nhiên với rừng cây, núi đá, suối nước trên một phạm vi rộng lớn. Để bảo vệ môi trường tự nhiên nơi đây, chính quyền đã di dời người dân sinh sống ra khỏi khu vực di sản, có quy định về việc cấm đánh bắt cá suối.

Du khách đi thuyền ngắm cảnh có thể nhìn thấy rõ lòng suối với những viên đá cuội đen, nước trong, cá bơi tự nhiên rất thú vị. Với dòng suối lớn, quanh co kéo dài hàng cây số, vì vậy việc chèo đò chở khách cũng được quy định cụ thể, giới hạn 2 chuyến/ngày với mỗi lao động chèo đò.

Như vậy có thể thấy, Phúc Kiến đã có cách làm bài bản trong đầu tư, gìn giữ và khai thác các giá trị di sản cho phát triển du lịch văn hóa địa phương, đem lại nguồn lợi lớn cho kinh tế địa phương. Các di sản văn hóa cũng chính là những điểm đến hút khách du lịch của Phúc Kiến, qua đó tính quảng bá về văn hóa có tính lan tỏa tự nhiên rất lớn.

Bài toán bảo tồn và phát triển các giá trị di sản văn hóa không phải không còn những điểm khuyết nhưng rõ ràng đã đạt được sự hài hòa nhất định. Sinh kế của người dân trong khu vực di sản được coi trọng, đảm bảo. Việc bảo tồn các giá trị văn hóa luôn được đặt lên hàng đầu, được duy trì thường xuyên trong suốt quá trình khai thác giá trị di sản phục vụ cho phát triển du lịch địa phương…

Muốn bảo tồn phải sống được bằng di sản

Từng được mệnh danh là thiên đường du lịch hay hòn ngọc của châu Phi, thành phố cổ Lamu của Kenya bị UNESCO cảnh báo có nguy cơ bị tuột mất danh hiệu di sản thế giới.

Bằng những nỗ lực của mình, người dân Lamu đã vượt qua ranh giới đỏ với kế hoạch phát triển kinh tế từ di sản song hành với bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản văn hóa.

Muốn bảo tồn phải sống được bằng di sản - Hình 1

Viên ngọc du lịch Kenya

Lamu là thành phố cổ lâu đời nhất ở Kenya, thành phố nằm trên bờ biển phía đông của châu Phi, gần biên giới Somalia. Thành phố này được coi là thiên đường du lịch tại Kenya, nơi đây có lịch sử với nhiều điều bí ẩn và là một thành phố vô cùng quyến rũ, với những con đường quanh co làm bằng đá từ thời Trung cổ. Ở Lamu có những lễ hội tôn giáo từ thế kỷ XIX, và thành phố đã trở thành trung tâm lớn về nghiên cứu văn hóa Hồi giáo và văn hóa Swahili.

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã công nhận thành phố cổ Lamu của Kenya là Di sản Văn hóa thế giới năm 2001. Kiến trúc thành phố cổ Lamu có nhiều ảnh hưởng của các nền văn hóa Châu Âu, Ả rập và Ấn Độ.

Quan trọng hơn nữa là tính toàn vẹn về văn hóa, xã hội của thành phố này đã được người dân duy trì, bảo tồn tốt. Hiện nay cư dân sống tại thành phố cổ Lamu vẫn duy trì tốt nếp sống được truyền qua nhiều thế hệ và những lễ hội truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm.

Nếu đến thăm quan thành phố cổ, du khách sẽ cảm thấy như đang bước vào một thế giới khác bởi thành phố vẫn giữ gần như nguyên vẹn những công trình kiến trúc cổ, quy hoạch đô thị và cả các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng từ 700 năm qua.

Sự hòa trộn của nhiều nền văn hóa kết hợp cùng yếu tố bản địa đã tạo nên màu sắc văn hóa vô cùng khác biệt cho vùng đất này. Màu sắc văn hóa đó không chỉ tác động đến kiến trúc mà còn ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, tôn giáo và cả những nghi thức, phong tục truyền thống trên đảo hay nói chính xác là tại thành phố cổ Lamu.

Di sản văn hóa thế giới này cũng được đánh giá là có ngành đánh bắt và du lịch trị giá hàng tỷ USD, mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho Kenya cũng như người dân địa phương. Hầu hết những người dân trong vùng, ngoài công việc đánh bắt cá, đều làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ du lịch.

