Dù làm rạng danh Việt Nam, Tiến Minh vẫn bị coi thường?
Mảnh giấy sơ sài ghi số tiền thưởng mà Liên đoàn cầu lông Việt Nam trao cho Tiến Minh tại sân bay trong ngày trở về đang gây nhiều tranh cãi.
Những người hâm mộ cầu lông Việt Nam chắc hẳn đã rất vui, tự hào khi tay vợt Nguyễn Tiến Minh vừa giành huy chương đồng trong giải cầu lông Vô địch Thế giới (VĐTG) 2013.
Tay vợt xuất sắc nhất Việt Nam và đứng trong top 10 thế giới đã tạo nên một kỳ tích chưa từng có cho cầu lông Việt Nam. Chính vì vậy, ngoài việc được đề nghị trao Huân chương lao động, Tiến Minh còn được nhận rất nhiều khoản thưởng “ nóng”, “nguội” từ các sở, ngành…
Tấm biển trao thưởng cho Tiến Minh chỉ là một mảnh giấy A4. Ảnh: Người Lao Động
Dân mạng ngày hôm nay đang truyền tay nhau hình ảnh trong ngày trở về của Tiến Minh (12/8). Ngay tại sân bay, đại diện của Liên đoàn cầu lông Việt Nam và Liên đoàn cầu lông Tp. HCM đã trao thưởng “nóng” cho Tiến Minh. Tổng cộng số tiền thưởng của tay vợt người TP. HCM là 25 triệu đồng, nhưng điều đặc biệt là tấm biển trao thưởng cho Tiến Minh chỉ là một mảnh giấy A4, in chữ đen sơ sài.
Bức ảnh Tiến Minh nhận thưởng từ chuyên gia Huỳnh Ngọc Liên gây nhiều tranh cãi trên mạng
Hình ảnh này sớm làm dậy sóng dư luận khi được chia sẻ lên các trang mạng xã hội, mạng giải trí. Phần lớn cư dân mạng thắc mắc, không hiểu vì sao một người vừa làm rạng danh Tổ quốc với thành tích thể thao ấn tượng như Tiến Minh lại được trao thưởng một cách sơ sài như vậy.
Video đang HOT
Phần bình luận của BLV Tạ Biên Cương xoay quanh việc trao thưởng choTiến Minh tại sân bay
Bình luận viên Tạ Biên Cương cũng vừa nêu quan điểm của mình trong việc trao thưởng cho Tiến Minh, anh bình luận trên một trang mạng giải trí như sau: “25 triệu – tương đương với hơn 3 tháng lương của Tiến Minh (hiện tại anh đang nhận 7 triệu/tháng).
Nếu xét về tỉ lệ thưởng/lương thì số thưởng này không hề tệ, có chăng chỉ là mức lương hiện tại của Tiến Minh quá thấp và dường như không tương xứng với những đóng góp của anh.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây không phải là số tiền mà chính là ở cái cách người ta trao thưởng cho anh. Ông bà ta thường có câu: “Của cho không bằng cách cho”
Phần thưởng của 2 Liên đoàn đến với Tiến Minh ngay khi anh vừa bước chân xuống sân bay. Đây có thể được coi là một sự động viên “kịp thời” và cũng rất “tranh thủ” của những nhà chức trách vì ai cũng biết rằng các phóng viên cũng rất săn đón anh trong ngày trở về. Nhưng tệ một nỗi, người ta trao cho anh 2 tờ A4 với những dòng chữ sơ xài và một vài con số mà ai cũng có thể làm ra được.
Vậy, việc trao thưởng này, liệu có phải chỉ là một việc làm “lấy lệ” trước ống kính?
Liệu có vị lãnh đạo Liên đoàn cầu lông VN nào trực tiếp ra sân bay chào đón Tiến Minh trở về trong ngày hôm ấy?
Cứ nhìn gương mặt của Tiến Minh, ắt hẳn mỗi người cũng tự có những suy nghĩ cho riêng mình về cái cách các nhân tài được đãi ngộ hiện nay.
