Du lịch đảo Phú Quý giữa mùa biển lặng
Trong cái nắng nóng hừng hực của những ngày đầu hè, chúng tôi ra đảo Phú Quý giữa mùa biển lặng.
Con tàu cao tốc lướt sóng nhẹ nhàng, đưa khách từ Phan Thiết đến Phú Quý ( Bình Thuận) chỉ mất chừng hơn 2 giờ đồng hồ.
Rời xa cảng Phan Thiết trong buổi sáng nắng lên, nhiều du khách không ngồi yên trong khoang tàu có máy lạnh, mà lên boong để quan sát TP.Phan Thiết từ biển. Hiện nay tuyến tàu khách Phan Thiết- Phú Quý đã có 5 chuyến, tất cả đều khai thác hết công suất, sáng ra chiều vào và ngược lại, nhưng mùa này không phải lúc nào cũng dễ dàng mua được vé.
Phú Quý đã trở thành đảo du lịch
Trên chuyến tàu ra đảo, có hơn 80% người trên tàu là khách du lịch. Hai vợ chồng chị Minh Thu đến từ Q.Cầu Giấy (Hà Nội) đều bỏ ghế dưới phòng lạnh, lên boong tàu để hóng gió biển. Chị Minh Thu là tiểu thương buôn bán quanh năm nên hiếm khi có thời gian đến những vùng đất lạ như hòn đảo Phú Quý. “Hai vợ chồng tôi có người quen ở Bình Thuận, rủ rê mãi bây giờ chuyến đi đảo mới trở thành hiện thực, phải đi 1 lần cho thỏa thích”- chị Minh Thu chia sẻ.
Hồ nước ngọt dự trữ trên đảo Phú Quý. Ảnh: Quế Hà |
Không chỉ có vợ chồng chị Thu, trên tàu Chấn Kha hôm ấy có hàng chục gia đình đi đảo với mục đích đi du lịch. Vợ chồng anh Hà Tuấn ở TP.Thủ Đức (TP.HCM), dù cả 2 người quê ở Xuân Lộc (Đồng Nai), rất gần với Bình Thuận nhưng chưa bao giờ được đến đảo Phú Quý. Nhưng lần này thì chuyến đi của anh chị đã trở thành hiện thực. “Nghe nói, mùa này biển rất đẹp, dù nắng nóng. Vợ chồng tôi sắp xếp để có chuyến đi này”- vợ anh Tuấn cho hay.
|
Du khách đến trải nghiệm tại Hòn Tranh, huyện đảo Phú Quý, Bình Thuận. Ảnh: Quế Hà |
Sau 2 tiếng 10 phút, ngồi trên boong tàu đã thấy rõ đảo Phú Quý hiện ra, 1 hòn Thu (tên khác của đảo Phú Quý) xinh đẹp nằm giữa biển khơi. Ngay cửa cảng Phú Quý, dịch vụ vận chuyển của các khách sạn, những người chờ đón người quen đã đứng sẵn (chủ yếu xe máy) chờ đưa khách về.
Dù chưa có khách sạn lớn như trong đất liền nhưng so với 3 năm trước đây, hệ thống khách sạn trên đảo Phú Quý đã chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Đảo cũng thu hút giới trẻ với nhiều điểm check in, những địa điểm khiến du khách đắm say như dốc Phượt, gành Hang, kè Bãi lăng, Cây cô đơn, Cột cờ chủ quyền, dốc Điện gió, chùa Linh Sơn và hòn Tranh, 1 đảo nhỏ chỉ cách đảo chính chừng 15 phút đi ca nô.