Muốn bảo tồn phải sống được bằng di sản - Hình 2

Nguy cơ bị tước danh hiệu

Là một thiên đường du lịch ở châu Phi, Lamu cũng đối mặt với tình trạng giống như nhiều di sản thế giới khác, đó là sự quá tải khi khách du lịch kéo đến quá đông, tác động không nhỏ đến bản sắc văn hóa cũng như cuộc sống của người dân nơi đây.

Trước hết là vấn đề ô nhiễm. Đến với thành phố Lamu vào buổi sáng sớm khi hầu hết người dân thành phố vẫn đang chìm vào giấc ngủ, việc chạy dọc các đường bờ biển vắng vẻ trong không khí trong lành là thói quen của nhiều người dân địa phương và khách du lịch.

Tuy nhiên, không ít lần những người chạy bộ phải chun mũi vì những đống rác không được thu gom, đổ đống trong những khoảng trống nhỏ còn sót lại giữa những ngôi nhà. Số khách du lịch tăng vọt, các hoạt động dịch vụ gia tăng khiến thị trấn cổ với diện tích 16 ha trở nên quá tải rác thải.

Ngoài vấn đề ô nhiễm rác thải, Lamu cũng bị ô nhiễm bởi các phương tiện giao thông. Do đặc điểm của thị trấn không có con đường lớn, nên những phương tiện như xe máy taxi (Boda Boda) hay tuk tuk được sử dụng khá phổ biến để vận chuyển người dân và khách du lịch qua các con ngõ nhỏ hẹp. Khi lượng khách du lịch tăng, lưu lượng giao thông trên đường của các phương tiện này lớn hơn khiến thành phố chìm trong ô nhiễm khói bụi.

Một vấn đề khác mà Lamu cũng phải đối mặt đó là lối sống phương Tây ảnh hưởng đến bản sắc và các dự án phát triển kinh tế đe dọa nỗ lực bảo vệ di sản của người dân địa phương.

Ngay sau khi UNESCO công nhận Lamu là di sản thế giới, những người giàu có từ nhiều nước đã kéo đến hòn đảo để mua đất. Giống như nhiều nước châu Phi, Kenya cũng kêu gọi các công ty nước ngoài đầu tư vào các dự án giao thông và năng lượng, trong đó Trung Quốc tài trợ 1/4 phát triển cơ sở hạ tầng ở Đông Phi vào năm 2018. Các công trình lớn được chính phủ xây dựng bao gồm một hải cảng, một hệ thống đường ống dẫn dầu và các liên kết giao thông, đặc biệt trong đó là dự án gây tranh cãi xây dựng nhà máy nhiệt điện than đầu tiên của khu vực.

Phát triển cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy nền kinh tế địa phương, nhưng các cư dân Lamu lo ngại sự phát triển và làn sóng ảnh hưởng từ bên ngoài sẽ cuốn đi nền văn hóa và kiến trúc địa phương. Nhiều người địa phương lo ngại việc xây dựng hải cảng mới, đường ống dẫn dầu và các liên kết giao thông trên đất liền sẽ đưa nhiều người nước ngoài đến Lamu và làm thay đổi văn hóa độc đáo của thị trấn này.

Trước hàng loạt các vấn đề mà Lamu phải đối mặt Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã phải lên tiếng cảnh báo viên ngọc du lịch Lamu có thể bị loại khỏi Danh sách di sản thế giới. Ông Cobus van Staden, một nhà nghiên cứu cấp cao từ Viện Các vấn đề Quốc tế Nam Phi cho rằng, Lamu bị cuốn vào "một bản tango giữa mong muốn hiện đại hóa, đồng thời cần bảo vệ môi trường và di sản văn hóa". Người dân cần phải có nhiều tiếng nói hơn đối với các dự án phát triển vì điều này tác động trực tiếp đến cuộc sống của cư dân địa phương.

Muốn bảo tồn phải sống được bằng di sản - Hình 3

Hiện đại hóa hay bảo tồn di sản?

Xác định việc bị loại khỏi danh sách Di sản thế giới sẽ mất đi nguồn thu nhập lớn cho người dân địa phương nên ngay sau cảnh báo của UNESCO, chính quyền địa phương đã đưa ra biện pháp để bảo vệ di sản.

Trước hết là vấn đề giảm tải tình trạng ô nhiễm. Bất chấp những cuộc biểu tình phản đối của những người lái xe Boda Boda hay Tuk Tuk, chính quyền địa phương đã cấm các phương tiện này hoạt động trong thị trấn cổ.

