Du lịch Ai Cập năm 2023
Những xác ướp, các kỳ quan của nền văn minh cổ đại rực rỡ khiến du lịch Ai Cập năm 2023 trở thành điểm đến đáng mơ ước…
Ai Cập tự hào với lịch sử hình thành lâu đời nhất thế giới, ngay từ thiên niên kỷ 10 TCN. Suốt nhiều thế kỷ, Cairo trở thành một trung tâm học thuật, văn hóa và thương mại. Hiện, thủ đô Cairo,Ai Cập cũng là đô thị lớn hàng đầu tại châu Phi.
Sau Covid-19, cơ sở hạ tầng du lịch Ai Cập hoàn toàn sẵn sàng đón chào du khách quốc tế. Không chỉ Kim tự tháp, tới Ai Cập, bạn vẫn cảm nhận dấu ấn của nền văn minh huy hoàng từ thuở sơ khai…
Ai Cập tự hào với nền văn minh lâu đời, phong phú. Ảnh: Yousef Salhamoud/Unplash, Alex Azabache/Unplash.
Ai Cập liệu an toàn để du lịch?
Theo National Geographic, tội phạm đường phố không phải mối nguy hiểm ở Ai Cập. Chính các hướng dẫn viên tự do mới là phiền toái khi bạn tham quan các ngôi đền, lăng mộ… Ngoài ra, du khách có thể bị chèo kéo bởi hàng rong quà lưu niệm miễn phí, hoặc dịch vụ cưỡi lạc đà và chụp ảnh…
Di chuyển khi du lịch Ai Cập?
Hàng không, đường sông, đường sắt, đường bộ là những cách di chuyển ở đất nước này. Dù nhà chức trách cải tạo đường xá, nhưng biển báo đôi khi chưa thống nhất, thường xuyên ùn tắc. Khách du lịch Ai Cập không nên thuê ôtô tự lái tại đây. Ngoài ra, thung lũng sông Nile cần kiểm tra an ninh trước khi vào tham quan.
Xe buýt là phương tiện giao thông phổ biến ở Cairo, Giza. Các tour du lịch chuyên nghiệp, đi taxi là phương án tối ưu.
Những điểm tham quan khi du lịch Ai Cập
Video đang HOT
Kim tự tháp Giza – một trong 7 kỳ quan thế giới; Alexandria – thành phố lớn thứ hai và là trung tâm du lịch của Ai Cập, nằm dọc bờ biển Địa Trung Hải; Luxor – nơi lưu giữ vô vàn những di tích lịch sử.
Đặc biệt, Đại bảo tàng Ai Cập (GEM), bảo tàng khảo cổ học lớn nhất thế giới sẽ đón khách tham quan đầu năm 2023. Tại đây, đa số các hiện vật cổ đại của Ai Cập bảo tồn tại đây. Đặc biệt, các kho báu của lăng mộ Vua Tutankhamun là điểm nhấn ấn tượng.
Sharm El-Sheik trên Biển Đỏ, nơi hoàn hảo với các môn lặn, scuba diving (lặn với ống thở). Các thị trấn ốc đảo đậm tính nghệ thuật như làng Tunis, cách Cairo khoảng 2 tiếng lái xe… Đó là những điểm du lịch Ai Cập du khách nước ngoài nên cân nhắc vào lộ trình.
Thời điểm nào lý tưởng để du lịch Ai Cập 2023?
Tại Ai Cập, khí hậu vào ban ngày nóng, mát hơn về đêm. Từ giữa tháng 3 đến tháng 6, cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 là thời gian hoàn hảo để vi vu Ai Cập. Nếu du khách muốn không gian yên tĩnh, thoải mái để chụp hình, tham quan, có thể tới đây vào tháng 7, 8.
Mặc trang phục gì khi du lịch đến Ai Cập?
Phụ nữ ở Cairo, Giza diện nhiều trang phục khác nhau. Họ mặc từ burqas (áo dài có khăn che mặt) đến quần jean hay áo ba lỗ. Du khách nước ngoài có thể mặc đồ đơn giản, thoải mái. Tuy nhiên, bạn chú ý che qua đầu gối, vai và ngực khi tham quan các địa điểm tôn giáo… Ngoài ra, khách du lịch nên mang theo khăn quàng cổ nhẹ, mũ. Đặc biệt, bạn nhớ thoa kem chống nắng có chỉ số SPF cao.
Lưu trú khi du lịch Ai Cập 2023
Khách sạn ở khu Old Cairo, khu Giza nằm sát các kim tự tháp. Điểm lưu trú trên gần các địa điểm tham quan chính như nhà thờ, thánh đường, bảo tàng… Khách du lịch trả khoảng 200 USD/đêm. Du khách sẽ mất thời gian di chuyển vào trung tâm thành phố nếu ở đây.
