Du lịch bằng hàng không được đưa vào khai thác ở Đông Dương từ khi nào
Ngày 10/4/1929, chiếc thủy phi cơ của Hãng hàng không Pháp cất cánh từ bờ sông Sài Gòn và hạ cánh xuống Phnom Penh trên sông Mekong chỉ sau 2 giờ, trước mặt Tòa Khâm sứ Cao Miên.
Năm 1929, Đông Dương đạt được tiến bộ đáng kể khi khai trương hình thức du lịch bằng đường hàng không và nỗ lực thiết lập tuyến bay Sài Gòn – Angkor. Trước đó, mạng lưới các tuyến hàng không mới chỉ áp dụng trong lĩnh vực bưu chính và thương mại.
Từ tuyến bay Sài Gòn – Phnom Penh – Angkor…
Bài viết hành trình du lịch bằng đường hàng không đầu tiên ở Đông Dương đăng trên Tạp chí Đông Dương (Revue Indochinoise) số 35, tháng 5/1929 cho biết những thông tin về tuyến bay dịch vụ du lịch đầu tiên bằng thủy phi cơ: Sài Gòn – Phnom Penh – Angkor.
Toàn cảnh Sài Gòn đầu thế kỷ 20 do Cục Hàng không Đông Dương chụp từ trên không. Nguồn: Lưu trữ Hải ngoại Pháp.
Bên cạnh đó, bài viết cũng đề cập tới dự định mở tuyến bay thẳng Sài Gòn – Angkor cho những du khách lưu trú ngắn ngày ở Sài Gòn và khai thác những lợi thế của du lịch nơi đây.
Theo bài viết, cuối thập niên 1920, mạng lưới giao thông đường bộ ở Đông Dương dần được cải thiện. Những chiếc đò, phà bắt đầu nhường chỗ cho các cây cầu. Hệ thống khách sạn và nhà nghỉ được xây dựng hoặc mở rộng.
Hoạt động lưu thông được tăng cường bằng các phương tiện giao thông công cộng hoặc xe ô tô cá nhân. Lượng khách du lịch đổ về đây ngày càng nhiều. Và đương nhiên không một du khách nào khi đi qua Viễn Đông mà lại không muốn dừng chân tại Sài Gòn để tới Angkor với những di tích vĩ đại của thành quốc Khmer nổi tiếng.
Tuy nhiên, vấn đề định tuyến là rất quan trọng nhằm giúp khách du lịch có đủ số thời gian cần thiết để ở lại Angkor. Một số hãng du lịch ở Đông Dương đưa ra ý tưởng thiết lập một số dịch vụ cho phép hành khách đi du lịch trên các con tàu lớn có thể dừng chân ở Sài Gòn để đến thăm Angkor và biến khoảng thời gian dừng chân ngắn ngủi của họ ở Đông Dương thành một thú vui thực sự.
Bên cạnh đó người ta còn định nối Angkor với Sài Gòn bằng một chuyến bay thẳng chưa tới 4 giờ đồng hồ. Việc làm này cho phép khách du lịch chiêm ngưỡng bức tranh toàn cảnh huy hoàng của vùng châu thổ Đông Dương và lưu trú tại Angkor đủ lâu để tận hưởng vẻ đẹp của các công trình và toàn bộ di tích.
Kinh nghiệm cho thấy rằng việc đi lại giữa Sài Gòn và Angkor bằng máy bay không còn là điều gì quá lớn lao hay ngoài tầm với nữa mà đã có thể nằm trong tầm tay của mọi người. Ngày 10/4/1929, chiếc thủy phi cơ của Hãng hàng không Pháp đã cất cánh từ bờ sông Sài Gòn và hạ cánh xuống Phnom Penh trên sông Mekong chỉ sau 2 giờ, trước mặt Tòa Khâm sứ Cao Miên.
Buổi chiều cùng ngày, chiếc máy bay tiếp tục lên đường, bay qua sông Mekong, Hồ Lớn và chỉ sau đó 1 giờ 45 phút, nó đã đỗ tại khu vực phía Nam quần thể đền đài Angkor wat. Ngày hôm sau, chiếc máy bay trở lại Sài Gòn cũng theo lộ trình này. Chuyến hành trình kết thúc một cách tốt đẹp mà không gặp phải bất kỳ khó khăn cũng như trục trặc nào.
