Du lịch cộng đồng trên Vịnh Hạ Long: Tạo sinh kế cho người dân chài
Hơn 300 hộ dân sinh sống trong vùng lõi của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đã di dời lên bờ định cư từ năm 2014. Tuy nhiên, ngư dân các làng chài nơi đây vẫn đang đóng góp tích cực cho du lịch cộng đồng trên Vịnh Hạ Long, với những sản phẩm đặc biệt thu hút du khách.
Du lịch cộng đồng trên Vịnh Hạ Long được định hình với mô hình hợp tác xã dịch vụ chèo thuyền nan đưa du khách tham quan làng chài Cửa Vạn, Vung Viêng, Ba Hang.
Khu vực Vung Viêng hiện có gần 100 lao động đang làm việc cho Hợp tác xã Dịch vụ du lịch vạn chài Hạ Long, với khoảng 60 thuyền nan thường xuyên hoạt động, đưa đón khách tham quan làng chài. Hợp tác xã được thành lập từ năm 2008, vận hành theo cơ chế nhà nước quản lý, doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ và ngư dân làng chài là nguồn nhân lực chính tham gia.
Trên hành trình chèo đò đưa du khách tham quan Vung Viêng bằng thuyền nan, mỗi người dân làng chài trở thành một hướng dẫn viên giới thiệu cho du khách về cảnh quan, lịch sử làng chài và đời sống cư dân bản địa.
Bên cạnh đó, du khách được ghé thăm ngôi nhà sinh hoạt cộng đồng và mô hình lớp học làng chài Vung Viêng khi xưa – nơi tái hiện những nét sinh hoạt của cư dân làng chài; thăm khu nuôi cấy ngọc trai tự nhiên với quy trình do các chuyên gia Nhật Bản chuyển giao. Nghề nuôi trai lấy ngọc không những tạo thêm thu nhập cho ngư dân làng chài Vung Viêng mà còn là điểm đến khám phá thú vị cho khách du lịch.
Du khách tham quan nhà bè nuôi trồng thủy sản tại khu vực Vung Viêng
Hiện Vung Viêng cũng là địa điểm duy nhất trên Vịnh Hạ Long được thí điểm thực hiện mô hình nuôi trồng thủy sản với 7 nhà bè đang hoạt động dưới sự quản lý của hợp tác xã. Đây là điểm đến được du khách rất yêu thích khi họ có thể ghé vào các nhà bè, tìm hiểu về cách thức nuôi trồng thủy sản trên Vịnh Hạ Long, tự tay cho cá ăn. Mô hình này vừa tạo sinh kế cho ngư dân, vừa là cách để khôi phục lại hồn cốt làng chài thông qua hoạt động sản xuất.
Cùng với Hợp tác xã Dịch vụ vận tải du lịch Vạn chài Hạ Long ở khu vực Vung Viêng, trên Vịnh Hạ Long còn có Hợp tác xã Vạn chài Con đò cổ tích ở khu vực Ba Hang với mô hình hoạt động tương tự, cung cấp các dịch vụ chèo đò du lịch, chèo kayak.
Khi tham gia các hợp tác xã vạn chài, nhân viên hợp tác xã được trang bị đồng phục, đeo thẻ phù hiệu, đăng ký đăng kiểm các phương tiện và phải công khai niêm yết giá dịch vụ. Họ cũng được trang bị kiến thức về du lịch, cứu hộ cứu nạn khi cần thiết. Nhờ đó chất lượng phục vụ du khách được nâng cao. Mỗi ngày hợp tác xã đón khoảng 200-300 lượt khách, thu nhập hàng tháng của các thành viên trung bình trên 4 triệu đồng.
Ông Tăng Văn Phiến, Chủ nhiệm Hợp tác xã Dịch vụ du lịch Vạn chài Hạ Long cho biết: Chúng tôi thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về vệ sinh môi trường, bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, trình độ Tiếng Anh, nâng cao văn hóa ứng xử cho người dân làng chài để họ có thể giao tiếp tự tin với du khách.
