Du lịch Đà Nẵng qua những cây cầu độc đáo
Cầu Rồng biết phu lửa; cầu khác lại có thể quay để tàu lớn đi qua,… những cây cầu có kiến trúc độc đáo, tạo nên vẻ đẹp sông nước cho thành phố Đà Nẵng.
Cầu Rồng tạo nên điểm nhấn cho du lịch Đà Nẵng. thu hút đông đảo du khách đến xem rồng phun lửa.
Cầu Rồng được khởi công xây dựng ngày 19/7/2009, sau gần 4 năm thi công cầu Rồng được khánh thành đưa vào sử dụng ngày 29/3/2013. Cầu Rồng có chiều dài 666,5 mét, nặng gần 9.000 tấn, 6 làn xe, 5 nhịp, hai làn đường dành cho người đi bộ với tổng vốn đầu tư 1.739 tỷ đồng. Cầu Rồng bắc qua Sông Hàn tại vị trí rất đắc địa, nối sân bay Đà Nẵng với bãi biển tuyệt đẹp.
Cầu Rồng có kiến trúc độc đáo mô phỏng hình con rồng thời Lý mạnh mẽ vươn ra biển, trở thành điểm nhấn quan trọng, là biểu tượng kiến trúc của thành phố. Nét đặc trưng của cầu dễ phân biệt đó là mô hình hệ thống kết cấu dầm thép dưới dạng một con rồng bay qua sông Hàn, hướng ra biển. Đây được cho là thiết kế độc đáo chưa từng có trên thế giới về kết cấu chịu lực là sự kết hợp giữa dầm thép, vòm thép và dầm bê tông.
Điểm nổi bật nữa của cầu Rồng là du kah1ch có thể chiêm ngưỡng rồng phun lửa, phun nước vào mỗi tối thứ 6, thứ 7, chủ nhật lúc 21h. Một cảnh tượng rất đẹp mà du khách không nên bỏ qua.
Cầu Rồng nhìn từ trên bờ.
Tự hào là “con Rồng, cháu Tiên”, một mô phỏng của hình dáng Rồng sẽ mang lại niềm tự tin cho cư dân địa phương. Thêm nữa, Long và Phụng là hai linh vật trong tâm niệm của người Á Đông, nếu nhìn sang cầu Trần Thị Lý mới, du khách sẽ thấy hình dáng của chim Phụng với 2 sải cánh bay bổng và thân mình hướng lên trên. Thêm một linh vật Rồng sẽ tô điểm thêm cho cảnh quan và niềm tự hào nơi mảnh đất này.
Cầu quay sông Hàn được người dân và du khách biết đến là cây cầu có thiết kế độc đáo vì có thể xoay 90 độ. Dù vậy, thời khắc cầu Sông Hàn quay không phải ai cũng có dịp được trực tiếp nhìn ngắm vì hoạt động này diễn ra khá khuya.
Cầu quay đầu tiên và cũng là duy nhất tại Việt Nam.
Ban đầu, cây cầu được thiết kế với hệ thống quay nhằm mục đích phục vụ giao thông đường thủy, giúp cho tàu lớn thuận tiện qua lại. Lâu dần, cây cầu trở thành một địa chỉ hút khách về đêm như một biểu tượng của TP. Đà Nẵng.
Video đang HOT
Cầu quay Sông Hàn là chiếc cầu quay đầu tiên của cả nước, khánh thành năm 2000. Cầu có chiều dài 487,7m và rộng 12,9m, gồm 11 nhịp nối liền hai tuyến đường trung tâm.
Ngoài mục đích giao thông, cầu sông Hàn còn có giá trị to lớn về mặt thẩm mỹ mà nhiều người nói rằng, nó đẹp như một bức tranh vẽ giữa lòng thành phố. Chiếc cầu quay đặc biệt này do đội ngũ chuyên gia, kỹ sư Việt Nam thiết kế, thi công giai đoạn 1998 – 2000. Điều đáng nói hơn nữa là kinh phí xây dựng Cầu Sông Hàn được sự ủng hộ, đóng góp của nhân dân thành phố chiếm 30% trong tổng số kinh phí xây dựng là 117 tỷ đồng.