Theo đó sẽ có khu vực cụ thể cho xe máy đón, trả khách để phục vụ doanh nhân, hành khách và người dân địa phương. Chỉ cho phép những con lừa được vào thành phố đó là cách mà chính quyền bảo vệ thị trấn cổ Lamu bảo vệ di sản. Lamu siết chặt các ngả đường, cấm xe ô tô, xe máy và xe đạp để bảo vệ nguyên gốc di sản văn hóa này.

Theo Phó Thống đốc Lamu ông Abdulhakim Aboud Bwana, phải giáo dục người dân Lamu về tầm quan trọng của thành phố Di sản Thế giới. Người dân cần cảm thấy rằng, danh hiệu di sản này đang làm lợi cho cuộc sống của chính người dân và họ phải có trách nhiệm gìn giữ và phát triển các di sản này.

Sau hàng loạt các hoạt động phản đối, kiện tụng, tòa án Kenya đã buộc phải ra phán quyết tuyên bố không cho phép xây dựng nhà máy nhiệt điện than theo kế hoạch để phục vục các dự án cơ sở hạ tầng. Đây là một thắng lợi của những người ủng hộ bản sắc địa phương và bảo tồn di sản Lamu. Chính quyền Lamu cũng cam kết bảo vệ di sản của hòn đảo trước các dự án, xin ngân sách để khôi phục các tòa nhà lịch sử và phát triển ngành du lịch như là một trụ cột chính của đảo, mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.

Những nỗ lực của người dân đã được đền đáp khi các cơ quan chức năng Kenya đầu năm nay cho biết, UNESCO đã loại Lamu ra khỏi danh sách đỏ với các biện pháp quan trọng đã được đưa ra . UNESCO cũng cam kết sẽ đồng hành cùng người dân Lamu trong việc bảo tồn và phát huy di sản của mình.

Muốn bảo tồn phải sống được bằng di sản - Hình 4

Sống bằng di sản

Giống như Kenya, nhiều nơi trên thế giới cũng phải đối mặt với bài toán bảo tồn và phát triển. Hàng loạt biện pháp của các nước trên thế giới đã đưa ra để bảo vệ những di sản của mình như thành phố Venice (Italy) đã phải hạn chế lượng khách du lịch khi tình hình đang vượt quá tầm kiểm soát. Vạn Lý trường thành của Trung Quốc cũng hạn chế số khách tham quan trong 1 ngày. Phần lớn di sản văn hóa thuộc về cộng đồng.

Do đó, trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị di sản là của toàn xã hội. Nâng cao nhận thức, phát huy sức mạnh và trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ, gìn giữ, lưu truyền, phát huy nguồn lực di sản văn hóa là mục tiêu quan trọng lâu dài, mang ý nghĩa then chốt... Tuy nhiên, bảo tồn di sản không có nghĩa là đóng khung di sản vào một lồng kính để ngắm. Nhiều quốc gia đã có không ít dự án du lịch vừa bảo tồn và tạo sức hút cho di sản như một điểm đến hấp dẫn, mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.

Box: Các chuyên gia cho rằng, người dân trong vùng lõi và vùng đệm của các di sản thế giới phải sống được bằng di sản. Đây là biện pháp tốt nhất để bảo tồn di sản thế giới. Điều này được Campuchia áp dụng và đã thành công trong việc bảo tồn di tích Angkor.

Các chuyên gia cho rằng, người dân trong vùng lõi và vùng đệm của các di sản thế giới phải sống được bằng di sản. Đây là biện pháp tốt nhất để bảo tồn di sản thế giới. Điều này được Campuchia áp dụng và đã thành công trong việc bảo tồn di tích Angkor. Ngoài việc phục hồi và nghiên cứu khảo cổ học trong các di sản, đào tạo các chuyên gia bảo tồn tại địa phương, chính quyền cũng ưu tiên tạo điều kiện cho người dân địa phương sống dựa vào di sản.

Theo đó những người dân tại đây được bố trí làm việc trong Cơ quan khảo cổ Angkor Apsapa để tránh tối thiểu tác động lên di sản. Ngoài nỗ lực của người dân địa phương, nhiều nước như Pháp, Đức hay các tổ chức quốc tế như UNESCO đều có các chuyên gia hỗ trợ Campuchia trong nỗ lực bảo tồn và phát triển di sản.