Đây không gọi là thành tích mà là một cuộc dạo chơi thực sự được thực hiện trong điều kiện tốt nhất, nó cho phép du khách được chiêm ngưỡng cảnh đẹp với một biên độ nhìn rộng lớn mà không một phương tiện giao thông nào có khả năng làm được.
… Đến ý tưởng lập tuyến bay thẳng Sài Gòn – Angkor trong 4 giờ đồng hồ
Cũng theo bài viết, để đi du lịch tại Đông Dương, người ta có thể cân nhắc giữa máy bay thông dụng và thủy phi cơ.
Tuy nhiên, có vẻ như thủy phi cơ là phương tiện được quan tâm đặc biệt tại khu vực châu thổ như Nam Kỳ và Cao Miên nơi mà hệ thống kênh, rạch, sông ngòi tương đối dày đặc, nơi mà dòng sông Mekong rộng lớn ôm chặt mặt đất bằng nghìn cánh tay của nó, nơi mà đâu đâu người ta cũng bắt gặp một hồ nước để có thể hạ cánh…
Đền Angkor.Nguồn: Trang Gallica của Thư viện Quốc gia Pháp.
Cũng chính vì thế mà ông Robbe, quan cai trị – đại diện cho Hãng hàng không Pháp đã lựa chọn thủy phi cơ và lộ trình mà ông ta thông qua sau đó chắc chắn là một trong những điểm hấp dẫn nhất của chuyến đi…
Việc sử dụng thủy phi cơ cho lộ trình Sài Gòn – Angkor và ngược lại mất khoảng 4 giờ đồng hồ trong khung cảnh thú vị nhất; nó cho phép bạn dừng chân ở Phnom Penh và có đủ số thời gian cần thiết để đi khắp thủ đô của Cao Miên, tham quan cung điện, bảo tàng và chùa bạc, và đưa bạn đến tận thành trì của Angkor.
4 giờ đi và 4 giờ về, khách du lịch vẫn có thể dành từ một, hai đến ba ngày cho Angkor tùy theo thời gian sắp xếp. Cách thức du lịch độc đáo, hấp dẫn và nhanh chóng này làm tăng thêm sức hút cho cuộc hành trình tới Angkor và chắc chắn rằng phương thức này sẽ sớm được đưa vào nghiên cứu.
Tuy nhiên trước tiên, cần phải chứng minh đây là chương trình có thể thực hiện được và để làm được điều đó, chuyến bay đầu tiên phải chuyên chở những du khách thực sự…
Bài viết cũng đưa ra khuyến nghị: Ví dụ trên đây thật đáng được tiếp tục theo đuổi, nhất là khi, ngay đầu mùa tới, các dịch vụ sẽ hoạt động thường xuyên hơn và ngày càng có thêm nhiều sáng kiến mới.
Cận cảnh 'tứ đại bảo tàng' của Việt Nam
Đây là bốn viện bảo tàng lâu đời, nổi tiếng bậc nhất thời thuộc địa, và cho đến nay vẫn là những bảo tàng hàng đầu Việt Nam, thu hút lượng du khách ghé thăm đông đảo...
1. Nằm ở số 1 phố Tràng Tiền, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là bảo tàng lâu đời nhất Hà Nội, đồng thời là bảo tàng có quy mô trưng bày lớn nhất Việt Nam. Vào thời thuộc địa, đây là Bảo tàng Louis Finot - Viện bảo tàng của trường Viễn Đông Bác cổ - do người Pháp xây dựng từ năm 1926-1932.
Thời điểm mới được xây dựng, Bảo tàng Louis Finot là một trong những công trình kiến trúc tráng lệ nhất Hà Nội. Được các kiến trúc sư C.Batteur và E.Hébrard thiết kế, Bảo tàng là một đại diện lớn của phong cách Kiến trúc Đông Dương,
Ngày nay Hệ thống trưng bày tại cơ sở chính của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia rộng khoảng 2.000 m2, được chia thành nhiều không gian cho các tuyến tham quan theo chủ điểm và thứ tự thời gian lịch sử. Ngoài ra, Bảo tàng còn cơ sở 2 ở số 216 Trần Quang Khải, Hà Nội.
