Du lịch caravan: “Món mới” của du lịch Thủ đô
Nhằm tạo sản phẩm du lịch mới cho du lịch Thủ đô và chuẩn bị Diễn đàn liên kết triển khai Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Du lịch UNESCO sẽ thực hiện sản phẩm du lịch mới bằng hình thức caravan.
Du lịch caravan đang là trào lưu được nhiều du khách lựa chọn bởi có tính trải nghiệm cao.
Hình thức du lịch giàu trải nghiệm
Du lịch caravan được hiểu là đi du lịch bằng xe ô tô hoặc phương tiện di chuyển cá nhân, theo nhóm từ 2 xe trở lên bằng đường bộ, có thể đi qua nhiều vùng lãnh thổ, quốc gia khác nhau.
Du lịch caravan có sự hấp dẫn riêng, thường dành cho những du khách yêu thích sự trải nghiệm, bởi hình thức này giúp du khách có cảm nhận gần gũi và chân thực khi khám phá cung đường trên hành trình du lịch cũng như văn hóa, “đặc sản” tại các địa phương. Du khách có thể dừng dọc đường cùng cắm trại, nấu nướng, trải nghiệm cảm giác thư thái khi đến những điểm hấp dẫn trên đường đi.
Hiện nay, khá nhiều đơn vị lữ hành tại Việt Nam như Vietravel, Hanoitourist, Du lịch Việt, Tranviet… đã bắt đầu xây dựng sản phẩm du lịch caravan. Hành trình caravan thường là các chuyến đi xuyên Việt. Ngoài ra, nhiều đơn vị đã tính đến khai thác những tuyến đường mới qua Lào – Campuchia – Thái Lan – Malaysia; một số đơn vị còn thực hiện caravan tại các nước châu Âu.
Theo Phó Giám đốc phụ trách Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu, để chuẩn bị Diễn đàn liên kết triển khai Vùng kinh tế miền Trung vào tháng 11 tới đây, dự kiến từ ngày 5 đến 8-11, Sở Du lịch Hà Nội sẽ có hai đoàn famtrip (khảo sát du lịch) tới các tỉnh miền Trung theo hai hình thức là đường hàng không và đường bộ (du lịch caravan) để xây dựng các sản phẩm du lịch có tính trải nghiệm khác nhau cho du khách. Đoàn caravan dự kiến có 50 người tham gia.
Video đang HOT
Chủ tịch Câu lạc bộ lữ hành UNESCO Trương Quốc Hùng cho biết, hiện nay, anh đã kêu gọi được các đơn vị lữ hành thành viên tham gia hưởng ứng, góp xe riêng để phục vụ cho đoàn caravan. “Với nhu cầu thích tự lái xe đi du lịch của rất nhiều du khách hiện nay, du lịch caravan hứa hẹn sẽ là trải nghiệm thú vị, mới mẻ và là lựa chọn hấp dẫn. Hình thức này cho phép du khách không có xe riêng vẫn có thể tham gia”, ông Trương Quốc Hùng nói.
Sẽ được tổ chức bài bản, chặt chẽ
Du khách du lịch bằng hình thức caravan có thể cùng nhau cắm trại, trải nghiệm cung đường đẹp cùng văn hóa, đặc sản địa phương.
Theo ông Trương Quốc Hùng, việc tổ chức du lịch caravan dù khá phổ biến và được ưa chuộng ở nhiều nước nhưng vẫn còn là hình thức du lịch mới ở Việt Nam. Bởi lẽ, để tổ chức được một đoàn du lịch với nhiều xe tự lái, đi có tổ chức là điều không dễ. Với điều kiện giao thông, bến bãi và hạ tầng ở Việt Nam, để tổ chức được một đoàn caravan đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ phương án giao thông, chỗ nghỉ, nơi có thể dừng chân cắm trại cho đến việc bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách.
Mặc dù mới mẻ và có tính đặc thù nhưng ông Trương Quốc Hùng cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể triển khai loại hình du lịch này. Khi đăng ký tham gia với các công ty du lịch, du khách có trải nghiệm thú vị riêng, tính an toàn cao hơn là tự đi.
“Để đưa loại hình du lịch caravan vào khai thác tour, rất cần sự liên kết chặt chẽ với các địa phương, nơi có đoàn caravan đi qua. Chúng tôi sẽ đề nghị các địa phương hỗ trợ lực lượng an ninh để bảo đảm an toàn, an ninh cho du khách. Những điểm du lịch mà đoàn caravan dừng chân cắm trại cũng sẽ được tính toán hợp lý với sự đồng ý của cơ quan quản lý của các địa phương”, ông Trương Quốc Hùng cho biết.
Hình thức du lịch caravan đòi hỏi sự chủ động khá nhiều của khách du lịch, trong đó có nhiều vật dụng thiết yếu khách tự chuẩn bị như đồ nấu ăn, lương thực, thuốc cá nhân… Do đặc thù địa hình và hình thức quản lý du lịch khác với các nước, du lịch caravan tại Việt Nam sẽ được tổ chức quy củ, chặt chẽ hơn. Đơn vị tổ chức phải có trách nhiệm lên lịch trình rõ ràng và thông báo cụ thể với du khách các điểm dừng chân được phép. Khách vẫn được bố trí chỗ nghỉ qua đêm an toàn tại các khách sạn, chỉ dừng chân cắm trại khi đủ điều kiện về an ninh, an toàn.
Nếu được xây dựng thành công, hình thức du lịch này có thể sẽ là sản phẩm mới góp phần tăng tính hấp dẫn cho du lịch Hà Nội, tạo hiệu quả vào chiến lược kích cầu du lịch Thủ đô, phục hồi thị trường.
Quảng Yên: Liên kết để phát triển du lịch MICE
Liên kết trong phát triển du lịch MICE là vấn đề tất yếu đặt ra đối với mỗi địa phương, nhằm khai thác lợi thế tiềm năng để đưa ngành du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Quảng Yên có nhiều lợi thế để phát triển dòng sản phẩm du lịch này.
Vùng đất giàu tiềm năng
Quảng Yên có vị thế cửa ngõ kết nối 3 đô thị lớn: Hải Phòng, Hạ Long, Uông Bí của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có lợi thế để phát triển du lịch - dịch vụ, đặc biệt là du lịch MICE không chỉ phục vụ du khách quốc tế và các địa phương khác trên cả nước trong mối liên kết vùng, mà còn phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, dã ngoại, tham quan, giáo dục của lực lượng lao động nhập cư tham gia phát triển kinh tế ở thị xã đang ngày một gia tăng.
Đoàn 100 doanh nghiệp lữ hành khảo sát kết nối du lịch MICE tại Khu di tích Bạch Đằng, TX Quảng Yên.
Quảng Yên cũng là một trong 4 trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh gồm: Uông Bí - Đông Triều - Quảng Yên, Hạ Long, Vân Đồn - Cô Tô, Móng Cái - Trà Cổ. Vị trí địa lý thuận lợi để thu hút các nguồn khách trong nước và quốc tế qua cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không giúp cho Quảng Yên có lợi thế để phát triển du lịch, dịch vụ và các ngành kinh tế khác. Quảng Yên có trên 200 di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng, nhiều làng nghề, nghề thủ công truyền thống, nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc: Lễ hội Tiên Công, lễ hội Bạch Đằng, lễ hội Xuống Đồng, lễ hội Cầu Ngư...
Quảng Yên còn là nơi có khí hậu trong lành, hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều ngư trường, bãi triều, rừng ngập mặn, nhiều loài hải sản biển ngon phù hợp để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, ẩm thực, du lịch trải nghiệm cộng đồng và du lịch MICE.
Từ những lợi thế trên, Quảng Yên đã đẩy mạnh, liên kết vùng, liên kết giữa các địa phương để phát triển du lịch ở Khu di tích Bạch Đằng với Danh thắng Yên Tử (Uông Bí), di tích nhà Trần (Đông Triều), di tích đền Cửa Ông (Cẩm Phả) thành chuỗi liên kết du lịch tâm linh thông qua các hãng lữ hành đưa khách đến Quảng Ninh, góp phần từng bước định vị thương hiệu du lịch cho Quảng Yên trở thành điểm đến có sức hấp dẫn mới trong tỉnh. Việc liên kết các điểm đến du lịch của Quảng Yên trong chuỗi sản phẩm du lịch tâm linh đã thu hút được số lượng khách ngày càng tăng. Năm 2015 Quảng Yên chỉ đón được 195.000 lượt khách thì năm 2019 đã đón được 515.500 lượt khách, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn (2015 - 2019) tăng 20,7%, doanh thu đạt 361 tỷ đồng.
Đẩy mạnh liên kết
Dù đạt được những kết quả đáng ghi nhận, song có thể thấy việc liên kết phát triển du lịch giữa các điểm đến gắn với phát triển du lịch MICE ở Quảng Yên thời gian qua cũng mới chỉ tập trung vào công tác quảng bá xúc tiến, phát triển ở trong phạm vi của tỉnh, trong khi đó những vấn đề như xây dựng sản phẩm, phát triển nguồn nhân lực, liên kết mở rộng với các tỉnh, thành phố trong cả nước vẫn chưa đạt được nhiều kết quả.