Video đang HOT
Trên mỗi thuyền nan còn có dụng cụ vớt rác để làm sạch môi trường Vịnh
Khi du lịch cộng đồng phát triển, mỗi người dân làng chài không chỉ biết làm du lịch mà còn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường Vịnh. Trên mỗi con thuyền chở khách du lịch đều có sẵn vợt hoặc túi đựng để vớt rác, tạo dựng một hình ảnh đẹp trong mắt du khách.
Ông Vũ Văn Hồng, Tổ trưởng Tổ chèo đò, Hợp tác xã Dịch vụ du lịch Vạn Chài Hạ Long chia sẻ: Khi mô hình du lịch cộng đồng trên Vịnh phát triển, mọi người dân làng chài đều rất tích cực tham gia chở khách du lịch và có ý thức hơn trong việc dọn rác để làm sạch môi trường Vịnh Hạ Long.
Chị Vũ Thị Bích, xã viên HTX Vạn chài Con đò cổ tích hào hứng kể: Hàng ngày, mình được chở khách du lịch đi thăm khu vực Ba Hang, trực tiếp trò chuyện với họ bằng Tiếng Anh, cảm thấy rất là vui, cuộc sống thu nhập ổn định. Mình cũng rất mong du lịch sẽ tiếp tục phát triển để người dân chài như chúng mình tiếp tục được gắn bó với biển và giữ lại được những nét đẹp của làng chài như trước kia.
Lớp học Tiếng Anh cho ngư dân làng chài.
Tại khu vực Cửa Vạn, ngoài dịch vụ chèo đò, người dân làng chài còn tham gia vào các hoạt động biểu diễn hát giao duyên, trình diễn đan lờ, đan lưới, sửa chữa ngư cụ phục vụ du khách tại Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn. Những mô hình du lịch như thế này không chỉ tạo việc làm cho ngư dân, giúp du lịch Quảng Ninh không phụ thuộc mùa vụ mà còn góp phần phát triển du lịch cộng đồng từ vùng lõi di sản, hướng tới phát triển bền vững theo định hướng của tỉnh Quảng Ninh, nơi mỗi người dân đều được hưởng lợi từ du lịch.
Du lịch Na Hang, Tuyên Quang không thể không ghé thác Khuổi Nhi
Hồ Na Hang, Tuyên Quang được ví như Vịnh Hạ long giữa đại ngàn đang dần trở thành điểm du lịch trải nghiệm thú vị của các gia đình trong những ngày hè oi ả.
Lòng hồ Na Hang. Ảnh: Báo Tuyên Quang
Hồ Na Hang cách thành phố Tuyên Quang 110km về phía Bắc. Nơi đây là điểm hội tụ của hai con sông Gâm và sông Năng với dòng chảy hiền hòa. Lòng hồ được bao quanh bởi 99 ngọn núi nhấp nhô trùng điệp tạo nên một bức tranh thủy mặc làm say đắm biết bao trái tim của du khách.
Du lịch lòng hồ. Ảnh: Báo Dân tộc
Du lịch hồ Na Hang, bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên xanh mát, bình yên giữa đại ngàn. Hồ rộng 8.000 ha như một chiếc gương khổng lồ phản chiếu những tia nắng rực rỡ giữa làn nước xanh màu ngọc bích. Tới đây bạn sẽ được trải nghiệm câu cá, nấu ăn ven hồ, cắm trại, bơi thuyền nan, chèo thuyền Kayak.
Khi màn đêm buông xuống, mặt hồ lại dập dềnh theo những con sóng phản chiếu ánh đèn từ thuyền bè của ngư dân. Du khách có thể tham gia xem ngư dân đánh bắt cá, giăng lưới, bỏ đó...Sáng ra có thể ngắm và chụp ảnh bình minh trên hồ.
Thế nhưng, đặc biệt ấn tượng nhất có lẽ là hành trình khám phá và chinh phục thác Khuổi Nhi - một ngọn thác đặc biệt của Vịnh Hạ Long giữa đại ngàn.
Thuyền đưa du khách tới bìa rừng chuẩn bị chinh phục thác Khuổi Nhi. Ảnh: báo Tuyên Quang
Để đến được thác Khuổi Nhi du khách cần phải đi thuyền trên hồ thủy điện Na Hang để đặt chân tới khu rừng giữa lòng hồ. Con đường chinh phục ngon thác hùng vĩ hoang dại xứ Tuyên này không khó nhưng cũng không hề đơn giản. Chặng đường khá dài 3km kể từ đỉnh thác cho tới bến thuyền là một thử thách cho du khách.