Có thể nói, mặc dù Angkor phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng sức sống của di sản với mô hình quản ký hiệu quả vẫn thu hút hàng triệu du khách đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu. Thành công của Ankgor đã minh chứng cho hiệu quả thực hiện của Công ước Di sản Thế giới và sự đoàn kết quốc tế.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Khám phá vẻ đẹp Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười
15:52:13 16/11/2024
Ngắm di tích quốc gia đặc biệt ngàn năm tuổi ở Phú Yên
09:55:50 16/11/2024
Báo quốc tế ca ngợi Nha Trang là điểm đến tuyệt vời cho phiêu lưu và ẩm thực biển
09:53:24 16/11/2024
Việt Nam có một ngôi chùa rất độc đáo, được xây dựng hoàn toàn từ san hô và vỏ sò, vỏ ốc
08:00:52 16/11/2024
Vẻ đẹp xuyên thời gian từ Moscow đến Saint Petersburg
10:31:40 16/11/2024
Mê mẩn vẻ đẹp Làng du lịch tốt nhất thế giới năm 2024 ở Quảng Nam
09:59:28 16/11/2024
Ngắm dải Ngân Hà trong màn đêm và đón bình minh bồng bềnh ở đồi chè Long Cốc
15:43:45 16/11/2024
Khám phá du lịch Quảng Bình mùa đông xuân
10:18:56 16/11/2024

Tin đang nóng

Cô gái Đồng Nai cao 1m6, nặng 45kg mỗi bữa ăn hết 5kg thịt mỡ, 100 trứng vịt lộn, lợn quay 6kg giờ ra sao?
16:56:58 17/11/2024
Đồng nghiệp cũ nhận bê tráp nhưng tức giận huỷ ngang vì cô dâu bảo tự bắt xe ôm đến, 700m không đón: Ai đúng, ai sai?
16:54:31 17/11/2024
3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Cụ bà U90 vẫn nhớ người yêu cũ của chồng, dân mạng khen 'quá dễ thương'
15:08:09 17/11/2024
Con cái đi học nhưng cha mẹ mới là người đau đầu mỗi khi ngày 20/11 tới: Mách phụ huynh 4 "món quà" mà giáo viên nào cũng ưng
17:03:02 17/11/2024
Dễ rước họa vào thân khi ăn nhiều hạt chia để giảm cân
13:52:34 17/11/2024
Đậu nhồi nhân kiểu này rồi chiên giòn sẽ được món dân dã mà ngon, cả nhà ăn không thừa một miếng
15:41:03 17/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024

Tin mới nhất

Lên Tà Xùa săn... mây

09:10:14 17/11/2024
Mây ở Tà Xùa lúc thì đổ dồn vào các khe núi sâu thẳm, lúc thì cuồn cuộn lên cao như dòng thác khổng lồ, khiến khung cảnh thêm phần sống động và huyền ảo.

Eo biển giữa 2 lục địa Á - Âu, điểm đến nhiều người mơ trải nghiệm

09:07:07 17/11/2024
Đi du thuyền ở eo biển Bosphorus nằm giữa 2 bờ Á, Âu ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) là điều nên trải nghiệm ít nhất một lần trong đời.

Hành trình leo đỉnh Samu khám phá rừng rêu và cây thần kỳ

09:04:02 17/11/2024
Cô gái thuộc thế hệ GenZ Thảo Ly vừa có chuyến đi 2 ngày một đêm, bước vào khu rừng rêu và cây thần kỳ đầy mê hoặc và chinh phục đỉnh Samu cao 2.756m.

Đà Lạt một sớm bình yên

08:54:30 17/11/2024
Đà Lạt - thành phố ngàn hoa, luôn là điểm đến du lịch hàng đầu được du khách trong và ngoài nước lựa chọn, bởi khung cảnh hữu tình và bầu không khí trong mát.

Những điểm đến hấp dẫn ở miền Tây Quảng Trị

08:50:49 17/11/2024
Nhằm góp phần bảo tồn văn hóa, khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển du lịch ở địa phương, thời gian qua, các huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa triển khai nhiều giải pháp thu hút

Trekking xuyên rừng khám phá thác Lụa ở Tuyên Quang

08:46:51 17/11/2024
Nằm tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm huyện hơn 20km, thác Lụa là điểm đến còn khá hoang sơ, thích hợp để du khách yêu thích thiên nhiên tìm đến khám phá.

Rừng phong lá đỏ 'níu chân' du khách giữa đất trời Tây Bắc

08:42:56 17/11/2024
Không chỉ hấp dẫn du khách bởi những cung đường hoang sơ cùng thảm thực vật đa dạng, huyện Bát Xát (Lào Cai) còn rất thơ mộng với sắc đỏ, vàng cam của những tán phong đang mùa thay lá.