Trục xoay đã đưa nhịp cầu ở giữa lệch khỏi mặt cầu. Ảnh: Hữu Tú
Để ghi nhận sự đóng góp của nhân dân thành phố, tên của những người có nhiều đóng góp xây cầu được khắc vào bảng đồng, gắn trang trọng trên thành cầu phía đường Bạch Đằng.
Cầu Trần Thị Lý được thiết kế độc đáo với tạo hình và định vị cho trụ tháp chính cao 145 mét nghiêng 12 độ về phía Tây gồm 3 mặt dây phẳng.
Cầu Trần Thị Lý vốn là cầu đường sắt, thời Pháp thuộc cầu được gọi là De Lattre de Tassigny, sau đó đổi tên thành cầu Trịnh Minh Thế, nằm cách cầu Nguyễn Văn Trỗi khoảng 20m về phía thượng lưu. Sau năm 1975, cầu được đặt tên là cầu Trần Thị Lý, và được nâng cấp thành cầu đường bộ, cùng với cầu Nguyễn Văn Trỗi làm nhiệm vụ thông thương, nối liền hai bờ sông Hàn.
Cầu rất đẹp, đặc biệt là về đêm, muôn ngàn màu sắc làm rực rỡ cả một dòng sông.
Điểm đặc biệt trong sơ đồ kết cấu của công trình cầu Trần Thị Lý chính là trụ tháp đơn, nghiêng 120 nhưng không có thiết kế dạng ngàm cứng như các cầu dây văng thông thường, mà được liên kết cứng với dầm mặt cầu và tựa trên trụ S5 thông qua gối cầu hình chỏm cầu với sức chịu tải lên đến 25 nghìn tấn, là tải trọng lớn nhất thế giới hiện nay, để giảm kích thước bệ móng, tiết kiệm vật liệu.
Nhiều công nghệ mới, hiện đại được ứng dụng trong quá trình thi công cầu Trần Thị Lý như: thi công dầm hộp bằng công nghệ đà giáo đẩy, ván khuôn trượt; thi công lắp đặt gối chậu có tải trọng thuộc loại lớn nhất trên thế giới.
Địa điểm ngắm hoàng hôn siêu lãng mạn tại Đà Nẵng
Đà Nẵng được mệnh danh là 'thành phố đáng sống' của Việt Nam và còn có những danh thắng đẹp như tranh vẽ thu hút bất kỳ du khách nào đến đây.
Với vị trí lý tưởng cạnh biển và bao quanh là núi, Đà Nẵng có rất nhiều địa điểm để bạn có thể chiêm ngưỡng khung cảnh mặt trời lặn xuống đường chân trời tuyệt đẹp. Hãy xem bài viết dưới đây để lưu lại cho mình những địa chỉ "uy tín" để có cho mình những bức hình hoàng hôn siêu đẹp nhé.
1. Cầu Nguyễn Văn Trỗi
Cầu Nguyễn Văn Trỗi
Là một trong những cây cầu lâu đời nhất nối hai bên sông Hàn chảy qua Đà Nẵng, cầu Nguyễn Văn Trỗi hiện chỉ dành cho người đi bộ, được người dân địa phương và các cặp đôi yêu nhau thường xuyên đi dạo ngắm hoàng hôn dọc bờ sông tuyệt đẹp.
Ghé thăm cầu vào khoảng 5 giờ chiều, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp khi mặt nước nhuộm một màu cam lấp lánh và những tòa nhà chọc trời từ từ được thắp sáng ở hai bên.