Bên cạnh đó, các tour du thuyền 4 ngày 3 đêm dọc sông Nile, đi qua Luxor và Aswan khá thú vị. Du khách chi trả dao động 250-350 USD/người để trải nghiệm lưu trú cao cấp này. Nếu muốn tiết kiệm, du khách có thể chọn các hostel ở làng Nubian xung quanh Aswan, chỉ khoảng 15 USD/đêm.
Ẩm thực
Chim bồ câu nhồi, koshari (gồm mì ống, cơm, đậu xanh, caramen, đậu lăng), ful medames (làm từ đậu fava nấu cùng các loại gia vị truyền thống và dầu ôliu) dawood basha (thịt viên), falafel (món ăn chay phổ biến)… Đó là những hương vị ẩm thực yêu thích của du khách khi khám phá Ai Cập năm 2023.
Thừa Thiên Huế: Khởi động lại du lịch tàu biển
Sau gần 3 năm, chuyến tàu du lịch biển đầu tiên mới trở lại Huế và dự báo sẽ phục hồi tốt hơn từ năm 2023.
Du lịch tàu biển được dự báo sẽ phục hồi tốt trong thời gian tới. Ảnh: Nguyễn Phong
Cập cảng sau gần 3 năm
Tháng 02/2020 là thời điểm mà chuyến tàu du lịch biển sau cùng cập cảng Chân Mây, sau đó tất cả phải dừng lại vì dịch bệnh. Đến tháng 10/2022, tức là 2 năm 8 tháng cảng Chân Mây mới lại đón chuyến tàu du lịch biển đầu tiên quay trở lại. Từ khi Việt Nam mở cửa du lịch hoàn toàn (tháng 3/2022), du lịch tàu biển là một trong những thị trường phục hồi chậm so với các thị trường truyền thống khác của Huế.
Chuyến tàu biển đầu tiên đến Huế là du thuyền 5 sao Le Lapérouse mang quốc tịch Wallis & Futuna của hãng tàu nổi tiếng Ponant. Du thuyền đã chở gần 100 du khách quốc tế, chủ yếu từ thị trường Âu, Mỹ đến với Cố đô. Nhiều du khách khi đến Huế cho biết, nếu không có dịch bệnh, họ đã có chuyến hành trình bằng tàu biển đến Việt Nam nói chung và Huế nói riêng từ giữa năm 2020. Khi đến Huế họ đã vô cùng ấn tượng với những đền đài, lăng tẩm, nhất là Đại Nội. Đến Huế họ còn rất ấn tượng khi được chào đón nồng hậu, với những bộ áo dài và nón lá dù trời mưa rất lớn. Nhiều du khách khẳng định, họ sẽ quay trở lại Huế trong một thời gian sớm nhất, nếu không bằng đường tàu biển sẽ bằng một hình thức di chuyển khác.
Ông Huỳnh Văn Toàn, Tổng Giám đốc Công ty CP Cảng Chân Mây cho biết, trong tháng 10 và đầu tháng 11/2022, cảng đã liên tiếp đón 3 chuyến tàu du lịch cập cảng. Chân Mây là cảng phức hợp, vừa đón tàu du lịch và tàu hàng. Hiện, cầu cảng thứ 2 đã đưa vào hoạt động, cùng với cầu cảng số 1, cảng đã cơ bản hoàn thiện cơ sở vật chất để có thể đón tàu biển trở lại với các dịch vụ tốt nhất. Trong cuối năm nay và đặc biệt từ năm 2023, tần suất tàu du lịch đến Chân Mây sẽ tăng lên theo tịnh tiến của thời gian. Khả năng khoảng cuối năm 2023 sẽ phục hồi tốt như thời điểm năm 2019.
Đoàn khách tàu biển đến Huế đầu tháng 11/2022
Niềm vui không kém khi khách tàu biển trở lại là đội ngũ hướng dẫn viên chuyên phục vụ dòng khách này. Hướng dẫn viên Nguyễn Thanh Đô chia sẻ, trở lại Chân Mây sau hơn 3 năm để phục vụ khách là cảm xúc tươi mới như lần đầu đảm nhận phục vụ khách tàu biển. Các đơn vị lữ hành thông báo rằng, tín hiệu du lịch tàu biển đang rất khởi sắc và năm 2023 sẽ là giai đoạn "bùng nổ" trở lại. Điều này khiến "anh em" hướng dẫn viên chuyên về tàu biển rất phấn khởi.
Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch đánh giá, dù chưa nhiều, song việc tàu du lịch biển đã cập cảng Chân Mây và đưa khách đến Thừa Thiên Huế trở lại là tín hiệu tích cực đối với việc phục hồi du lịch; khởi động lại hoạt động du lịch tàu biển quốc tế tới cảng Chân Mây. Lâu nay, khách tàu biển chiếm tỷ trọng đáng kể, mang lại nguồn thu lớn cho ngành du lịch Cố đô. Do đó, ngành du lịch phải chủ động các giải pháp để đón và phục vụ khách tốt hơn.
Nửa mừng, nửa lo
Ông Huỳnh Văn Toàn thông tin, Chân Mây là điểm đến của nhiều hãng tàu lớn trên thế giới, như Royal Caribbean, Celebrity Cruises, Tui Cruises, Costa Criere, Viking Ocean Cruises, Small Cruise Lines, Princess Cruises... Đặc biệt, siêu du thuyền mang tên Ovation of the Seas lớn nhất thế giới đã từng đến Chân Mây. Để chuẩn bị đón các hãng tàu lớn, cảng cũng đã xây dựng phương án mới, phân luồng và bố trí lịch trình cập cảng phù hợp, ưu tiên cho tàu du lịch. Cảng cũng đã có phương án bố trí bãi đỗ xe phù hợp, tạo thuận lợi khi hiện nay cảng đã có thêm các cầu cảng mới và khai thác tàu container.
Ông Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, ngành sẽ chủ động phối hợp với cảng Chân Mây, các đơn vị lữ hành chuyên khai thác khách tàu biển để tăng cường quảng bá, giới thiệu điểm đến những công trình, kiến trúc lịch sử, danh lam thắng cảnh, văn hóa và ẩm thực Huế... để khẳng định Huế đã sẵn sàng đón khách tàu biển với những dịch vụ, phương án tốt nhất. Cùng với đó là phối hợp với các điểm du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tổ chức đưa khách đi tham quan và sử dụng dịch vụ khi khách lên bờ. Môi trường khi du khách dừng chân được chú trọng hơn, chất lượng dịch vụ phải được quan tâm hơn khi phục vụ đối tượng đã có rất nhiều trải nghiệm và yêu cầu cao vì đây là dòng khách có mức chi tiêu cao.
Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) mới đây đưa ra phân tích, du lịch tàu biển có giá trị doanh thu cao hơn khoảng 40% so với du lịch đường hàng không hay đường bộ. Đây cũng là lý do khiến du lịch tàu biển được các nước phát triển trên thế giới ưa chuộng và khai thác triệt để. Tổ chức này cũng dự báo sự phục hồi tốt hơn của du lịch tàu biển trong năm 2023.
Đó là tín hiệu mừng cho thị trường khách tàu biển, nhưng vẫn còn những nỗi lo. Đại diện công ty du lịch vừa đưa 3 chuyến tàu cập cảng Chân Mây cho biết, nhu cầu là có, nhưng hiện tại vẫn còn khá thấp. Quá trình tiếp thị cho thấy, dù là khách hạng sang nhưng giá tour vẫn là yếu tố chi phối khách. Như các chuyến tàu vừa qua mỗi chuyến tàu chỉ đưa từ 80 - 100 khách, so với con số hàng nghìn khách của những con tàu lớn trước đây. Có thể khi kinh tế thế giới phục hồi tốt hơn, nhu cầu du lịch tàu biển mới trở lại trạng thái bình thường như trước.
Qua các chuyến tàu biển đầu tiên trở lại Việt Nam cho thấy, hình thức tương đối khác so trước đây. Khách du lịch tàu biển lựa chọn đa dạng hơn. Không chỉ đi một tour suốt hành trình trên tàu, dừng lại điểm nào đó, xuống tham quan rồi quay lại tàu. Nay lại có sự thay đổi, khách lựa chọn các phương tiện di chuyển linh hoạt hơn, gồm cả tàu biển, máy bay, ô tô. Khách đi theo chặng để tiết kiệm chi phí và mang tính trải nghiệm cho biết. Do đó đây cũng là yếu tố mà các hãng lữ hành cần có sự biến hóa linh hoạt hơn trong khai thác dịch vụ.
Ai Cập vào danh sách 25 điểm du lịch tốt nhất năm 2023 của National Geographic Ai Cập đã lọt vào danh sách 25 điểm đến du lịch tốt nhất trong năm 2023 do tạp chí National Geographic bình chọn. Du khách cưỡi lạc đà thăm quan kim tự tháp ở ngoại ô thủ đô Cairo, Ai Cập ngày 25/3. Ảnh: AFP/TTXVN National Geographic cho biết Ai Cập được đưa vào danh sách những điểm đến hàng đầu đối...