Dự kiến chi 57.000 tỷ đồng trong 5 năm tới để phát triển kinh tế nông thôn theo Chương trình OCOP
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang xây dựng Đề án OCOP giai đoạn 2021-2025 để trình Chính phủ, dự kiến sẽ có 57.000 tỷ đồng rót cho Chương trình này.
Sau thành công của Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang xây dựng Đề án giai đoạn 2021-2025 để trình Chính phủ, dự kiến sẽ có 57.000 tỷ đồng rót cho Chương trình này.
OCOP là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương ký kết phối hợp trong triển khai C hương trình OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới
Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.
Thời gian qua, Chương trình OCOP đã góp phần từng bước chuyển đổi sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín, gắn với vai trò của các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ; góp phần tạo việc làm cho lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, phát huy vai trò của phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số.
Video đang HOT
Giai đoạn 2018-2020, đã có 2.961 chủ thể đăng ký tham gia Chương trình với 6.210 sản phẩm. Cả nước hiện có 4.733 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao trở lên. Nguồn kinh phí huy động cho Chương trình OCOP của cả nước trong giai đoạn này là 22.845 tỷ đồng.
Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo đã được các địa phương triển khai hiệu quả như: Hội chợ OCOP thường niên của tỉnh Quảng Ninh, Chuỗi sự kiện kết nối sản phẩm các vùng miền của Hà Nội, Nhịp cầu xúc tiến thương mại và đầu tư gắn với OCOP của tỉnh Đồng Tháp… góp phần tạo sức lan tỏa, nâng cao hình ảnh sản phẩm và thương hiệu OCOP Việt Nam trên thị trường.
Các địa phương đã tổ chức 66 hội chợ về sản phẩm OCOP, với trên 10.000 gian hàng, 142 trung tâm/điểm bán sản phẩm OCOP được xây dựng và đưa vào hoạt động. Nhiều chủ thể có sản phẩm OCOP được phân phối ổn định trong các hệ thống siêu thị, nhất là Central Retail, Saigon Coop, Mega Market… và một số siêu thị địa phương.
Trong giai đoạn 2021 – 2025, chương trình phấn đấu có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên, ít nhất 3% sản phẩm đạt 5 sao; có ít nhất 50% làng nghề nông thôn có sản phẩm OCOP góp phần bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống của các địa phương; tỉ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 30%…
Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình dự kiến là 57.000 tỷ đồng, trong đó vốn do các tổ chức kinh tế đầu tư khoảng 11.400 tỷ đồng, còn lại là vốn vay tín dụng và các nguồn khác.
Thời gian tới, để sản phẩm OCOP phát triển bền vững, cần tổ chức sản xuất gắn với quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng của địa phương. Sản phẩm tham gia Chương trình OCOP là các sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc địa phương, mang đặc trưng về giá trị văn hóa, lợi thế của địa phương, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm làng nghề nông thôn, dựa trên các thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, tri thức và văn hóa bản địa của từng địa phương.
Sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch, dựa trên các lợi thế, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan và văn hóa vùng miền của mỗi địa phương.
Cần phải liên kết để phát triển sản phẩm OCOP chứ không nên hiểu theo nghĩa hẹp là hàng hóa phải có nguồn gốc địa phương. Chẳng hạn sản phẩm OCOP của Hà Nội nhưng nguyên liệu có thể là của các tỉnh khác trong vùng.
Bên cạnh đó, cần chuẩn hóa về sản phẩm OCOP để đảm bảo chất lượng. Cần có hệ thống chấm điểm, số hóa quy trình chấm điểm, phân hạng sản phẩm. Vì đôi khi, các địa phương nóng lòng muốn phát triển nhanh các sản phẩm OCOP, có thể “nương nhẹ” để sản phẩm nào đó đạt chuẩn.
Chuẩn hóa và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP. Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kế nối cung – cầu cho sản phẩm OCOP.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong Chương trình OCOP. Từ đó, xây dựng hồ sơ và quản lý dự liệu sản phẩm OCOP, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị, gắn với giám sát – chứng thực của công tác nhà nước…
OCOP tạo việc làm cho người lao động, thúc đẩy kinh tế nông thôn
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là OCOP) giai đọan 2018- 2020 đã đạt được những thành tựu đáng chú ý. Trong đó, một số kết quả nổi bật của chương trình đã tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, đặc biệt là những vùng khó khăn.
Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018. Ngay sau khi Đề án được phê duyệt, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai sâu rộng trong cả nước.
Qua 3 năm triển khai, với sự tham gia tích cực của các cấp chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân, đến nay đã có 59/63 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng được 4.469 sản phẩm của 2.439 chủ thể đã được công nhận đạt từ 3 sao trở lên (vượt 1,86 lần so với mục tiêu giai đoạn 2018 - 2020). Trong đó, 1,7% tổng số sản phẩm OCOP được đánh giá có tiềm năng 5 sao.
Chương trình OCOP đã nâng cao giá trị cho các loại nông sản, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế của các địa phương.
Sau khi triển khai thực hiện chương trình OCOP, những kết quả nổi bật của chương trình đã tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn. Cụ thể, chương trình OCOP đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để gia tăng giá trị sản phẩm OCOP.
Trong đó, phải kể đến một số địa phương như: các làng nghề truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng; trái cây và dược liệu ở Miền núi phía Bắc, cà phê và hồ tiêu ở Tây Nguyên, lúa gạo và thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long... Đã có hơn 145 sản phẩm OCOP khai thác hiệu quả vùng nguyên liệu địa phương, gắn với chỉ dẫn địa lý, như: chè Shan Tuyết Hoàng Su Phì của tỉnh Hà Giang; chè Tân Cương của tỉnh Thái Nguyên; cà phê của tỉnh Sơn La, lúa gạo ở tỉnh Sóc Trăng và tỉnh An Giang...
Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã gia tăng giá trị, góp phần giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu. Kết quả đánh giá của các địa phương cho thấy: 60,7% chủ thể OCOP đạt từ 3 sao trở lên có doanh thu tăng bình quân 17,6%/năm, giá bán các sản phẩm sau khi được chính thức công nhận OCOP tăng bình quân 12,2%. Đặc biệt, các sản phẩm đề nghị Trung ương đánh giá, phân hạng cấp quốc gia đều tăng trưởng về doanh thu từ 20-40%.
Chương trình OCOP cũng từng bước chuyển đổi sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín, đặc biệt là gắn với vai trò của các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương trình đã hình thành được 393 chuỗi giá trị OCOP hoạt động hiệu quả với vai trò tích cực của hợp tác xã và doanh nghiệp (66,4% chủ thể OCOP ở miền núi phía Bắc là hợp tác xã, 54,2% chủ thể OCOP ở Đông Nam Bộ là doanh nghiệp...).
Bên cạnh đó, chương trình OCOP còn góp phần tạo việc làm cho lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt là phát huy vai trò của phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số. Điển hình như các chủ thể OCOP của tỉnh Quảng Ninh đã tạo việc làm cho trên 3.800 lao động trực tiếp; các chủ thể OCOP của tỉnh Hà Tĩnh tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 2.196 lao động...
Nhờ đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng nên các sản phẩm OCOP ngày càng nhận được sự yêu thích của thị trường. Một số doanh nghiệp, tập đoàn siêu thị lớn đã đặt hàng, ưu tiên các sản phẩm OCOP để đưa vào hệ thống phân phối, hiện đang được tiêu thụ ổn định. Đặc biệt, nhiều sản phẩm OCOP được đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng, đã tiếp cận thị trường xuất khẩu như: miến dong Tài Hoan của tỉnh Bắc Kạn, cà phê Bích Thao của tỉnh Sơn La, đường thốt nốt Palmania của tỉnh An Giang...
Không thể phủ nhận những tác động tích cực từ chương trình OCOP mang đến cho các địa phương. Để chương trình ngày càng đi vào thực chất, các địa phương cần xác định đây là Chương trình phát triển kinh tế nông thôn, chỉ đạo các sở, ngành tổ chức rà soát, nghiên cứu và xây dựng Đề án/Kế hoạch Chương trình OCOP giai đoạn 2021- 2025 để tập trung các giải pháp, pháy huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương về nguyên liệu, lao động và ngành nghề truyền thống nông thôn.
Gặp mặt người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Tuyên Quang Tại Trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh vừa chủ trì buổi gặp mặt oàn đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Tuyên Quang nhân dịp đoàn về thăm Thủ đô Hà Nội. Người dân huyện Nậm Pồ (iện Biên) chăm sóc và bảo vệ rừng....