Du lịch Ba Vì đừng quên thưởng thức đặc sản hấp dẫn này
Ẩm thực Ba Vì rất phong phú và đa dạng, được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi. Thời điểm này nếu lên Ba Vì ngắm hoa dã quỳ, bạn chớ quên thưởng thức những đặc sản hấp dẫn ở nơi này.
Bê non: Thời điểm hiện tại, nếu lên Ba Vì, bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn hoa dã quỳ tuyệt đẹp. Ngoài ra, bạn còn có cơ hội thưởng thức loạt đặc sản hấp dẫn như bê non. Ba Vì có những trang trại nuôi bò và bê sạch sẽ. Đây chính là nguyên liệu tạo nên món bê thơm ngon bổ dưỡng. Nguyên liệu đơn giản nhưng với sự khéo léo đã tạo nên món ăn tuyệt vời.
Bê non Ba Vì có thể làm được rất nhiều món ngon như tái Bê, hay những món xào với những nguyên liệu khá đơn giản. Hiếm ai đến Ba Vì có thể khước từ sự mời gọi của món đặc sản vùng núi đồi này.
Sữa tươi, sữa chua: Ba Vì có những trang trại sữa với quy mô lớn và hiện đại, mô hình chăn nuôi theo quy trình sản xuất nghiêm ngặt, vì thế sữa bò, sữa dê nuôi ở Ba Vì có hương vị thơm ngon đặc biệt. Uống ly sữa tươi ở đây, bạn cảm nhận rõ rệt vị béo, thơm, ngậy hay hơi gây đặc trưng của sữa.
Bánh sữa: Cùng với các sản phẩm khác được chế biến từ sữa, bánh sữa Ba Vì cũng là một trong những món đặc sản nổi tiếng mà ai đặt chân đến vùng đất này cũng muốn được nếm thử. Vị thơm ngon, béo mềm của sữa, bơ cùng với hàm lượng dinh dưỡng cao từ sữa nguyên chất mang đến cảm giác thanh thanh vô cùng vừa miệng.
Gà đồi Ba Vì: Với lợi thế có nhiều vùng gò đồi và núi thấp, ở Ba Vì hiện nay có rất nhiều các trang trại nuôi gà đồi. Gà đồi ở Ba Vì được nuôi dưỡng trong điều kiện khí hậu lý tưởng, theo phương pháp chăn thả tự do trong vườn, nên thịt gà chắc, thơm và ngon.
Gà đồi Ba Vì được chế biến thành rất nhiều cá món khác nhau như: gà tần, gà luộc, gà rang xả ớt, lẩu gà, nộm gà. Các quán gà đồi thường nằm trên đường Đại Lộ Thăng Long hoặc gần đường 32.
Bánh tẻ làng Phú Nhi là một trong những đặc sản mà bạn không nên bỏ qua. Với phần bánh dẻo mịn, thơm ngậy và nhân đầy ắp thịt, mộc nhĩ, món ăn này còn thích hợp để mua về làm quà. Bánh tẻ ngon hơn khi chấm với nước mắm chanh, ớt.
Video đang HOT
Cá sông Đà: Từ lâu, cá sông Đà đã trở thành một trong những món đặc sản của Ba Vì. Những con cá lăng, cá ngạnh, cá chiên được câu ở dưới sông Đà nhẹ thì cũng phải vài ký, may mắn hơn thì có con nặng đến cả chục kg.
Cá sông được chế biến thành các món khác nhau như Cá nheo ôm chuối đậu, cá ngạnh rán, canh cá Lăng phảng phất hương vị của miền sông nước Đà Giang luôn hấp dẫn thực khách. Các món cá sông Đà thường được bán ở Ao Vua, Khoang xanh Suối tiên, Đầm Long…
Thịt lợn rừng: Được thiên nhiên ban tặng cho những dãy núi hùng vĩ nên thịt các loại thú rừng cũng rất được ưa chuộng ở Ba Vì. Các loại thịt chim như trĩ, gà gô hoặc nhím, cầy… Thịt thú rừng thường được bán ở các nhà hàng cạnh các điểm du lịch ở Ba Vì.
Thịt đà điểu: Hiện nay trên địa bàn huyện Ba Vì đã hình thành nhiều nhóm hộ chuyên nuôi Đà Điểu lấy thịt và trứng để cung ứng cho thị trường nội đô và các vùng phụ cận đặc biệt với món giò Đà Điểu chất lượng thơm ngon, đảm bảo đang được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Xôi nếp nương ở Ba Vì được đồ cũng rất công phu, gạo để đồ xôi phải được ngâm nhiều giờ trước khi đồ xôi để cho xôi không bị sượng. Để có được đĩa xôi mềm dẻo không dính tay thì người dân nơi đây phải đồ qua hai lần đồ thì mới dẻo và xôi được chín hoàn toàn bằng hơi. Sau khi đồ xôi lần đầu thì người ta lấy xôi ra trải ra cho đều để một lúc rồi người ta lại cho vào chõ và được đồ lại lần hai, đồ xôi như vậy thì xôi sẽ chín rất đều.
