Du lịch Anh: Tower Bridge London – Cầu Tháp Luân Đôn biểu tượng của xứ sở sương mù
Tower Bridge London hay còn được gọi với một cái tên rất Việt Nam là Cầu Tháp Luân Đôn là một công trình kiến trúc nổi bật của nền kiến trúc Anh Quốc.
Đây là một sự kết hợp hoàn hảo giữa cầu treo. cầu cất và tháp, tất cả tạo nền một công trình hoàn hảo mà bất cứ ai khi đến với thành phố London đều phải ngắm nhìn.
Lịch sử về Cầu Tháp Luân Đôn
Cầu tháp được xây dựng bắc ngang qua dòng sông Thames thơ mộng đồng thời nằm ngay gần với tháp đồng hồ BigBen tạo nên một khu vực du lịch nổi tiếng toàn thế giới thu hút hàng triệu khách du lịch Anh từ khắp nới trên thế giới.
Cầu tháp Luân Đôn là kết tinh nghệ thuật kiến trúc của những nhà kiến trúc hàng đầu của nước Anh là kiến trúc sư Sir Horace Jones và kỹ sư Sir John Wolfe Barry. Họ đã bắt đầu xây dựng mô hình cơ bản cho công trình này từ năm 1886 và bắt đầu khởi công một năm sau đó. Điều đáng tiêc đó chính là kỹ sư John đã qua đời ngay khi công trình được khởi công.
George D. Stevenson người thay thế ông trong quá trình xây dựng và Sir John Wolfe Barry đã thay đổi một số chi tiết nhỏ để cho ra đời Tower Bride London như hiện nay. Cầu chính thức được khánh thành và đi vào hoạt động từ năm 1894. Hoàng tử Edward (Vua Edward II tương lai) chính là người đã cắt băng khánh thành cho cây cầu này
Kết cấu
Video đang HOT
Cây cầu có tổng chiều dài lên tới 244m, và hai ngọn tháp cao 65m. Nhịp cầu chính có chiều dài 61m được đặt giữa hai tòa tháp, và được tách ra nhờ hai máy nâng, có thể nâng lên hình thành một góc 83 độ đủ cho tàu bè qua lại. Mỗi máy nâng có trọng lượng 1.000 tấn, được làm đối trọng để giảm thiểu lực và có thể nâng lên trong vòng 5 phút. Nhịp cầu hai bên là hai cầu treo, mỗi bên dài 82m, có dây treo móc vào các trụ đá hai bên và luồn qua những dây treo nối với đường đi bộ bên trên. Đường dành cho người đi bộ hai bên cách mặt sông 44 m vào thời điểm nước lên.
Hiện nay nơi đây đang giúp cho 40.000 xe cộ di chuyển giữa 2 bờ của sông Thames.
Vẻ đẹp của Cầu Tháp Luân Đôn
Với kiến trúc cổ điển đặc trưng của nền kiếm trúc Anh Quốc kết hợp với vẻ đẹp vốn có của dòng sông Thames thơ mộng tạo ra khung cảnh lãng mạng tưởng chừng như bạn chỉ có thể bắt gặp trong các bộ phim tình cảm. Chính vì vậy khi đến với Tower Bridge London bạn đừng quên mang theo máy ảnh để ghi lại những khoảng khắc tuyệt đẹp và xao xuyến lòng người tại nơi đây nhé.
Nếu may mắn bạn bắt gặp được được cảnh tàu thuyền đi ngang qua cây cầu. lúc đó hai nhịp cầu ở giữa sẽ được kéo lên tạo thành một khung cảnh vô cùng thú vị. Bạn đừng quên máy ảnh để chụp lại khoảnh khắc tuyệt vời đó nhé.
Cầu tháp Luân Đôn đặc biệt rất đẹp lúc bình minh và hoàng hôn khi những người yêu thích chụp ảnh từ khắp nơi trên thế giới tập trung ở các vị trí thuận lợi gần đó.
Dưới ánh nắng vàng rực rỡ, vẻ duyên dáng của cầu hiện lên mềm mại như dải lụa xanh vờn trên mỗi nhịp cầu sáng lóa, tô điểm thêm vẻ nguy nga tráng lệ của thủ đô London
Cầu Brooklyn điểm tham quan nhất định bạn phải ghé thăm ở New York
Cầu Brooklyn được xây dựng từ năm 1870 đến năm 1883 là cây cầu nổi tiếng nhất thế giới. Với chiều dài 1.595,5 feet, đây là cây cầu treo dài nhất và cũng là cây cầu treo bằng thép đầu tiên được xây dựng trên thế giới.
Cầu Brooklyn là một trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất ở New York mà mọi người đều muốn ghé thăm khi đi du lịch Mỹ. Đây là điểm đến lý tưởng dành cho những người thích đi dạo bộ và ngắm cảnh. Cầu Booklyn đã thay đổi diện mạo của thành phố New York và là tuyến giao thông thiết yếu của nước Mỹ.
Lịch sử của cầu Brooklyn
Cầu Brooklyn được thiết kế bởi kiến trúc sư John Roebling. Ông sinh ra ở Mhlhausen, Phổ. Mẹ ông là người nhận ra được tài năng của ông, và đã gửi ông tới Berlin để theo học ngành kiến trúc và kỹ thuật. Năm 1831, ông cùng với anh trai của mình chuyển tới miền tây Pennsylvania để thành lập cộng đồng nông nghiệp có tên gọi là Saxonburg. Sau khi việc trồng trọt bị thất bại, Roebling quay lại với ngành kỹ thuật.
Năm 1841, Roebling bắt đầu sản xuất dây cáp để hỗ trợ các cây cầu. Sau khi thành công với một vài dự án, ông đã xây dựng một dây cáp lớn ở Trenton, New Jersey.
Trong thập kỷ tiếp theo, ông đã thiết kế một cây cầu đường sắt bắc qua sông Ohio từ Cincinnati tới Covington, như một phiên bản nhỏ hơn của cầu Brooklyn.
Năm 1867, với sự giúp đỡ của doanh nhân nổi tiếng William Kingsley và Thượng nghị sĩ Henry Murphy, Roebling đã thiết kế cây cầu Brooklyn. Sau hai năm đàm phán với thành phố và nhà nước, cây cầu này đã được phê duyệt vào năm 1869. Phải mất 14 năm cây cầu này mới hoàn thành xong. Thật không may, ông đã chết vì bị nhiễm uốn ván trong tai nạn cầu tàu năm 1869. Sau đó, ông trai ông, Washington đã dựa trên những ghi chú mà ông để lại để hoàn thành dự án này.
Việc xây dựng cầu Brooklyn
Phần lớn công việc xây dựng Cầu Brooklyn ban đầu được thực hiện dưới lòng sông. Đây là một công việc nguy hiểm. Washington Roebling đã trực tiếp giám sát công nhân làm việc cho đến khi ông bị mắc bệnh khí ép. Sau đó, ông chuyển giao công việc cho vợ ông, Emily, người học chuyên ngành toán cao cấp và kỹ thuật cầu đường.
Nền móng cây cầu và tòa tháp đã được hoàn thành trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, công việc khó khăn nhất mới chỉ bắt đầu. Sau khi đoạn dây cáp cuối cùng được định vị vào năm 1878, cây cầu này dính vào một vụ kiện. Những người nộp thuế buộc tội rằng cây cầu này không tốt, khiến cả dự án bị đe dọa. Vụ kiện kéo dài trong vài tháng và Washington đã đồng ý bổ sung thêm các kết cấu kèo cứng. Cuối cùng, Cầu Brooklyn được mở cửa vào ngày 24 tháng 5 năm 1883.
Đi bộ trên cầu Brooklyn
Cầu Brooklyn là cây cầu lớn nhất bắc qua sông Đông. Đây cũng là cây cầu duy nhất ở New York có các tòa tháp được làm bằng đá vôi, đá granite và xi măng Rosendale.
Đi bộ trên Cầu Brooklyn, bạn sẽ nhìn thấy Vịnh New York, bức tượng Nữ thần tự do, bờ biển Bayonne và Cầu Bayonne.
Cổ Bắc Thủy Trấn Nơi giấc mơ Bắc Kinh được bắt đầu Cổ Bắc Thủy Trấn xinh đẹp dựa vào Vạn Lý Trường Thành, khu vực nguy hiểm và hùng vĩ nhất của công trình thiên niên kỉ này. Được coi là "Ô Trấn của Bắc Kinh", Thị trấn nước Cổ Bắc tự có sự kết hợp của núi, nước và những ngôi làng cổ. Thị trấn đặc trưng bởi phong cách kiến trúc phía...