Vị trí của Quảng Yên trong liên kết phát triển du lịch MICE.
Để hướng đến sự chuyên nghiệp và đa dạng hóa sản phẩm, TX Quảng Yên đã sớm ban hành kế hoạch liên kết phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó, thị xã đã chú trọng hợp tác với các doanh nghiệp lữ hành ở trong và ngoài tỉnh. Đầu năm 2020, thị xã đã ký kết chương trình hợp tác toàn diện với lữ hành Saigontourist để liên kết với các địa phương nhằm mở rộng không gian phát triển du lịch, chú trọng khai thác và đưa khách đến tham quan Khu di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng kết nối với Uông Bí, Đông Triều, Cẩm Phả theo chủ đề "Du lịch tâm linh" nhà Trần. Liên kết với Hạ Long phát triển du lịch MICE với các chương trình kết nối khi khách đến với Hạ Long dự hội nghị, hội thảo, hoặc khách quốc tế đến Hạ Long bằng tàu biển, có thêm chương trình tham quan Quảng Yên, trải nghiệm văn hóa cộng đồng, chương trình này đã được lữ hành Saigontourist triển khai thực hiện từ năm 2012.
Để mở rộng không gian liên kết trong phát triển du lịch giữa các điểm di tích, hàng năm, TX Quảng Yên đều có các chương trình xúc tiến du lịch MICE thông qua việc tham gia các sự kiện du lịch của TP Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả và TX Đông Triều, kết hợp với việc mời các doanh nghiệp lữ hành trong nước về khảo sát theo các chương trình Famtrip. Phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và các doanh nghiệp du lịch xây dựng các tour du lịch theo 5 chủ đề: "Con đường di sản", "Du lịch biển", "Du lịch trải nghiệm cộng đồng" "Du lịch lễ hội", "Du lịch ẩm thực".
Những giải pháp để phát triển du lịch MICE
Trên cơ sở những tiềm năng và thực trạng, thị xã Quảng Yên đã xác định những giải pháp để phát triển du lịch MICE, trong đó, vấn đề đầu tiên là cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân về việc phát huy các giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch MICE, qua đó, giới thiệu, quảng bá các nét đẹp văn hóa truyền thống, đặc trưng của địa phương để xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa trọn gói, hấp dẫn. Ví dụ, tìm hiểu nét văn hóa vùng cửa sông Bạch Đằng, Quảng Yên thông qua các lễ hội Tiên Công, Xuống Đồng, Bạch Đằng, hoặc lồng ghép biểu diễn hò biển, hát đúm, hát chèo của địa phương phục vụ các chương trình hội nghị, hội thảo.
Cùng với đó, chú trọng hợp tác với doanh nghiệp, cộng đồng dân cư khai thác các lợi thế về đặc trưng văn hóa của địa phương để xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ khách du lịch MICE. Ví dụ, khi đến với Hạ Long người ta nghĩ ngay đến sản phẩm mỹ nghệ than đá, tham quan Bảo tàng Quảng Ninh vào hầm lò với thợ mỏ, được nghe các làn điệu hát giao duyên trên Vịnh Hạ Long. Đến Đông Triều được trải nghiệm ở làng quê Yên Đức. Đến Quảng Yên trải nghiệm cùng ngư dân đan các ngư cụ đánh bắt hải sản, tham gia các trò chơi dân gian, chèo thuyền nan, thuyền chải, đi thuyền buồm trên sông Bạch Đằng...
Một điều không thể thiếu nữa đó là các địa phương liên kết phát triển du lịch gắn với du lịch MICE cần nghiên cứu xây dựng các thương hiệu và các sản phẩm du lịch mang bản sắc, đặc trưng riêng của mỗi địa phương để sản phẩm không bị trùng lặp. Quan tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực dựa trên các đặc điểm, điều kiện thực tế của các điểm du lịch, điều kiện thực tế ở từng địa phương gắn đào tạo với thực hành. Thường xuyên hợp tác trao đổi kinh nghiệm trong liên kết phát triển du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch và công tác bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch, đảm bảo phát triển bền vững và đảm bảo môi trường kinh doanh du lịch.
Tín hiệu vui của du lịch Thủ đô Theo tin từ Sở Du lịch Hà Nội, trong 4 ngày nghỉ lễ, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt hơn 21.000 lượt, trong đó phần lớn là khách nội địa. Tổng thu từ du lịch đạt 68 tỷ đồng. Nhu cầu nghỉ dưỡng tại một số khu du lịch đạt từ khoảng 60-68%. Đây được xem là tín hiệu vui...