Du lịch Đắk Lắk khai thác những giá trị “riêng có”
Không còn tổ chức những tour, tuyến chung chung, du lịch Đắk Lắk đang xây dựng những chương trình, điểm đến hấp dẫn, với các sản phẩm trải nghiệm sâu sắc hơn, dựa vào các lợi thế “riêng có” của vùng cao nguyên.
Tầm nhìn du lịch địa phương theo đó đã mở rộng rất nhiều.
Hành trình “săn mây” trên đỉnh Chư Yang Lak
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk thông tin, chỉ tính riêng tháng 7/2023, tại địa phương đã diễn ra một loạt chương trình thi đấu thể thao khu vực và quốc gia, như vòng chung kết Giải bóng chuyền hạng A toàn quốc, vòng chung kết Bóng đá U11 toàn quốc… Tỉnh cũng lần lượt tổ chức các giải đua xe đạp địa hình, giải đua ô tô địa hình “Vượt đại ngàn Buôn Đôn”… trong tháng 8/2023. Tất cả đánh dấu hướng thay đổi quan trọng của các lĩnh vực văn hóa, thể thao cộng đồng, mà ẩn tàng phía sau chính là bóng dáng du lịch.
Khách du lịch trải nghiệm trekking đỉnh Chư Yang Lắk. Ảnh: Duy Tiến
Điểm hẹn khám phá mới
Ông Thái Hồng Hà, Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk chia sẻ, câu chuyện bao năm qua du khách đến địa phương một lần “rồi đi luôn” đã đến lúc phải thay đổi.
Phải nghiêm túc nhìn lại, quá khứ gây dựng hình ảnh du lịch Đắk Lắk dựa trên những giá trị lịch sử, văn hóa… bản địa đều chỉ để thỏa trí tò mò, hiếu kỳ của du khách là chính. Những điểm đến “xem voi” ở Buôn Đôn; ngắm thác, rừng… gây hứng thú cho du khách vài lần, sau đó, họ tự xem mình đã trải nghiệm đủ sắc màu Tây Nguyên, không muốn quay lại.
Video đang HOT
“Chúng ta phải thay đổi, phải trở thành những điểm hẹn khám phá mới, đưa ra những trải nghiệm xác thực hơn về các giá trị cảm xúc cho cộng đồng, mới có thể làm du khách bị thuyết phục quay lại”, ông Hà nhấn mạnh. Suy nghĩ này của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk thực tế “ăn khớp” vấn đề “cải tổ du lịch” mà Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cảnh báo từ sau đại dịch. Những thông tin dè dặt của du khách, nhất là du khách nước ngoài về du lịch “đám đông”, những yêu cầu mới về chất lượng các tour tuyến, định vị cho du khách tìm hiểu đúng những giá trị sâu sắc hơn không chỉ là những “cuộc dạo chơi” hời hợt, thiếu chất liệu văn hóa đời thường với du khách… đang đòi hỏi ngành du lịch các tỉnh thành phải thay đổi. Kể cả một số hoạt động lễ hội văn hóa các địa phương, nếu cứ đi theo kịch bản dàn trải, na ná nhau từ khai mạc đến bế mạc, chỉ khiến du khách nhận thấy những hình thức lòe loẹt, ồn ào bên ngoài mà không đọng lại gì, cũng không thể chấp nhận được nữa. Theo đó, các sản phẩm du lịch cần phải “đóng đinh” giá trị trải nghiệm, phải là những điểm hẹn khám phá thực thụ mang lại cảm xúc, hứng khởi và công nhận được thỏa mãn, để du khách chấp nhận quay lại lần sau.
Du lịch Đắk Lắk, vì thế nên chuyển dịch vào chiều sâu những giá trị khai thác, những chất liệu “riêng có” của vùng đất này. Phác thảo sơ lược từ ông Hà cho thấy, đó chính là nền tảng văn hóa truyền thống lâu đời, tính địa hình độc đáo, và những điểm nhấn sinh thái môi trường bền vững của đại ngàn hùng vĩ.
Thiếu nữ Êđê bên bến nước. Ảnh: Hữu Hùng
Đưa du khách vào những khát vọng!
Có thể, đây là một dạng slogan mới của Tây Nguyên: cần để du khách tận hưởng đúng những khát vọng đại ngàn. Đó là cơ hội được tìm hiểu, tiếp cận, và cả trực tiếp tham gia vào những hoạt động văn hóa đậm chất Tây Nguyên, từ âm thanh cồng chiêng đến những lời ru kể mặn mà của người dân tộc, từ sắc màu thổ cẩm đến cảnh tượng chan hòa sinh hoạt “người và voi”, “người đã khuất và bếp lửa đang cháy sáng”… Du khách sẽ được nếm trải trọn vẹn những cảm xúc tâm hồn, giai điệu núi rừng, mới cảm thấu được hương vị những món ăn rừng núi, màu hoa cà phê, sắc bột ca cao, mùi vị sầu riêng… rồi ao ước và hài lòng khi đến với mảnh đất này.