Rau rừng: Ba Vì là nơi cung cấp các loại rau rừng, ăn vừa ngon vừa lạ như rau Tầm Bóp, rau Chin xào tỏi hoặc nấu canh. Hoa chuối rừng nộm, hoa chuối nấu canh với rau cải chua…Ảnh: Internet.
10 món ăn đặc trung ở Điện Biên ai cũng phải thử
Bắp cải cuốn nhót xanh, sâu chít, pa pỉnh, măng đắng, rau hoa ban, gạo tám... là những món ngon không lẫn vào đâu được của vùng đất Điện Biên.
Chéo (chẳm chéo)
Đây là tên một loại gia vị trở thành huyền thoại vùng Tây Bắc. Chéo làm từ loại quả của cây mắc khén. Mắc khén là một loài cây dại thuộc họ hồi, có tinh dầu, khi đơm trái sẽ kết thành những chùm quả nhỏ li ti, tỏa hương thơm dịu.
Người ta ví chéo như muối vừng của người Kinh. Dù khác nhau về nguyên liệu, nhưng ngay cách làm cũng có nhiều điểm tương đồng.
Quả mắc khén sau khi thu về, bắc chảo rang nóng rồi được giã mịn trộn chung với ớt khô bỏ hạt nướng giòn, muối rang, rau mùi tàu xắt nhỏ rang khô, (cũng được giã thành bột mịn) và sả.
Chéo thơm hăng hắc chứ không dễ chịu nhưng chính điều đó mới mang nét núi rừng khiến người ta đắm đuối. Chéo được dùng làm "nước chấm" cho các món: xôi nếp nương, bắp cải cuốn nhót xanh, thịt thú rừng... Ngoài ra còn được dùng để nướng cá... Mỗi món ngon đều cho ra hương vị đặc biệt.
Bắp cải cuốn nhót xanh
Có lẽ người miền xuôi lên Điện Biên quá ấn tượng với món nhót xanh cuốn bắp cải, rau mùi, chấm với chẳm chéo nơi đây. Cho nên cứ truyền tai nhau rằng lên Điện Biên phải tìm bằng được ăn món "chẳm chéo". Tuyệt chiêu hút khách của món bắp cải cuốn nhót xanh chính là "chẳm chéo".
Nhót xanh tươi còn non trên cây được ngắt xuống, rửa sạch lớp phấn còn trắng bên ngoài.
Cách ăn của món này là lấy bắp cải cho nhót, gừng, mùi, lá tỏi vào cuốn rồi chấm với chẳm chéo. Miếng nào miếng ấy đều đủ vị chua, cay, mặn, ngọt và thơm lừng dù không có thịt.
Sâu chít Điện Biên Phủ
Đây là loại sâu nằm trong thân cây Chít. Thân cây nào có sâu thì không thể ra hoa. Người đồng bào bắt sâu bằng cách chẻ đôi thân cây chít ra, sâu chít có đặc điểm là trắng sữa, căng mọng, rất ngon lành, sau đó đem về thả trong chậu rượu nhạt, loại rượu này sẽ giúp cho sâu không bị biến đổi, sau đó được ngâm làm rượu hoặc cũng có thể đem nấu cháo. Đây là món rất nổi tiếng và được tiêu thụ rất mạnh ở vùng xuôi bởi hàm lượng dinh dưỡng trong sâu rất cao, rất tốt cho sức khỏe, và lại rất ngon.
Xôi nếp nương
Nói đến Điện Biên, người ta nghĩ ngay đến nếp nương với những hạt nếp căng tròn, mềm dẻo. Cách đồ xôi nếp nương khá công phu, gạo nếp phải được ngâm trong nhiều giờ liền khi đồ xôi mới không bị sượng. Xôi phải được đồ trong chõ gỗ đặc biệt của dân tộc, chín bằng hơi, mềm dẻo chứ không dính tay, qua hai lần đồ mới dẻo thơm. Sau khi đồ lần thứ nhất, người ta đổ ra rá rồi lấy đũa trải ra cho đều, để một lúc sau lại cho vào chõ và tiếp tục đồ cho đến khi xôi xín đều.
Ngoài xôi trắng, để tạo màu sắc cho sặc sỡ cho xôi, người ta còn lấy các loại cây rừng để tạo màu xanh đỏ, tím, vàng làm cho món xôi càng trở nên hấp dẫn. Vo từng nắm xôi trên tay, nhẩn nha thưởng thức mới thấy hết được hương vị dẻo thơm của loại xôi này.