Xin được trích lại một đoạn trong bài phỏng vấn của anh sau khi kết thúc giải VĐTG vừa qua: “HLV của đội tuyển Malaysia khi gặp tôi đã nói đùa rằng đoàn của họ đi dự giải thế giới tới 30 VĐV và hàng chục chuyên gia, HLV, nhân viên y tế, dinh dưỡng…, vậy mà chỉ có Lee Chong Wei vào được chung kết. Trong khi đó, Việt Nam chỉ có tôi, HLV Nguyễn Anh Hoàng và chuyên gia Huỳnh Ngọc Liên, vậy mà giành được HCĐ. Ngay mấy nước khác như Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ đi hàng chục người còn trắng tay. Vì vậy, họ càng nể tôi”.
Ngoài những hiểu biết về chuyên môn, ý kiến về việc trao thưởng cho Tiến Minh của BLV Biên Cương khá tương đồng với ý kiến của nhiều cư dân mạng khác. Nick name Logan Nguyen bình luận: “Không biết thế nào chứ nhìn hai cái mảnh giấy thấy bôi bác quá trời luôn”. Leo Kun lại nhấn mạnh: “Có thưởng thì cũng nên tôn trọng anh ấy một chút chứ nhỉ?! Hai tờ giấy đánh vài chữ thì gọi là quan tâm à?”.
Nhiều cư dân mạng nêu quản điểm cá nhân, bình luận xôn xao về việc trao thưởng cho Tiến Minh.
Tuy nhiên bình luận về tấm ảnh và việc trao thưởng có phần sơ sài này, cũng có rất nhiều cư dân mạng nêu quan điểm rõ ràng “không cần trọng hình thức” và đây không phải tất cả những gì Tiến Minh được thưởng sau chừng ấy thành công. Nick name Lê Hữu P. phản đối ý kiến của Leo Kun: “Cái này gọi là thưởng nóng, không thấy là ở sân bay à? Tuy không rầm rộ nhưng có tác dụng kích thích, tuyên dương hiệu quả và kịp thời hơn, mấy bạn đừng soi mói nhiều nữa”.
Không cùng quan điểm với Hữu P. nick name Tũn Nest. bình luận: “Cái này là vấn đề xã giao. Cái bằng khen thì có gì khó. Bố trí chỉ khoảng 5 phút là xong. Nó không phải là cái gì hào nhoáng, tung hô, nhưng nó tạo cho Tiến Minh cảm giác được trân trọng, chứ cái tờ A4 kia nó thể hiện sự hời hợt, qua loa”.
Theo VNE
Tiến Minh và những cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp
Tay vợt số một Việt Nam vừa bổ sung vào bảng thành tích tấm HC đồng thế giới và sẽ thăng tiến trên bảng xếp hạng thời gian tới.
Tiến Minh giành chiếc HC đồng thế giới lịch sử cho cầu lông Việt Nam. Ảnh: Mai Hương.
Ở trận bán kết giải vô địch thế giới, Tiến Minh không thể làm nên bất ngờ trước đối thủ nước chủ nhà, Lin Dan - tay vợt từng 3 lần đánh bại Tiến Minh trước đó. Sau đó anh cũng xuất sắc lên ngôi ở giải và có 6 chức vô địch thế giới. Do nghỉ thời gian dài vì nhiều lý do, Lin Dan hiện xếp hạng 284 thế giới. Dù vậy, anh vẫn được đánh giá cao hơn về mọi mặt so với Tiến Minh. Dẫu vậy, Lin Dan có một trận đấu không dễ dàng khi Tiến Minh chơi giằng co ở cả hai set trước khi chỉ chấp nhận gác vợt khi thể lực giảm sút. Để thua 0-2, Tiến Minh chia tay giải với thành tích là tấm HC đồng - một kỳ tích với cá nhân anh cũng như cầu lông Việt Nam. Đáng nể hơn khi Tiến Minh đã 30 tuổi và anh không nhận được sự quan tâm đúng mức của ngành thể thao.
Tiến Minh trở thành hình ảnh quá quen thuộc với người hâm mộ cầu lông nước nhà nhiều năm qua. Tay vợt sinh năm 1983 chính là một trong những VĐV mang nhiều kỳ tích nhất cho cầu lông và thể thao Việt Nam. Cho đến lúc này, vẫn chưa có bất cứ VĐV nào ngoài Tiến Minh có thứ hạng trong top 10 thế giới ở những môn đỉnh cao thuộc hệ thống thi đấu của Olympic. Đó thực sự là thành tích đáng nể và tự hào với tay vợt người TP HCM. Thậm chí, Tổng Thư ký Liên đoàn cầu lông Việt Nam Lê Thanh Sang từng khẳng định sau 20 năm nữa cầu lông Việt Nam cũng không có Tiến Minh thứ hai.