Video đang HOT
Đặc biệt, ẩm thực trên đảo Phú Quý hiện hết sức phong phú. Ngoài những món ngon mà đất liền rất hiếm có như cua huỳnh đế, cua mặt trăng, cá bò, cá thu, tôm hùm, cá mú đỏ, cá bớp… còn có cả thịt bò nướng. Thịt bò trên đảo mềm, thơm với hương vị theo nhận xét của các du khách, hấp dân hơn thịt bò trong đất liền rất nhiều.
|
Du khách khám phá gành Hang, xã Long Hải, huyện đảo Phú Quý. Ảnh: Quế Hà |
Ngày 3.7.2020, Sở Văn hóa- Thể thao và du lịch Bình Thuận đã công bố quyết định của tỉnh, công nhận đảo Phú Quý là “điểm du lịch cấp tỉnh”. Ông Lê Hồng Lợi, Phó bí thư huyện đảo, Chủ tịch HĐND huyện thông tin, chỉ từ sau đợt dịch Covid-19 đến nay, lượng khách đến với đảo tăng mạnh liên tục, có ngày đảo đón cả nghìn lượt khách đến tham quan. Riêng năm 2022, đã đón trên 95.000 lượt khách. Theo đề án đã được phê duyệt, đến năm 2025, đảo sẽ đón khoảng 250.000 lượt du khách. “Bây giờ, du lịch là 1 ngành kinh tế rất mạnh trên đảo. Cùng với nghề đánh bắt thủy sản truyền thống, du lịch góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế cho hòn đảo quê hương”- ông Lợi phân tích.
Khu Mộ thầy ở xã Long Hải, phía bắc đảo Phú Quý. Ảnh: Quế Hà |
Ra đảo lo… thiếu nước
Nhưng đảo Phú Quý cũng đối mặt với không ít vấn đề, trong đó, nước ngọt là chuyện “sống còn”. Phó bí thư huyện đảo Lê Hồng Lợi cho biết, trong xu thế đầu tư hạ tầng giao thông toàn đảo, hầu hết những con đường trong thôn xóm đã được bê tông hóa, trải nhựa.
|
Cột cờ chủ quyền trên đảo Phú Quý do TƯ Đoàn và Hội Sinh viên VN xây dựng trở thành điểm check in thu hút đông khách. Ảnh: Quế Hà |
Nhưng với đảo, “được cái nọ lại mất cái kia”. Hệ thống nước ngầm đang hiếm và cạn kiệt dần do không thẩm thấu nước mưa được. Nếu cứ khoan thêm giếng nước ngầm, tới 1 ngày nào đó hệ thống nước ngầm sẽ nhiễm mặn, điều này vô cùng nguy hiểm trên đảo.
“Do vậy, phải hạn chế khoan giếng. Thay vào đó, chúng tôi cho xây dựng 3 hồ chứa nước ngọt là để hứng lại nước mưa cho nhà máy nước sinh hoạt trên đảo. Dân số đảo bây giờ đã gần 28.000 người rồi, nếu không đầu tư một cách chiến lược cho nước ngọt thì nguy cơ thiếu nước sinh hoạt sẽ xảy ra. Anh thử nghĩ nếu một ngày nào đó đảo thiếu nước ngọt, phải chở từ đất liền ra thì sẽ khó khăn như thế nào”- ông Lợi trăn trở.
7
H òn Đen ngoài biển ngay sát xã Long Hải, huyện đảo Phú Quý. Ảnh: Quế Hà |
Riêng với điện, ông Lê Hồng Lợi tỏ ra an tâm vì “không thiếu như nước ngọt”. Theo ông Lợi, từ năm 2014 đến nay, người dân trên đảo đã được dùng điện 24/24 giờ, không có chuyện cứ 11 giờ đêm đang nóng hừng hực thì cúp điện, chờ sáng mai mới có lại như trước nữa. Công ty điện lực Bình Thuận cho biết, nếu như năm 2017 toàn đảo chỉ sử dụng nguồn năng lượng điện 3 MW thì năm 2023 này dự kiến lên đến hơn 5,3 MW.
Một trong 3 trụ điện gió đang phát điện trên đảo Phú Quý. Ảnh: Quế Hà |
Chỉ tính từ giai đoạn 2017 đến 2019, ngành điện đã đầu tư gần 270 tỉ đồng cho hệ thống điện trên đảo, đó là chưa kể tiền dầu diesel chạy máy phát điện. Để giải quyết nguồn điện cho đảo 24/24 giờ, ngành điện đã nâng cấp đường truyền tải, áp dụng bộ xử lý DCS tích hợp các nguồn không nối lưới, tích hợp 3 trụ điện gió vào hệ thống. Tuy nhiên, Công ty Điện lực Bình Thuận chia sẻ, năm 2022 ngành điện lỗ do phải chạy dầu phát điện, nhưng vẫn tính giá bán điện như đất liền. Giám đốc Công ty điện lực Bình Thuận Nguyễn Thành Ngôn cho biết, ngành điện xác định, với đảo Phú Quý không chỉ là kinh doanh đơn thuần. Việc cung cấp điện, đảm bảo an ninh năng lượng cho đảo còn là nhiệm vụ chính trị quan trọng, góp phần để đảo phát triển mạnh về kinh tế, vững về an ninh quốc phòng.
