Dự kiến giá sàn thân cây sưa quý từng được trả giá trăm tỷ
Người dân thôn Phụ Chính đang cùng với đơn vị đấu giá bán hồ sơ mời các cá nhân, doanh nghiệp mua số gỗ sưa mới chặt hạ.
8h15 sáng 27/1/2019, người dân trong thôn Phụ Chính (xã Hoà Chính, huyện Chương Mỹ) cùng lực lượng chức năng bắt đầu chặt hạ 2 cây sưa trong chùa Phụ Chính.
Ngày 11/6, ông Vũ Văn Tuyến, Trưởng thôn Phụ Chính, xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội cho biết, ngày 4/6, đại diện thôn Phụ Chính đã ký hợp đồng thuê Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản (Sở Tư Pháp Hà Nội) thực hiện việc bán đấu giá hai cây sưa chặt được ở chùa Phụ Chính. Hiện tại, trung tâm này đang bắt đầu bán hồ sơ cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
“Hiện tại, đại diện người dân trong thôn đang kết hợp với trung tâm bán đấu giá tài sản phối hợp bán hồ sơ. Chúng tôi dự kiến đến cuối tháng 6 này sẽ thực hiện việc bán đấu giá số gỗ sưa. Việc nghiệm thu số gỗ sưa, đến quy trình bán đấu giá đều được công khai và đúng quy định của pháp luật”, ông Tuyến thông tin.
Theo ông Tuyến, tổng số gỗ thu được từ việc chặt hạ 2 cây sưa là khoảng 400kg. Dự kiến, số rễ cây sưa sẽ được bán với giá sàn (mức thấp nhất) là 6,5 triệu đồng/1kg. Còn phần thân cây sưa, tuỳ theo chất lượng gỗ sẽ được phân thành các loại giá sàn khác nhau: loại 32 triệu đồng/1kg; loại 22 triệu đồng/1kg; loại 15 triệu đồng/1kg.
Video đang HOT
Sau khi chặt hạ, người dân kiểm đếm gỗ và cho vào trong thùng container hàn chắc chắn lại.
Ông Tuyến cho biết thêm, đơn vị không giới hạn người dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia việc đấu giá mua số gỗ sưa. Tuy nhiên, theo quy định, những người mua hồ sơ tham gia đấu giá sẽ phải đặt cọc trước 15% trong tổng số tiền dự định mua cây gỗ sưa.
Trước đó, vào 8h15 sáng 27/1/2019, người dân trong thôn Phụ Chính (xã Hoà Chính, huyện Chương Mỹ) cùng lực lượng chức năng bắt đầu chặt hạ 2 cây sưa trong chùa Phụ Chính. Đây là cây sưa từng được trả giá 100 tỷ đồng.
Tại khu vực khuôn viên chùa có 2 cây sưa, một cây có chiều cao khoảng trên 10m, đường kính trên 1m, cỡ 2 người ôm, 130 năm tuổi. Một cây khác cũng có chiều cao hơn 10m, đường kính khoảng 80cm, khoảng gần 100 năm tuổi.
Sau khi chặt hạ, người dân kiểm đếm gỗ và cho vào trong thùng container hàn chắc chắn lại. Thùng container chứa gỗ sưa sẽ được để ở sân nhà văn hóa thôn. Hàng ngày, có tổ bảo vệ, công an xã thay nhau trông nom.
Năm 2018, UBND TP Hà Nội có văn bản đồng ý cho người dân ở xã Hoà Chính, huyện Chương Mỹ bán đấu giá cây sưa từng được định giá 100 tỷ đồng nằm trong khuôn viên chùa Phụ Chính. Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Hà Nội cho hay, số cây sưa còn lại trong chùa Phụ Chính, xã Hoà Chính là loại gỗ nhóm IA, cây trồng phân tán thuộc sở hữu của cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính.
Chính vì vậy, việc khai thác, sử dụng số gỗ sưa còn lại tại thôn Phụ Chính do cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính quyết định. Tuy nhiên, việc tổ chức bán đấu giá gỗ sưa sau khai thác phải thực hiện công khai theo đúng trình tự, quy định của pháp luật. Số tiền thu được từ việc bán gỗ sưa cũng hoàn toàn do cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính quyết định.
Theo Danviet
Bao giờ bán đấu giá cây sưa 'trăm tỷ' ở Hà Nội?
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong ngày 20/2, đại diện thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết, thành phố và huyện đang thúc giục xã, thôn bán đấu giá lượng gỗ từ hai cây sưa đỏ 130 tuổi và 50 tuổi.
2 cây sưa sau khi chặt hạ thu được 31 khúc gỗ với đường kính lớn nhỏ khác nhau, được đưa toàn bộ vào chiếc container khóa chặt được rào kín bằng dây thép trước sân nhà văn hóa thôn. Ảnh: Laodong
Theo ông Vũ Văn Tuyến, Trưởng thôn Phụ Chính, thời gian Tết vừa qua, công việc trông coi lượng gỗ sưa cũng khá vất vả, tuy nhiên không gặp vấn đề gì bởi khu vực cất giữ được bố trí camera giám sát, có người canh giữ, lại hay có người đi lại, gần đường nên dễ quan sát.
Cũng theo ông Tuyến, nhân dân cũng đang mong muốn việc bán đấu giá lượng gỗ sưa nói trên, nhưng thôn chưa có kế hoạch cụ thể, bởi đang có nhiều việc, chưa họp thôn được. "Trên thành phố, huyện cũng đang giục, nhưng thôn có nhiều việc nên chưa họp triển khai được", ông Tuyến nói.
Theo ông Tuyến, nếu họp được thì thủ tục cũng sẽ nhanh gọn vì chỉ cần làm theo quy định thôi. Cụ thể, thôn sẽ làm đơn ra xã để xin bán lượng gỗ sưa. Chính quyền chỉ đứng ra để đảm bảo tính công khai, minh bạch. "Chính quyền hướng dẫn cụ thể, mình làm theo quy định thôi", ông Tuyến nói thêm.
Về định giá, ông Tuyến cho biết, nhiều khả năng thôn phải phối hợp với một đơn vị để định giá. Vì họ biết giá gỗ sưa trên thị trường là bao nhiêu. Đấu giá thì có quy định của pháp luật, chỉ cần làm đúng theo quy định là được.
"Cũng có ý kiến trong thôn sợ đấu giá thì thành phố, huyện quản lý tiền. Nhưng không phải. Số tiền thu được sẽ dành để xây dựng các công trình trong thôn. Về cơ bản, dư luận trong thôn rất mong muốn đấu giá bán gỗ sưa, vì để trong thôn lâu ngày sợ có điều gì bất an, lo lắng", ông Tuyến nói, đồng thời cho biết, sẽ tiến hành họp thôn, đẩy nhanh việc bàn bạc bán đấu giá.
TRƯỜNG PHONG
Theo TPO
Chủ tịch xã nói gì trước đơn tố trưởng thôn trộm cành "sưa trăm tỷ" đem bán? Khi người dân đang nóng lòng chờ đợi được tiếp tục khai thác "cây sưa trăm tỷ", bỗng xuất hiện đơn tố cáo trưởng thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) tự ý thuê người cưa trộm cành đem bán, gây xôn xao dư luận địa phương. Chiều 20.1, ông Nguyễn Văn Chính - Chủ tịch UBND xã Hòa...