Kể từ lần đầu tham dự năm 2007, Tiến Minh mới lần đầu tiên nhận huy chương ở giải đấu quy tụ đầy đủ gương mặt trong top 20 này. Tiến Minh cho biết anh đã phát điên sau kho hạ tay vợt người Đan Mạch Jan Jorgensen ở tứ kết. Dù hơn đối thủ 3 bậc trên bảng xếp hạng, Tiến Minh lại bất lợi hơn rất nhiều về thể hình, thể lực, tuổi tác... Nhưng cũng chính vì những bất lợi này, chiến thắng của tay vợt hạng 7 thế giới thêm ý nghĩa. Với việc giành HC đồng, Tiến Minh đứng trước cơ hội lọt vào top 5 thế giới.
Tiến Minh trải qua khổ luyện để có thành công hôm nay. Ảnh: Mai Hương.
Đây không phải là lần đầu tiên anh đem lại những cảm xúc thăng hoa cho người hâm mộ cầu lông nước nhà. Tiến Minh được giới chuyên môn đánh giá là viên ngọc thô khi đoạt chức vô địch giải quốc tế Malaysia Mở rộng vào tháng 11/2004. Không được ngành thể thao đầu tư lớn, nên gia đình luôn là chỗ dựa cho tay vợt người TP HCM. Trong vòng 7 năm qua, thứ hạng của Tiến Minh đã tăng vượt bậc. Từ vị trí 252 năm 2002, tới năm 2006, anh đã có mặt trong top 50 thế giới và tới đầu năm 2008, Tiến Minh có vị trí thứ 28. Nhờ thứ hạng này, Tiến Minh có mặt tại Olympic Bắc Kinh 2008.
Bước tiến của tay vợt TP HCM tăng chóng mặt, khi năm 2009 anh có mặt trong top 20 thế giới. Cũng trong năm này, Tiến Minh tạo nên cơn địa chấn trong làng cầu lông thế giới, khi đánh bại tay vợt số một trên bảng xếp hạng là Lee Chong Wei tại giải Singapore mở rộng. Sau thành tích này, anh lên hạng 11 thế giới.
Sự nghiệp của Tiến Minh không phải lúc nào cũng trải hoa hồng. Anh luôn thiệt thòi trong những lần đi ra nước ngoài thi đấu. Gần như Tiến Minh phải tự lo tất cả, trong khi một tay vợt top 20 thế giới thường có một êkíp đi cùng. Trong khó khăn và thách thức của tuổi tác, Tiến Minh vẫn liên tiếp lập chiến công, tạo ra những cột mốc.
Ngày 25/7/2009, tại giải Grand Prix Thailand mở rộng, Nguyễn Tiến Minh xuất sắc đánh bại VĐV chủ nhà là Boonsak Ponsana với tỷ số 2-0 trong trận chung kết, qua đó giúp anh lần đầu tiên vào top 10 thế giới với vị trí số 9. Cuối tháng 9/2009, Tiến Minh lần đầu tiên lên tới thứ hạng số 7 thế giới.Ngày 2/12/2010 Tiến Minh lần đầu tiên trong sự nghiệp lọt vào top 5 tay vợt mạnh nhất với 51.844 điểm. Sau lần thứ hai có mặt tại Olympic năm 2012, Tiến Minh tiếp tục gặt hái được những thành công. Trong năm nay, khi Tiến Minh được đánh giá đã ở bên kia sườn dốc của sự nghiệp, anh vẫn xuất sắc giành ngôi vô địch tại giải Mỹ mở rộng và kỳ tích HC đồng giải vô địch diễn ra tại Quảng Châu, Trung Quốc.
Theo VNE
Kiếm tiền giỏi như Công Vinh, Tiến Minh Trong lịch sử thể thao Việt Nam, tiền đạo Công Vinh và tay vợt Tiến Minh thuộc số ít VĐV đủ sức tạo dựng thương hiệu và có thể kiếm được nhiều tiền từ tài năng, sự khổ luyện. Tiến Minh, VĐV Việt Nam hiếm hoi lọt vào top 10 thế giới ở các môn không thể cân. Ảnh: QUANG LIÊM Như một...