Theo thống kê, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang lưu giữ và bảo quản khoảng 200.000 hiện vật, tư liệu lịch sử. Đây thực sự là một địa điểm lý tưởng để du khách trong và ngoài nước khám phá lịch sử văn hóa lâu đời và truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
2. Nằm trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Bảo tàng Lịch sử TP HCM là bảo tàng lâu đời nhất và sở hữu bộ sưu tập cổ vật lớn nhất ở TP HCM. Lịch sử Bảo tàng bắt đầu năm 1927, với đề xuất xây dựng từ Hội Nghiên cứu Đông Dương. Bảo tàng khánh thành ngày 1/1/1929 với tên gọi Bảo tàng Pacha Da Lagos.
Tòa nhà bảo tàng do kiến trúc sư người Pháp Delaval thiết kế và được hãng thầu Etablissements Lamorte Saigon xây dựng theo lối kiến trúc Đông Dương cách tân (Styleindochinois), là một công trình kiến trúc thuộc địa độc đáo của Sài Gòn xưa.
Buổi đầu, Bảo tàng Pacha Da Lagos chỉ có 2.893 cổ vật, chủ yếu là bộ sưu tập của Holbé. Ngày nay, Bảo tàng Lịch sử TP HCM sở hữu trên 30.000 hiện vật, về quy mô chỉ đứng sau Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội.
Có thể nói, Bảo tàng Lịch sử TP HCM là nơi đang lưu giữ một "kho báu" cổ xưa đồ sộ, là điểm đến không thể bỏ qua cho những ai muốn khám phá về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam.
Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng chính là bảo tàng có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam, với tiền thân là Bảo tàng Chàm, được Trường Viễn Đông Bác cổ cho xây từ dựng năm 1915-1919.">
3. Không bề thế như Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Lịch sử TP HCM, nhưng Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng chính là bảo tàng có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam, với tiền thân là Bảo tàng Chàm, được Trường Viễn Đông Bác cổ cho xây từ dựng năm 1915-1919.
Dự án xây dựng bảo tàng do hai kiến trúc sư người Pháp là Delaval và Auclair thực hiện. Đề án được chọn là một tòa nhà kiểu Pháp đương thời kết hợp với một số nét kiến trúc Chăm. Qua càng thời kỳ lịch sử, Bảo tàng liên tục được mở rộng về quy mô trưng bày.
Ngày nay, tổng số hiện vật trưng bày tại Bảo tàng lên tới khoảng 500, được phân chia theo các phòng / hành lang tương ứng với nơi phát hiện gồm phòng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫm... Đây là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam.
Sở hữu những giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng giờ đây là một "địa chỉ đỏ" về du lịch, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến khám phá ở Đà Nẵng.
4. Nằm trong khu Thành Nội, phía Đông Nam Hoàng thành Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có lịch sử hình thành từ năm 1923 với tên gọi ban đầu là Bảo tàng Khải Định, là bảo tàng lâu đời nhất Cố đô Huế.
Tòa nhà chính của Bảo tàng vốn là điện Long An, được xây năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị. Ban đầu công trình nằm trong cung Bảo Định. Vào năm 1909, triều đình cho dời điện Long An đến vị trí hiện nay để làm thư viện và đến năm 1923 thì được dùng làm Bảo tàng Khải Định.
Phần lớn các hiện vật trong Bảo tàng đã được hội Đô Thành Hiếu Cổ sưu tập và tàng trữ từ năm 1913. Sau các biến cố lịch sử, số cổ vật không còn nguyên vẹn như xưa. Hiện tại Bảo tàng có khoảng 700 hiện vật được trưng bày thường xuyên, một số trong đó từng được các vị vua sử dụng.
Là một công trình nằm trong quần thể di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1993, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thực sự là một bảo tàng mang đẳng cấp đế vương, một điểm đến mà du khách không thể bỏ qua ở Cố đô Huế.
Mời quý độc giả xem video: Văn hóa dòng họ - nét đặc sắc trong văn hóa Việt. Nguồn: VTC1.
Chinh phục 3 điểm đánh dấu lãnh hải Việt Nam Tự hào và thiêng liêng là cảm xúc của Hải An, sau hành trình khám phá 3 điểm định vị đường cơ sở, xác định đường lãnh hải ở Côn Đảo. Ngô Trần Hải An (Quỷ Cốc Tử) là blogger du lịch, nhiếp ảnh gia sở hữu "gia tài" đồ sộ là những hành trình dọc Việt Nam hay qua nhiều quốc gia...