4 tỉnh, thành Đông Nam Bộ tham gia chương trình Famtrip khảo sát điểm đến du lịch tại Thanh Hóa

08:39:38 17/11/2024
Nhằm giới thiệu, quảng bá và liên kết, phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch (Sở VHTT-DL) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức chương trình Famtrip tham quan

Tàu biển Bắc Hải lần đầu đưa hơn 1.100 khách du lịch Trung Quốc đến Hạ Long

08:32:50 17/11/2024
Sáng 16/11, chuyến tàu biển đầu tiên từ TP Bắc Hải (Quảng Tây, Trung Quốc) đã cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long và đưa hơn 1.100 khách tới tham quan Quảng Ninh.

Hai điểm đến lý tưởng ở Bạc Liêu

08:30:11 17/11/2024
Đến Bạc Liêu, du khách sẽ rất ấn tượng bởi Nhà hát Cao Văn Lầu (hay còn gọi là Nhà hát 3 nón lá) và quảng trường Hùng Vương.

Khám phá Phan Thiết bằng xe bus

08:23:56 17/11/2024
Có thể nói, trong các thành phố nổi tiếng về du lịch, thì Phan Thiết là nơi chịu khó đầu tư xe bus vào du lịch nhất. Hầu hết các danh lam thắng cảnh ở quanh thành phố Phan Thiết đều có các tuyến xe bus đi qua

Có gì hấp dẫn ở Trà Quế (Quảng Nam) - làng du lịch tốt nhất thế giới?

08:15:26 17/11/2024
Làng rau Trà Quế ở tỉnh Quảng Nam là điểm tham quan hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Có thể bạn quan tâm

Thanh Hằng hóa tiểu thư kiều kỳ khiến khán giả 'Vấn vương'

Thời trang

19:19:26 17/11/2024
Khép lại một thập kỷ thời trang rực rỡ để mở ra thời khắc bước sang chương mới đầy hứa hẹn, Aquafina Vietnam International Fashion Week F/W 2024 đã mang đến một luồng gió mới với tinh thần #FashionEvolution.

Houthi tuyên bố ra đòn thành công nhằm vào cơ sở quan trọng của Israel ở Eilat

Thế giới

18:45:45 17/11/2024
Ông Saree nhấn mạnh chiến dịch chống Israel của các lực lượng Houthi sẽ không dừng lại cho đến khi hoạt động của Israel ở Dải Gaza chấm dứt và Dải Gaza được dỡ bỏ phong tỏa cũng như Israel chấm dứt hành động xâm nhập Liban.

Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ

Tv show

18:43:35 17/11/2024
Tối 16/11, tập 4 của chương trình Chị đẹp đạp gió 2024 vừa lên sóng với loạt tiết mục ấn tượng đến từ 2 liên minh do Thu Phương - Mỹ Linh làm thủ lĩnh.

Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%

Netizen

18:33:06 17/11/2024
Thời gian gần đây, xuất hiện hàng loạt câu chuyện độc lạ thú vị quanh chủ đề người ngoại quốc hoà nhập văn hoá Việt, thậm chí là hoà tan.

Những mẫu thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng tạo

18:30:02 17/11/2024
Những tấm thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không quá cầu kỳ nhưng thể hiện rõ tình cảm chân thành và lòng biết ơn mà học trò muốn gửi đến thầy cô.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

Tin nổi bật

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

4 món canh bổ dưỡng nấu siêu dễ, nước dùng ngon đậm đà lại phù hợp cho chị em giữ dáng

Ẩm thực

16:08:24 17/11/2024
Tiết trời se lạnh rất thích hợp để có một bát canh ấm áp. Hãy cùng xem công thức nấu 4 món canh có tác dụng làm ấm dạ dày, giàu dinh dưỡng, ít calo thích hợp cho chị em giữ dáng.

Ngày 18/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kiện tụng, khai trương, giao dịch, động thổ, sửa chữa nhà, xuất hành

Trắc nghiệm

15:29:45 17/11/2024
Xem ngày 18/11/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình.Ngày 18/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kiện tụng, khai trương, giao dịch,

Gyokeres lên tiếng về khả năng đến MU

Sao thể thao

14:55:53 17/11/2024
Tiền đạo người Thụy Điển Viktor Gyokeres đã có những chia sẻ về cơ hội theo chân HLV Ruben Amorim gia nhập MU trong thời gian tới.

Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường

Sức khỏe

13:50:17 17/11/2024
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.