2. Biển Mỹ Khê
Biển Mỹ Khê
Chiều tà chính là khoảnh khắc ráng chiều đỏ rực một góc trời, những tia nắng nhẹ dịu cuối ngày, bao trùm toàn bộ mặt biển, tạo nên khung cảnh lấp lánh ánh bạc mà tưởng chừng như bạn chỉ được chiêm ngưỡng trên phim ảnh. Hoàng hôn cũng là thời điểm thu hút nhiều nhất những cặp tình nhân, gia đình, dạo bước trên bờ biển, để được cảm nhận những cơn gió mát lạnh đến tê người, xua tan đi cái nắng nóng oi bức của mùa hè.
Chắc chắn, khi đến với Đà Nẵng, bạn sẽ chẳng thế nào bỏ qua dịp được thả hồn mình vào thiên nhiên, ngắm bình minh, hoàng hôn đẹp mê hồn tại biển Mỹ Khê đâu.
3. Cầu Thuận Phước
Hoàng hôn tại cầu Thuận Phước
Đi lên phía bắc dọc theo sông Hàn, bạn sẽ sớm thấy mình bên dưới cầu Thuận Phước. Tọa lạc tại vị trí sông Hàn đổ ra biển, khu vực xung quanh cầu mang đến không khí trong lành và tầm nhìn rộng mở hơn những gì bạn có thể tìm thấy ở các vị trí ven sông khác trong trung tâm thành phố.
Trữ tình và lãng mạn - đây chính là 2 từ chính xác nhất để miêu tả vể đẹp của hoàng hôn cầu Thuận Phước. Vào khoảnh khắc mặt trời dần xuống núi để lại mênh mông sắc vàng cam ấn tượng và chiếu những tia nắng cuối cùng xuống tàu thuyền neo đậu xung quanh, có thể bạn sẽ cảm thấy một chút bồi hồi, một chút bâng khuâng dẫu trong lòng chẳng hề có nỗi buồn nào cả.
4. Rạn Nam Ô
Hoàng hôn buông trên rạn san hô Nam Ô, Đà Nẵng.
Ở cửa sông Cu Đê là rạn san hô Nam Ô. Một lần nữa nói lại, vì khu vực này không có nhiều hoạt động du lịch nên cụm đá ven biển và làng chài gần đó sở hữu vẻ đẹp nguyên sơ thu hút ngay lập tức bất kỳ ai "lỡ" lang thang đến đây.
Bên cạnh việc chiêm ngưỡng những tảng đá phủ đầy rêu xanh trông đặc biệt mê hoặc vào lúc hoàng hôn và mang về nhà vài tấm ảnh check in độc lạ, hãy đến đây để ngắm nhìn sinh vật biển đầy màu sắc qua làn nước trong vắt và hưởng thụ không khí trong lành.
5. Bán đảo Sơn Trà
Với tầm nhìn rộng mở ra đại dương và Đà Nẵng phía chân trời, bán đảo Sơn Trà là một địa điểm ngắm hoàng hôn được săn lùng nhiều nhất gần trung tâm thành phố. Nơi đây chính là địa chỉ tuyệt vời để bạn tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên cùng những trải nghiệm thú vị mà hiếm nơi nào có được, trong đó có ngắm bình minh và hoàng hôn tại đỉnh Bàn Cờ.
Từ đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng những khoảnh khắc cuối ngày đầy rực rỡ với những tia nắng chiều nhuốm đỏ biển khơi. Cả một vùng trời và biển cả dường như được dát lên một tầng vàng ròng đầy tráng lệ và huyền ảo khiến người ta cảm thấy vừa hư vừa thực.Ngồi lặng mình trên một phiến đá lớn, phóng tầm mắt ra xa và ngắm nhìn cảnh vật, bạn sẽ muốn khoảng thời gian này dừng lại thật lâu, thật lâu hơn nữa.
Quảng Bình phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới lạ, độc đáo Năm 2023, ngành du lịch Quảng Bình đặt mục tiêu đón từ 3-3,5 triệu lượt khách nhưng đến nay đã có gần 3,7 triệu lượt du khách đến với tỉnh này. Ngày 21-9, ông Nguyễn Ngọc Quý, Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2023, ngành du lịch tỉnh này đã vượt mức chỉ tiêu kế...