Không dừng ở đó, Tây Nguyên phải khai thác được những mỏm núi cheo leo, những con đường khúc khuỷu, những dốc đá ẩn dưới tán rừng xanh ngát… Đó là cơ hội cho những cuộc đua xe thể thao địa hình, những tour trải nghiệm xuyên đại ngàn, những hành trình vượt thác… Theo ông Hà, bao lâu nay, những gì bí ẩn và hiểm trở của Tây Nguyên vẫn chưa được khai phá, giờ phải đến lúc đánh thức các giác quan mạnh mẽ cho du khách. Du lịch Đắk Lắk cần nắm bắt đúng ý tứ này, để huy động tốt những cơ hội từ du lịch mạo hiểm qua thể thao, phối hợp nghiên cứu những tour tuyến mới, đồng hành những giải đua, giải đấu, những kịch bản sáng tạo về nét đẹp hoang sơ núi rừng… Tại sao không có những giải thưởng chụp ảnh khai thác cảnh sắc lạ lùng nơi phố núi, những giải marathon ngang qua những buôn làng Tây Nguyên, những chiếc xe đạp, môtô địa hình trượt trên những đồi cà phê hay khoảnh vườn sầu riêng? Khai thác những khung cảnh, thực tiễn độc lạ này chẳng phải là tận dụng tốt những nét “riêng có” của Tây Nguyên, mà tạo nên những giá trị du lịch mới, cuốn hút cộng đồng hay sao?
Du khách chèo thuyền chinh phục thác Dray Nur. Ảnh: Minh Thông
Cuối cùng, khi đã lắng nghe được tiếng chiêng đại ngàn, thấy được những cung đường vượt thác, du khách sẽ có thể quay về cảm nhận cuộc sống đời thường ở người dân Tây Nguyên, qua những tour du lịch canh nông, du lịch vườn trồng… Những trang trại nông sản với quy trình chăm sóc thời vụ, những quy trình thu hoạch, chế biến, ra sản phẩm đặc thù, những nhà máy công nghiệp chuyên sâu… đều rất có thể trở thành điểm tham quan, trải nghiệm cho du khách.
Tất cả sẽ là những không gian khám phá mới, những cảm xúc độc đáo, làm giàu kiến thức cho chính du khách gần xa, và chắc chắn trở thành điểm hẹn hấp dẫn, ấn tượng, mỗi ngày một lan tỏa, phát triển và để du lịch Đắk Lắk tỏa sáng!
Bản Tèn - Những trải nghiệm mới hấp dẫn du khách
Nằm ở độ cao 1.200m so với mực nước biển, cách trung tâm huyện khoảng 28km về hướng Bắc, Bản Tèn, xã Văn Lăng là bản vùng cao và xa nhất của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Nơi đây với không gian cảnh quan tuyệt đẹp cùng những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông đã tạo ra điểm nhấn và sức hút với du khách tham quan.
Tôi cùng đồng nghiệp đã có một buổi trải nghiệm vô cùng ấn tượng tại bản Tèn vào một ngày đầu thu. Hành trình của chúng tôi bắt đầu từ 6h30 sáng, xuất phát từ thành phố Thái Nguyên, chúng tôi di chuyển bằng ô tô mất khoảng 1h đồng hồ. Về cơ bản thì cung đường cũng không quá khó đi, ngoại trừ một số đoạn dốc, thử thách tay lái, nhưng chính điều này cũng đem lại những trải nghiệm thú vị. Hôm chúng tôi đi tiết trời mưa nhỏ, mây mù bao phủ suốt quãng đường di chuyển trên địa bàn xã Văn Lăng (khoảng 10 km). Dọc đường là những dải núi trùng điệp, mây trắng vờn quanh, khung cảnh thật hùng vĩ, khiến trong đoàn chúng tôi ai nấy đều phải trầm trồ, nhắc nhau dừng xe để ghi lại những khoảnh khắc đẹp tại địa phương. Chúng tôi không nghĩ rằng mình lại có một buổi đi săn mây thú vị đến vậy. Mải ngắm cung đường và những nếp nhà sàn bên núi, chẳng mấy chốc chúng tôi đã đến với bản Tèn.
Thu hoạch hoa sâm cùng bà con - Một trải nghiệm khá thú vị.
