Du lịch An Giang với những bước phát triển mạnh mẽ
An Giang được thiên nhiên ban tặng những nét riêng độc đáo, có núi non hùng vĩ, những cánh rừng bạt ngàn giữa đồng bằng trải rộng, cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt đã tạo nên vẻ đẹp rất riêng, thu hút đông đảo du khách gần xa.
Ngoài ra, An Giang có nhiều di tích lịch sử, kiến trúc gắn với truyền thống văn hóa, tập tục lễ hội mang đậm nét du lịch (DL) tín ngưỡng… mang lại sức hấp dẫn đối với du khách.
Nhiều tiềm năng, lợi thế
An Giang là tỉnh đa dân tộc, đa tôn giáo với 4 dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa cùng chung sống lâu đời đã tạo ra những giá trị văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng nhất khu vực ĐBSCL. Điều này được thể hiện qua các lễ hội, như: Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (TP. Châu Đốc); Lễ hội đua bò Bảy Núi (huyện Tri Tôn, Tịnh Biên)…
An Giang còn được thiên nhiên ưu đãi với nhiều ngọn núi tạo nên phong cảnh DL hấp dẫn, như: Núi Sam, núi Cấm, núi Cô Tô, núi Két, núi Sập… gắn liền với nhiều di tích lịch sử đã khắc sâu vào tâm linh của người dân Nam Bộ. Toàn tỉnh có 5 khu, điểm DL được công nhận, trong đó, có 1 khu DL quốc gia, 1 khu DL cấp tỉnh và 3 điểm DL. Ở An Giang còn nhiều làng nghề thủ công và hình thành những làng nghề truyền thống, như: Nghề rèn Phú Mỹ (huyện Phú Tân); nghề dệt lụa, thổ cẩm ở TX. Tân Châu; nghề mộc chạm trổ ở Chợ Thủ (huyện Chợ Mới)…
Nhận thức được tầm quan trọng của DL trong phát triển kinh tế, An Giang đề ra mục tiêu đưa DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là đầu tàu của nền kinh tế. Phát huy tiềm năng phát triển kinh tế DL của tỉnh, ngành DL An Giang đã có những bước tiến vững chắc, đạt nhiều thành tựu và góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội (KTXH).
Video đang HOT
Rừng tràm Trà Sư. Ảnh: THANH HÙNG
Từ việc khai thác có hiệu quả hoạt động DL trên địa bàn tỉnh đã thu hút du khách đến tham quan các khu, điểm DL trên địa bàn tỉnh năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, giai đoạn 2011-2015, có trên 28,6 triệu lượt du khách đến An Giang, tăng 29,4% so giai đoạn 2006-2010; tổng doanh thu DL giai đoạn này đạt 1.572 tỷ đồng, tăng 118% so giai đoạn 2006-2010.
Giai đoạn 2015-2020, tỉnh thu hút hơn 38 triệu lượt du khách, tổng doanh thu từ hoạt động DL đạt trên 21.000 tỷ đồng. Chỉ tính riêng 10 tháng của năm 2022, có 7 triệu lượt khách tham quan, DL đến An Giang, tăng 113% so cùng kỳ năm 2021 và đạt 152% kế hoạch năm 2022; tổng doanh thu từ hoạt động DL đạt 4.450 tỷ đồng, tăng 108% so cùng kỳ và đạt 148% kế hoạch cả năm.
Tỉnh đã hình thành chuỗi các tuyến, điểm DL tâm linh; DL gắn với sinh thái sông, núi, đồng quê, như: Tour DL tham quan làng bè (TP. Châu Đốc, huyện An Phú), cù lao Giêng (huyện Chợ Mới), làng lụa Tân Châu (TX. Tân Châu); tour tham quan rừng tràm Trà sư (huyện Tịnh Biên); DL homestay tại cù lao Ông Hổ (TP. Long Xuyên)… Trong các điểm DL ở An Giang, Khu DL quốc gia núi Sam (TP. Châu Đốc), núi Cấm, Khu DL sinh thái rừng tràm Trà Sư (huyện Tịnh Biên)… là nơi có lượng khách DL cao nhất và có xu hướng tăng mạnh qua từng năm.
