Du lịch Anh kém hấp dẫn do bỏ quy định bán hàng miễn thuế
Hiệp hội các điểm đến du lịch hàng đầu Vương quốc Anh (ALVA) ngày 18/3 cảnh báo việc Chính phủ bỏ quy định mua sắm miễn thuế đối với du khách nước ngoài đã “gây tổn hại kinh tế” trong bối cảnh số liệu mới nhất cho thấy lượng khách tại các điểm tham quan nổi tiếng ở Anh vẫn chưa trở lại mức trước đại dịch.
Người dân mua hàng tại London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Giám đốc điều hành ALVA, Bernard Donoghue, cho rằng quyết định của Chính phủ bỏ chính sách bán hàng miễn thuế VAT cho khách du lịch vào năm 2021 khiến Vương quốc Anh trở thành điểm đến kém cạnh tranh và kém hấp dẫn, khi du khách đang rút ngắn thời gian lưu trú ở Anh để tận hưởng việc mua sắm ở Paris, Milan, Rome hoặc Madrid. Ông kêu gọi Chính phủ khôi phục lại quy định này và mở rộng việc áp dụng đối với du khách đến từ Liên minh châu Âu (EU).
Ông Bernard Donoghue đưa ra cảnh báo khi số liệu mới nhất của ALVA cho thấy lượng khách du lịch đến các điểm đến hàng đầu của Anh vẫn chưa phục hồi mức trước đại dịch. Trong năm 2023, lượng du khách tham quan 374 điểm du lịch nổi tiếng nhất của đất nước đạt 146,6 triệu, tăng 19% so với năm 2022, song vẫn giảm 11% so với năm 2019, với số khách từ châu Âu và Trung Quốc thấp hơn so với mức trước đại dịch.
Video đang HOT
Hội đồng du lịch VisitBritain dẫn dự báo của tổ chức Oxford Economics cho biết mặc dù mức độ phục hồi về lượng du khách đến Anh trong năm 2023 so với năm 2019 tương đương các quốc gia Tây Âu khác, đến năm 2028, thị phần du lịch của Anh sẽ giảm so với các nước này.
Theo VisitBritain, đến năm 2028, lượng du khách tới Anh sẽ chỉ tăng 19% so với mức trước đại dịch, so với mức 26% ở Tây Âu.
Giám đốc điều hành VisitBritain, Patricia Yates, cho rằng việc mất thị phần là do hoạt động thu hút du khách châu Âu kém hiệu quả, một phần do giờ đây du khách EU đến Anh phải có hộ chiếu trong khi trước đây họ chỉ cần thẻ căn cước.
Để thu hút du khách, ngành khách sạn, du lịch và bán lẻ đã kêu gọi Chính phủ khôi phục quy định mua sắm miễn thuế cho du khách quốc tế. Anh hiện là quốc gia lớn duy nhất ở châu Âu không áp dụng quy định này.
Các doanh nghiệp cũng cho rằng việc tạo điều kiện cho công dân EU được mua sắm miễn thuế sẽ giúp thúc đẩy du lịch. Trước Brexit (Anh rời EU), chỉ du khách đến từ các nước ngoài EU mới được hoàn thuế VAT. Sau Brexit, chính phủ đã quyết định bỏ toàn toàn chính sách này thay vì mở rộng việc áp dụng đối với du khách EU.
Trong báo cáo ngân sách mùa Thu hồi tháng 11 năm ngoái, Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt cam kết sẽ xem xét các số liệu thuế, trong đó có chi phí thuế VAT. Tuy nhiên, ông đã không đề cập đến chính sách trong báo cáo ngân sách mùa Xuân công bố hồi đầu tháng.
Lượng khách du lịch toàn cầu đạt 84% mức trước đại dịch
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), bà Julia Simpson, nhận định "ngành công nghiệp không khói" đang phục hồi tích cực sau đại dịch COVID-19.
Bà Julia Simpson. Ảnh: traveldailymedia.com
Trả lời phỏng vấn của báo giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Du lịch Toàn cầu (GTEF) vừa diễn ra ở Macau (Trung Quốc), bà Simpson cho biết, trước đại dịch COVID-19, ngành du lịch và lữ hành đóng góp 10% vào GDP toàn cầu và tạo ra 10% số việc làm trên toàn thế giới. Đại dịch COVID-19 bùng phát đã làm mất nhiều việc làm và khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa. Tuy nhiên, dự báo, đến cuối năm nay, doanh thu từ "ngành công nghiệp không khói" toàn cầu sẽ quay trở lại mức 10.000 tỷ USD ghi nhận trước đại dịch.
Theo dữ liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) công bố trong tuần này, lĩnh vực du lịch toàn cầu đã tiếp tục phục hồi sau cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử khi số lượng khách du lịch từ tháng 1-7/2023 đạt 84% mức trước đại dịch. UNWTO dự báo việc Trung Quốc điều chỉnh các quy định chống dịch COVID-19 và các thị trường khác ở châu Á mở cửa trở lại sẽ giúp thúc đẩy ngành du lịch của khu vực và nhiều nơi trên thế giới.
Liên quan đến Trung Quốc, bà Simpson cho biết nước này có thể sẽ trở thành thị trường du lịch lớn nhất trên thế giới trong 3-5 năm tới. Bà nhấn mạnh Trung Quốc đã mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19 và đang chứng kiến sự phục hồi trong lĩnh vực du lịch.
GTEF 2023 diễn ra trong các ngày 20-23/9 ở Macau, Trung Quốc, với sự tham gia của đại diện các chính phủ và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và lữ hành.
Việc sửa đổi luật xuất nhập cảnh của Việt Nam góp phần thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế Trang tin chuyên về du lịch của Đức reisetopia.de vừa đăng bài viết nhận định việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy...