Dự kiến những biện pháp chế tài của EU đối với Nga
Chiều nay (17/3), Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp lại Brussells (Bỉ) nhằm thảo luận về các biện pháp chế tài tăng thêm đối với Nga, có thể bao gồm việc loại các ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống giao dịch quốc tế, cấm xuất khẩu vũ khí cho Nga…
Dưới đây là tổng hợp về các biện pháp chế tài mà EU có thể áp dụng đối với Nga cùng dự đoán về hiệu quả mang lại được truyền thông nước ngoài đăng tải:
Dù đi theo hướng nào vẫn có nhiều nước châu Âu hưởng lợi từ dự án Dòng chảy phương Nam của Gazprom. Ảnh: Gazprom
1. Áp dụng chế tài kiểu tương tự như đối với Iran
Nội dung: Thực thi cấm vận tài chính kiểu tương tự như đối với Iran trước đây, loại ngân hàng của Nga và ngân hàng của Crimea (Crưm) ra khỏi hệ thống giao dịch quốc tế. Ở khía cạnh này, các ngân hàng của Crimea từng cung cấp dịch vụ cho chính phủ Nga sẽ phải đối mặt với rủi ro cao nhất.
Hậu quả: Buộc các ngân hàng quốc tế phải rời xa Nga và dừng mọi giao dịch đối với Nga.
2. Gây sức ép đối với doanh nghiệp
Nội dung: Mỹ và EU đã tiến hành hạn chế du lịch và đông kết tài sản của một số quan chức Nga, những có thể sẽ mở rộng phạm vi đối tượng sang các doanh nghiệp của Nga.
Hậu quả: Có thể hủy hoại phần nghiệp vụ quốc tế của các doanh nghiệp Nga, ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin của các nhà đầu tư.
3. Hạn chế đường ống dẫn dầu
Nội dung: Viện dẫn điều lệ cạnh tranh thị trường năng lượng, gây trở ngại đối với công trình xây dựng đường ống dẫn dầu của hãng Gazprom (Nga) vươn tới Nam Âu và Bắc Âu.
Video đang HOT
Hậu quả: Có thể giáng đòn hữu hiệu vào xuất khẩu của Nga và doanh thu, lợi nhuận của hãng Gazprom, nhưng sẽ gặp phải sự phản đối của không ít nước châu Âu hưởng lợi từ dự án đường ống dẫn dầu này.
4. Cấm xuất khẩu
Nội dung: Cấm Nga xuất khẩu năng lượng, gồm khí đốt thiên nhiên cho EU.
Hậu quả: Tuy rằng biện pháp này về lâu dài sẽ gây tổn hại tới xuất khẩu và kinh tế Nga, nhưng trong ngắn hạn EU có thể khó tìm được nguồn cung cấp, đặc biệt là về năng lượng, nhằm thay thế Nga.
5. Gia tăng đòn tấn công nhằm vào Nga
Nội dung: Tăng cường các điều luật nhằm vào Nga như đẩy mạnh việc tấn công hoạt động rửa tiền.
Hậu quả: Hiệu quả dự kiến sẽ không rõ rệt.
6. Cấm vận vũ khí
Nội dung: Cấm EU xuất khẩu vũ khí sang Nga.
Hậu quả: Chỉ mang tính tượng trưng, mức độ chế tài hạn chế.
Ngoài ra, EU cũng có thể cân nhắc việc loại Nga ra khỏi Nhóm G-8.
Nhiều khả năng EU sẽ áp dụng một số biện pháp chế tài gia tăng đối với Nga. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ trong bối cảnh toàn cầu hóa cao độ như hiện nay, quan hệ kinh tế giữa Nga và châu Âu có thể nói thuộc dạng “môi hở răng lạnh, nếu Nga xuất hiện vấn đề, châu Âu cũng không thể hoàn toàn ở thế hưởng lợi, sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí còn làm kinh tế toàn cầu đổ vỡ. Cho nên, dự kiến biện pháp chế tài kiểu đối với Iran sẽ khó được áp dụng trong trường hợp của Nga.
Theo Báo Tin tức
Bí mật tàu ngầm của Trung Quốc đe dọa tàu chiến Mỹ, Nhật như thế nào?
Nếu xảy ra xung đột với Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), đó có thể là lúc họ dùng đến kho vũ khí khổng lồ với rất nhiều thiết bị từ các đồng minh thân cận của Mỹ: Đức, Pháp và Anh.
Chiến hạm Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên biển năm 2013.
Hầu hết các chiến hạm tiên tiến của Trung Quốc được trang bị động cơ diesel do Đức và Pháp chế tạo. Tàu khu trục Trung Quốc có thiết bị phát hiện tàu ngầm, trực thăng chống ngầm và tên lửa đất đối không của Pháp.
Trên chiến trường, máy bay tấn công chống tàu và các máy bay ném bom của PLA có động cơ phản lực của Anh. Các máy bay do thám mới nhất của Trung Quốc được trang bị hệ thống radar cảnh báo sớm cũng của Anh. Một vài chiếc trực thăng chở quân và tấn công tốt nhất hiện nay của PLA dựa vào những thiết kế của Eurocopter, một chi nhánh của Tập đoàn hàng không vũ trụ và quốc phòng châu Âu (EADS).
Nhưng có lẽ vũ khí chiến lược nhất mà Trung Quốc mua từ châu Âu đó là động cơ diesel của Đức được sử dụng trong các đội tàu ngầm của Bắc Kinh.
Nhằm cạnh tranh với các cường quốc nổi lên từ thế kỷ trước - Đức, Nhật Bản và Liên Xô - Trung Quốc đang xây dựng một hạm đội tàu ngầm mạnh, trong đó có các tàu được sản suất từ trong nước như tàu ngầm lớp Tống và lớp Nguyên. Nhưng "trái tim" đang đập trong những con tàu này lại được thiết kế bởi công ty MTU Friedrichshafen GmbH của Friedrichshafen, Đức. Cùng với 12 tàu ngầm lớp Kilo tiên tiến nhập khẩu từ Nga, 21 chiếc tàu ngầm trên đang chạy bằng động cơ của Đức trở thành lực lượng tàu ngầm phi hạt nhân hiện đại của Hải quân Trung Quốc.
Tàu ngầm lớp Tống của hải quân Trung Quốc.
Cùng với việc Bắc Kinh phô diễn sức mạnh của mình tại các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông thời gian gần đây, tàu ngầm diesel-điện của Trung Quốc có khả năng đe dọa nghiêm trọng nhất đối với các tàu chiến của Mỹ và Nhật Bản. Khả năng "sát thủ" được xây dựng trên cơ sở công nghệ động cơ mạnh mẽ và đáng tin cậy từ Đức, một thành viên chủ chốt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ đứng đầu.
Số liệu thương mại vũ khí của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố vào cuối năm 2012 cho thấy 56 động cơ diesel do MTU thiết kế cho tàu ngầm đã được cung cấp cho hải quân Trung Quốc. Sự chuyển giao công nghệ là rất quan trọng đối với quân đội Trung Quốc vì nước này có kế hoạch hiện đại hóa quân đội để thực thi tuyên bố của Bắc Kinh trên vùng biển tranh chấp và thách thức sự thống trị của hải quân Mỹ và các đồng minh ở châu Á.
"Đây là những động cơ diesel dành cho tàu ngầm tốt nhất thế giới", kỹ sư Hans Ohff, nguyên là Giám đốc điều hành của Tổng công ty tàu ngầm Australia, chuyên chế tạo tàu ngầm phi hạt nhân lớp Collins nói.
Tuy nhiên, MTU đã từ chối trả lời các câu hỏi về vụ chuyển giao các thiết bị trên cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho hải quân Trung Quốc. "Tất cả các mặt hàng xuất khẩu của MTU đúng theo luật xuất khẩu của Đức", một phát ngôn viên của công ty này cho biết.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng sự phụ thuộc của PLA về công nghệ vũ khí nước ngoài đã bị phóng đại. "Theo thông lệ quốc tế, Trung Quốc cũng tham gia hợp tác với một số quốc gia trong lĩnh vực phát triển các loại vũ khí. Nhưng một số người đã chính trị hóa sự hợp tác thương mại bình thường này của chúng tôi và đó là sự bôi xấu Trung Quốc", PLA cho biết trong một thông cáo.
Trung Quốc hiện là nước có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai sau Mỹ và là thị trường quân sự phát triển nhanh nhất trên thế giới. Nhiều tập đoàn trong số các nhà thầu quốc phòng lớn nhất châu Âu đã không thể cưỡng lại sức hấp dẫn từ các thương vụ béo bở với Trung Quốc. Theo SIPRI, động cơ diesel hiệu suất cao của MTU và nhà sản xuất động cơ của Pháp Pielstick cũng đã có mặt trong nhiều tàu chiến và tàu hỗ trợ hiện đại nhất của PLA.
Hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc.
Công nghệ động cơ diesel của tàu ngầm hầu như không mới, nhưng những động cơ này đáp ứng nhiều tiêu chuẩn đảm bảo độ tin cậy khi hoạt động trong các điều kiện khắc nghiệt. MTU có kinh nghiệm chế tạo loại động cơ này hơn 50 năm. Động cơ chuyển giao cho các tàu ngầm lớp Tống và Nguyên của Trung Quốc, MTU 396 SE84, là một trong những động cơ điện tàu ngầm được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Theo thông số kỹ thuật được liệt kê trong các trang tạp chí và các trang web quân sự Trung Quốc, mỗi tàu ngầm của PLA có ba động cơ diesel MTU.
Động cơ diesel chất lượng hàng đầu thế giới MTU được thiết kế giảm thiểu độ rung và tiếng ồn, giảm nguy cơ bị phát hiện bởi các thiết bị phát hiện tàu ngầm của đối phương. Khi sử dụng động cơ này, tàu ngầm sẽ "tàng hình" tốt hơn các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và chỉ cần một khoản đầu tư khá khiêm tốn, một chiếc tàu ngầm chạy bằng điện diesel có thể đánh chìm tàu sân bay hoặc tàu chiến đắt tiền khác.
Do đó, với động cơ này, những tàu ngầm thông thường của Trung Quốc được trang bị ngư lôi và tên lửa hiện đại có thể gây ra mối nguy hiểm lớn đối với bất kỳ đối thủ tiềm năng nào, bao gồm cả Hải quân Mỹ. Điều này cũng có nghĩa rằng phương pháp tác chiến ưa thích của Lầu Năm Góc trong chiến tranh hiện đại - điều các tàu sân bay đến gần bờ biển của đối phương và tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn - sẽ là rất nguy hiểm trong bất kỳ cuộc đụng độ nào với Trung Quốc.
Hải quân Trung Quốc đã chứng minh khả năng này. Năm 2006, một tàu ngầm lớp Tống đã "gây sốc" cho Hải quân Mỹ khi nó nổi lên cách tàu sân bay Mỹ Kitty Hawk khoảng 8 km (trong tầm bắn của ngư lôi tàu ngầm) tại vùng biển ngoài khơi đảo Okinawa, Nhật Bản. Các quan chức Mỹ sau đó đã xác nhận rằng chiếc tàu ngầm này của Trung Quốc đã không bị phát hiện khi nó tiếp cận gần tàu sân bay và các tàu hộ tống của Hải quân Mỹ.
Một quan chức cấp cao của Hải quân Mỹ cũng từ chối bình luận về việc cung cấp động cơ diesel của Đức cho Trung Quốc, nhưng nói rằng Washington thấy được những thách thức đặt ra từ các tàu ngầm trên của PLA. "Động cơ diesel nổi tiếng là khó phát hiện, nhưng chúng tôi cũng luôn luôn đầu tư cải thiện khả năng riêng để bảo đảm rằng các tàu ngầm của chúng tôi tàng hình tốt hơn và vận hành yên tĩnh hơn", quan chức này nói.
Theo CT
baotintuc.vn
Pakistan-Trung Quốc sản xuất máy bay chiến đấu mới Pakistan ngày 18/12 đã bắt đầu sản xuất phiên bản mới của một dòng máy bay chiến đấu hợp tác phát triển với Trung Quốc, được trang bị hệ thống vũ khí và điện tử tiên tiến. Chiến đấu cơ Block-II JF-17 của Pakistan. Máy bay chiến đấu mới, tên gọi Block-II JF-17, sẽ được sản xuất tại Tổ hợp hàng không Pakistan...