Phấn đấu năm 2025 đạt 10 triệu lượt du khách
Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI (2020-2025) tiếp tục xác định cơ cấu kinh tế tỉnh An Giang theo hướng “chuyển dịch hợp lý từ nông nghiệp sang công nghiệp và thương mại, dịch vụ; tăng chất lượng, giá trị lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ và DL”. Trong đó, kinh tế DL được xem là thế mạnh của tỉnh. Giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu “giữ chân du khách”, ngành DL An Giang phấn đấu đón 42 triệu lượt khách. Đến năm 2025, ước đạt 10 triệu lượt khách, trong đó khách lưu trú chiếm 30%; tổng doanh thu từ DL đạt khoảng 7.000 tỷ đồng…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư cho biết, để thực hiện đạt mục tiêu trên, tỉnh xác định các khâu đột phá phát triển DL, gồm: Đầu tư kết cấu hạ tầng; huy động nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối các khu, điểm DL trọng điểm, phục vụ nhu cầu của du khách, thu hút nhà đầu tư chiến lược… Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự tại khu, điểm DL. Tiếp tục quan tâm, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành DL. Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá, liên kết phát triển DL với các địa phương trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, đa dạng các sản phẩm DL; phát triển các loại hình DL gắn với các hoạt động lễ hội, văn hóa, thể thao truyền thống và hiện đại; DL gắn với nghỉ dưỡng, khám phá vùng dược liệu quý ở Thất Sơn… Huy động các nguồn lực đầu tư để tăng nhanh số lượng cơ sở lưu trú, nhà hàng, tụ điểm vui chơi giải trí, văn hóa, ẩm thực, làng nghề truyền thống, các cơ sở dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại, chuyên nghiệp…
Giai đoạn 2015-2020, với 38 triệu lượt khách DL đến An Giang đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành “công nghiệp không khói”. Khách lưu trú các khách sạn đạt chuẩn trên 2 triệu lượt; khách quốc tế 380.000 lượt. Tổng doanh thu từ hoạt động DL trên 21.000 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ doanh nghiệp DL đạt 3.300 tỷ đồng (tăng trưởng bình quân 5,4%); doanh thu xã hội từ hoạt động DL gần 18.000 tỷ đồng.
Homestay ở Núi Cấm được tồn tại nhưng phải đảm bảo đúng quy định
Ngày 5-10, UBND tỉnh An Giang tổ chức cuộc họp với các sở, ngành và huyện Tịnh Biên trước thông tin Núi Cấm nở rộ các homestay tự phát và "mọc" lên nhiều cơ sở thờ tự trái quy định.
Homestay Phú Sĩ ở Núi Cấm là địa điểm lý tưởng được giới trẻ yêu thích hiện nay - Ảnh: BỬU ĐẤU
Tại buổi làm việc, ông Phạm Thành Nhơn - chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên - cho biết khu du lịch Núi Cấm được phê duyệt diện tích trên 1.000ha, có 9 phân khu chức năng. Trong đó, 3 khu du lịch chính là khu cáp treo và lâm viên Núi Cấm 51,1ha; khu du lịch Hồ Tà Lọt 120ha và khu du lịch Núi Cấm (phần trên núi) trên 879ha.
"Tuy nhiên, hiện nay còn 572 hộ cất nhà trên đất rừng, không có giấy đất nên không thể hoàn thiện thủ tục cơ sở dữ liệu dân cư và chia tách nhà ở. Đặc biệt, tồn tại 78 cơ sở thờ tự trái pháp luật và 7 hộ xây cất homestay trái phép", ông Nhơn nói.
Còn đại diện Ban Quản lý khu du lịch Núi Cấm cho rằng việc phát triển loại hình du lịch homestay là phù hợp xu hướng hiện nay. Các homestay hình thành ở các vị trí vệ tinh xung quanh trung tâm Núi Cấm được du khách thích thú.
"Ban Quản lý khu du lịch Núi Cấm đề xuất UBND tỉnh cho phép thực hiện riêng loại hình du lịch này. Dự kiến quy mô và số lượng để hướng tới hình thành khu chợ đêm, để du khách có nơi tham quan trải nghiệm tốt nhất", vị này nói.
Lãnh đạo UBND tỉnh An Giang đồng ý cho tồn tại loại hình du lịch homestay nhưng phải đảm bảo đúng quy định pháp luật - Ảnh: BỬU ĐẤU
Kết luận buổi làm việc, ông Trần Anh Thư - phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang - đề nghị các sở ngành rà soát, khoanh vùng lại các quy hoạch từng loại đất và hiện trạng đất tại Núi Cấm. Giao UBND huyện Tịnh Biên phối hợp Sở Xây dựng lập đề án quy hoạch.
"Trong khi chờ đợi các quy định mới, tạm dừng xây cất trái phép, các cơ sở thờ tự tự phát. An Giang cho phép các homestay hoạt động, nếu đảm bảo những điều kiện đúng theo quy định. Đồng thời giải quyết hỗ trợ di dời 572 hộ còn vướng mắc", ông Thư nói.
Từ khi có homestay, giới trẻ khắp nơi đã đổ về Núi Cấm rất nhiều, để trải nghiệm dịch vụ homestay ở đỉnh Núi Cấm - Ảnh: BỬU ĐẤU
Khám phá An Giang những tháng cuối năm Tháng 9-11 là thời điểm thích hợp để du lịch miền Tây. Du khách có thể bỏ túi những điểm vui chơi dưới đây khi ghé An Giang. Ảnh: @caoqiong.wu_. An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ. Điểm đến này thu hút du khách bởi vẻ đẹp bình dị và nhiều trải nghiệm thú vị. Thời tiết An Giang những tháng...