Điểm đầu tiên chúng tôi dừng chân trải nghiệm là các thung lũng sâm Bố Chính. Để có được những trải nghiệm tại các thung lũng sâm, đoàn đã phải đi bộ theo đường mòn ven núi, băng qua những cánh đồng và những nương ngô xanh mướt, khoảng 15 - 20 phút. Hiện ra trước mắt chúng tôi là những vườn sâm nở rực bên những dải núi đá, cũng với đó hàng trăm phiến đá, xếp trồng lên nhau một cách tự nhiên tạo thành cảnh đẹp kỳ thú không chỉ có giá trị về cảnh quan mà còn ẩn giấu bao điều độc đáo về kiến tạo địa chất. Với diện tích khoảng 5 ha, được trồng ở 3 thung lũng, sâm Bố Chính chính là sản phẩm tâm huyết của Công ty Cổ phần Vginseng (tiền thân là Công ty TNHH Son Ngọc, được thành lập năm 2018) tại bản Tèn. Được biết, đây là đơn vị đầu tiên nghiên cứu, trồng, sản xuất và phân phối sâm Bố Chính tại Thái Nguyên và cũng là đơn vị đầu tiên đưa mô hình trồng sâm lên núi đá bản Tèn. Hiện nay, dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của Công ty Cổ phần Vginseng, đã có khoảng 10 hộ dân tại bản Tèn tham gia vào mô hình trồng sâm. Sâm đã được triển khai trồng cách đây 3 năm và nhận được những kết quả rất khả quan. Nghiên cứu và thực tế cho thấy, sâm trồng trên núi đá bản Tèn, quanh năm mây phủ, không khí trong lành, biên độ ngày đêm lý tưởng cùng chất mùn hữu cơ tự nhiên rất phù hợp cho cây sâm sinh trưởng, phát triển và cho ra dược tính cao của sâm núi đá.
Hoa sâm thường được bà con thu hái vào buổi sớm khi mặt trời chưa lên.
Vào vườn sâm, chúng tôi được tận mắt chứng kiến bà con đang thu hoạch hoa sâm (cây sâm ở đây đang vào kỳ thu hoạch hoa). Hoa sẽ được hái vào buổi sớm khi mặt trời chưa lên để về chế biến làm trà hoa sâm - Một thức uống khá bổ dưỡng dành cho mọi người. Hoa sâm mỗi năm thu hoạch được 1 lần và kéo dài khoảng 2 tháng. Check in bên những thung lũng sâm trải dài, rực rỡ và hòa mình trải nghiệm thu hái hoa sâm cùng bà con khiến trong đoàn ai nấy đều ấn tượng.
Thưởng trà hoa sâm cùng bà con.
Sau khi tham và trải nghiệm tại thung lũng sâm, chúng tôi tiếp tục lên xe và di chuyển đến trung tâm của xóm bản Tèn. Điểm nhấn của khu trung tâm chính là những cánh đồng ruộng bậc thang xen lẫn những hàng cây cọ cổ thụ và các nếp nhà đơn sơ của người dân. Bản Tèn hiện có trên 140 hộ dân với hơn 700 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống và còn giữ được những nét văn hóa đặc trưng. Chính điều nay cũng tạo nên nét hấp dẫn, cuốn hút với du khách tham quan.
Khung cảnh xanh mướt và bình yên tại bản Tèn.
Dạo quanh tại những thửa ruộng bậc thang, chúng tôi cảm nhận một màu xanh bát ngát của cánh đồng lúa đang thì con gái, một mùi hương thơm ngát của lúa lan tỏa khắp không trung. Đâu đó là âm thanh tiếng nước chảy dẫn từ những dòng suối về ruộng. Thỉnh thoảng lại xuất hiện những tảng đá bên những thửa ruộng, vô hình đã tạo ra những điểm nhấn, chiếu nghỉ cho du khách khi đến tham quan tại đây.
Có thể khẳng định, bản Tèn hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, trải nghiệm. Và mùa thu có lẽ cũng là mùa đẹp nhất để du khách đến bản Tèn. Đây là thời điểm những thửa ruộng bậc thang đang màu xanh mướt và sắp tới là mùa lúa vàng. Cùng với đó, bạn sẽ được trải nghiệm bên những thung lũng sâm Bố Chính rực rỡ sắc màu. Bản Tèn - Không gian cảnh quan và những trải nghiệm có một không hai tại Thái Nguyên đang chào đón du khách. Nếu chưa từng một lần đến với nơi này thì hãy lên lịch đi thôi, đặc biệt trong kỳ nghỉ lễ 2/9.
Mùa săn mây lý tưởng ở xứ Tuyên Mùa thu là thời điểm bắt đầu cho du khách đi săn mây thích hợp trong năm. Các chuyến đi đến các bản làng vùng cao của các phượt thủ cứ tăng dần. Để săn mây thành công du khách phải chọn được địa điểm check - in thích hợp, thường vào buổi sáng. Theo kinh nghiệm của các nhiếp ảnh gia, ngày...