Thịt trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp là một những món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc ở Điện Biên. Để làm món thịt trâu ngon, người ta phải lọc cẩn thận hết gân, lọc sạch bạc nhạc, sau đó thái miếng dọc thớ rồi ướp với hỗn hợp gia vị gồm sả, gừng, tỏi, ớt khô băm nhỏ, mắc khén giã nát rồi để khoảng 2-3 tiếng, sau đó lấy que xiên và sấy trên than củi, để xa cho thịt chín từ từ, chín đều. Thịt được sấy cho đến khi vừa chín để không làm mất vị ngọt của thịt. Khi ăn, người ta hay cho vào chõ hấp lại khoảng 30 phút. Vị ngọt của thịt trâu đượm trong sự đậm đà của các gia vị tạo nên sức hấp dẫn cho đặc sản vùng cao.
Pa pỉnh (cá nướng)
Với sự pha trộn khéo léo và kết hợp giữa các loại gia vị độc đáo, món cá nướng là món ăn mang đậm hương vị Tây Bắc. Để làm món cá nướng, người ta dùng các loại cá như cá chép, trôi, mè trắm, khoảng hơn 1kg được mổ ở dọc phía lưng, rồi rửa sạch để ráo nước, xoa một ít muối rang vào bên trong cá để thêm đậm đà. Hỗn hợp để tẩm ướp gồm mắc khén, ớt tươi nghiền nát, hành tươi, rau thơm, rau mùi thái nhỏ...trộn đều rồi nhồi vào bụng cá. Sau đó, cá được gập đôi lại rồi dùng nẹp tre nẹp cá nướng lên than hồng.
Khi cá chín vàng, con cá được gỡ ra phải nguyên vẹn, không vỡ nát, dậy mùi gia vị bên trong, khi ăn cảm nhận được vị ngọt béo của cá, vị cay của ớt, mắc khén, màu xanh của hành, rau thơm lẫn màu vàng của thịt da cá trông rất hấp dẫn.
Măng đắng
Măng đắng là sản vật và là món ăn rất phổ biến của người Điện Biên. Với măng đắng, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như xào, luộc, nướng, hầm xương. Đơn giản nhất là món măng đắng chấm với chẩm chéo (thứ nước chấm độc đáo đặc trưng của người Thái) khiến nhiều người mê mẩn.
Với nhiều người lên Điện Biên lại thích món măng đắng nướng vì nó vẫn còn giữ được nguyên vị đắng, chát. Khác với các loại măng tươi khác khi chế biến cần phải ngâm muối để khử hết vị đắng, cái ngon ở măng đắng Điện Biên chính là vị đắng khó quên.
Rau hoa ban
Những du khách lên Điện Biên vào tháng 3 sẽ thấy ngập sắc ban trắng, ban đỏ, ban tím. Người Thái ở đây thường sử dựng loại hoa và lá ban non để chế biến thành các món ăn phục vụ cho bữa ăn hàng ngày như hoa ban xào thịt lợn rừng, nộm hoa ban củ riềng, hoa ban nộm vừng... Các món ăn này đều rất ngon và rất dễ ăn, vị ngon ở từng món ăn cũng rất khác nhau, mang lại những hương vị đặc biệt.
Gạo tám Điện Biên
Gạo Điện Biên nơi Mường Thanh mang vị thơm ngon khác lạ. Không biết có phải do rừng, do đất, do nước sông Nậm ngấm vào hay không mà gạo tám lại ngon đến thế. Gạo tám Điện Biên nhìn vào là thấy khác, đều, căng bóng, hạt nhỏ, màu đục chứ không trắng như gạo tám thường. Chưa cần nấu thành cơm đã thấy mùi vướng vất.
Cơm gạo Điện Biên dẻo như cơm nếp, thơm thoang thoảng, khi nhai có vị đậm... Gạo tám vừa thơm vừa dẻo nên đồng bào thường dùng nấu cơm lam hay làm khẩu cắm (như đồ xôi với lá cẩm, khiến vị xôi ngậy, dẻo thơm, ngon miệng), khẩu háng (đồ thóc rồi đem phơi khô, xát vỏ rồi đồ chín), khẩu papa (tựa như dưới xuôi làm bánh nếp).
Bánh dày
Bánh dày - đặc sản Điện Biên - là một loại bánh không thể thiếu trong trong ngày tết của người Mông.
Cũng từ nếp nương, các công đoạn làm bánh yêu cầu phải làm thủ công nên rất mất thời gian. Nếp sau khi đồ là hương tỏa khắp buôn bản. Sau đó, phải dùng tay giã nhuyễn rồi mới gói bằng lá dong rừng.
Bánh dày có thể để được rất lâu, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh đầu xuân. Bánh dày này có thể ăn cùng với chả, giò, hay chỉ nướng trên than hồng hoặc chấm với chút mật ong rừng đều mang vị khó quên.
Cá trê nướng cuốn rau rừng Đồng bào Ê đê hay M'nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nướng cá trê cùng với các loại gia vị tự nhiên ăn kèm rau rừng khiến món cá trở nên độc đáo, đậm đà, thơm lừng và kích thích vị giác vô cùng... Đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Nông làm gia vị muối ớt đặc biệt...