Tuy nhiên bạn có thể khám phá từng phần của con thác bởi nơi đây được chia ra thành từng bậc như nấc thang của đại ngàn. Các bậc thang cứ hướng cao dần về phía đỉnh, dọc theo 2 bên là muôn loài thực vật vô cùng phong phú của rừng nguyên sinh Na Hang.
Du lịch thác Khuổi Nhi, Na Hang cần tránh mùa mưa lũ từ tháng 7 tới tháng 10. Thời điểm đẹp nhất là vào đầu mùa hè, từ tháng 5 tới cuối tháng 6. Sau khi những cơn mưa dầu mùa trút xuống, bầu trời trong xanh nắng đẹp, nước lòng hồ xanh ngắt. Và hòa mình vào con thác Khuổi Nhi kiêu sa tuôn chảy dòng nước mát lành.
Thác Khuổi Nhi nhìn từ trên cao.
Theo Ban Quản lý Khu du lịch sinh thái Na Hang, thác Khuổi Nhi đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn trên vùng lòng hồ. Đơn vị đã tiến hành khảo sát, làm các bậc lên thác một cách thuận tiện, an toàn. Hệ thống cây xanh, rừng nguyên sinh được bảo vệ nguyên trạng, tránh tác động của con người.
Ở thác Khuổi Nhi còn có một đặc sản không đâu có được, là phần thưởng dành cho những người chinh phục được ngọn thác. Đó chính là cảm giác ngâm mình dưới làn nước mát và được cá mát-xa rỉa chân. Đây là loại cá nhỏ, sống ở vùng thác nước trên núi cao, chịu được tốc độ dòng chảy lớn nên có cấu tạo đặc biệt.
Đầu cá nhọn, thân dài mình mỏng, miệng cá được cấu tạo có thể bám chắc vào cây hoặc vách đá. Thức ăn chủ yếu của chúng là rong rêu, phù du. Khi du khách ngâm chân xuống nước, đàn cá sẽ nhẹ nhàng rỉa sạch lớp da chết, tạo cảm giác "buồn buồn", thư thái.
Thác Khuổi Nhi - Ảnh: báo Tuyên Quang
Du khách cũng có thể tham gia trải nghiệm nhảy thác Khuổi Nhi hoặc đu dây qua thác dành cho những ai thích cảm giác mạnh.
Theo trang du lịch Na Hang, các tour du lịch Thác Khuổi Nhi có giá vé vào khoảng từ 300 - 700 ngàn đồng tùy theo từng thời điểm bao gồm trọn gói các trải nghiệm, chi phí di chuyển và bảo hiểm du lịch. Tuy nhiên, để tiết kiệm nhất, du khách nên đi theo tour du lịch gồm nhiều địa điểm du lịch ở Na Hang để có cái nhìn toàn vẹn về vùng đất, con người và những danh lam thắng cảnh của xứ Tuyên.
Du lịch Na Hang, Tuyên Quang không thể không ghé thác Khuổi Nhi
Từ Hà Nội du khách đi Na Hang khoảng 300km, đi xe khách tới thẳng khu du lịch hoặc đi xe cá nhân. Nếu tự lái bạn có thể đi cao tốc Nội Bài - Lào Cai rồi rẽ ra ở nút IC9 rồi quay ra quốc lộ 2 thẳng tới Tuyên Quang.
Chúc bạn có một trải nghiệm thú vị khi du lịch Na Hang, chinh phục ngọn thác Khuổi Nhi thơ mộng hoang dại và đáng nhớ.
Khám phá hang Chà Lòi, Quảng Bình Dưới chân dãi núi đá vôi phía tây bắc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, cũng có hệ thống hang động tuyệt đẹp được được đưa vào khai thác gần đây - hệ thống hang Chà Lòi ở xã Ngân Thủy. Hang Chà Lòi, xã Ngân Thủy có hệ thống hang động tuyệt đẹp. Dưới chân dãi núi đá vôi phía tây bắc...