Ngắm suối Tía Đà Lạt đẹp tựa tiên cảnh lúc sáng sớm
Vào sáng sớm, sương mù giăng trên mặt nước, cuốn vào thân những cây chò trụi lá mọc giữa lòng hồ khiến Suối Tía hiện lên như chốn tiên cảnh.
Hồ Tuyền Lâm, hồ nước ngọt lớn nhất TP Đà Lạt (Lâm Đồng) thường nằm trong danh sách điểm đến của du khách. Nhưng suối Tía, nơi thượng nguồn của dòng nước chảy vào hồ thì vẫn còn "ẩn mình", ít người biết tới.
Xung quanh dòng chảy của Suối Tía là các dãy núi bao quanh, tạo nên địa hình lòng chảo. Giai đoạn năm 1985 - 1986, UBND tỉnh Lâm Đồng triển khai đắp đập để giữ nước của khu vực suối Tía, tạo thành hồ Tuyền Lâm như hiện nay.
Suối Tía là nơi hiếm hoi sở hữu rừng cây chò ngập nước và hệ sinh thái đa dạng ở vùng cao nguyên Lang Biang. Vào mỗi mùa, rừng cây chò lại mang một vẻ đẹp riêng, thay lá khi vào đông và ra chồi non lúc xuân về. Những thân cây mảnh dẻ, khẳng khiu, vươn thẳng đứng giữa trời tạo nên khung cảnh độc đáo, thu hút các nhiếp ảnh gia đến sáng tác.
Suối Tía vẫn còn nguyên vẻ hoang sơ, chưa có dịch vụ du lịch quá phát triển, không khí mát mẻ, rất thích hợp để dã ngoại cắm trại, hòa mình với thiên nhiên. Các bạn trẻ ưa thích vận động có thể lập nhóm chèo SUP, kayak trên hồ.
Thời điểm tham quan, chụp ảnh Suối Tía lý tưởng nhất là những ngày cuối đông, đầu xuân, hôm độ ẩm cao, ít gió. Ngày này, những làn sương trên mặt hồ tạo nên khung cảnh mờ ảo.
Một ngày ở Suối Tía, du khách có thể cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp của bốn mùa theo các khoảng thời gian trong ngày.
Sáng sớm, mặt nước phủ một làn sương mỏng đặc trưng của mùa xuân. Đến buổi trưa, nắng vàng rực bao trùm lấy không gian, khiến mọi thứ bừng sáng. Chiều, cảnh sắc trở nên tĩnh lặng như bước vào thu. Tới buổi tối, mùa đông như bao trùm với không khí se lạnh.
Nhiều du khách ví nơi này đẹp ma mị như trong cảnh phim kiếm hiệp, với hàng cây soi bóng mặt hồ tĩnh lặng xanh thẳm, ngư phủ trầm ngâm giăng câu...
Thu hay đông về, những hàng chò rụng sạch lá, trơ trọi những nhánh cây khô màu trắng ngà, nhìn từ trên cao tựa như những cây tuyết trắng thơ mộng.
Khám phá cuộc sống yên bình của người dân trên hồ Inle, Myanmar Những con thuyền lướt nhẹ trong sương sớm, tiếng chèo thuyền, đàn chim đi kiếm ăn... mang đến cho hồ Inle - một trong hai hồ nước ngọt lớn nhất của Myanmar một vẻ đẹp yên bình và vô cùng thơ mộng. https://dulich.petrotimes.vn/ Inle (hay Inlay) - theo tiếng Myanmar có nghĩa là hồ lớn - là một trong hai hồ nước ngọt...