Dự kiến chất vấn Bộ trưởng Tài chính về lương
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cùng 5 vị bộ trưởng nằm trong danh sách dự kiến chất vấn tại kỳ họp thứ 4.
Sáng 6/11, danh sách các thành viên Chính phủ dự kiến sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội lần này sẽ bắt đầu vào tuần sau đã được gửi xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội.
Đứng đầu danh sách 6 vị để chọn 4 vị đăng đàn là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình.
Nội dung dự kiến chất vấn thống đốc liên quan đến xử lý nợ xấu, quản lý thị trường vàng, tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp…
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ dự kiến sẽ trả lời về trách nhiệm quản lý nhà nước về giá với các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thuốc chữa bệnh, viện phí cùng việc điều chỉnh lương.
Với Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, các nhóm vấn đề được chất vấn sẽ là tồn kho bất động sản, chất lượng các công trình thủy điện, trong đó có thủy điện Sông Tranh 2.
Video đang HOT
Ba vị còn lại cũng dự kiến sẽ đăng đàn là bộ trưởng các bộ Giáo dục và Đào tạo, Y tế, LĐ – TB – XH.
Đoàn thư ký kỳ họp cho biết, đến 11h30 ngày 5/11 đã nhận được 115 phiếu chất vấn của 52 đại biểu ở 33 đoàn gửi đến Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh và 20 vị bộ trưởng, trưởng ngành.
Theo nghị trình, 2,5 ngày chất vấn tại kỳ họp này sẽ bắt đầu vào sáng 12/11.
Theo Tinngan
Lại đề xuất thí điểm căn hộ 25 m2
Trong buổi làm việc với Hiệp hội Bất động sản TP.HCM mới đây, ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, cho hay đã đề xuất Chính phủ cho thí điểm làm căn hộ 25 m2.
Điều này một lần nữa vấp phải sự phản đối của dư luận vì trước đó vào năm 2010 Bộ này từng đề nghị cho Công ty Đất Lành thí điểm căn hộ 20 m2.
Căn hộ nhỏ chỉ phù hợp để cho thuê (trong ảnh là căn hộ cho thuê 35 m2 của Công ty Lê Thành) - Ảnh: Đình Sơn
Ổ chuột tương lai
Cần phải tính toán phương án làm sao cho giá nhà đất rẻ đi, để đa số người dân có thể mua được nhà diện tích lớn nhưng với giá "nhỏ", nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân chứ không thể đi thụt lùi cho làm nhà diện tích nhỏ
Ông Nguyễn Thanh Vân - Tổng giám đốc Công ty tư vấn quản lý chất lượng Đầu Tiên (FQM)
Ông Nguyễn Thanh Vân, Tổng giám đốc Công ty tư vấn - quản lý chất lượng Đầu Tiên (FQM) cho rằng, những căn hộ này chỉ thích hợp làm nhà xã hội, nhà cho thuê ở các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai... chứ không thể triển khai đại trà ở những thành phố lớn, đông dân như TP.HCM hay Hà Nội. Hiện thị trường BĐS đang đóng băng, nếu chủ trương này ban hành, ai cũng chạy theo làm căn hộ nhỏ để dễ làm, dễ bán thì đô thị sẽ bị băm nát, người dân sẽ chen chúc trong các đô thị. Chưa kể về lâu dài, 20-30 năm sau khi những căn hộ này xuống cấp nhà nước khó thu hồi để cải tạo khi mà chủ quyền đã cấp cho người dân.
"Hiện các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM đang đau đầu trong việc cải tạo các chung cư cũ. Những khu chung cư này hầu hết là căn hộ nhỏ, xuống cấp nhưng rất khó di dời vì ai cũng muốn cố bám trụ lại ở nội đô. Vết xe cũ không nên lặp lại", ông Vân cho hay.
GS Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường thuộc Đại học Công nghiệp TP.HCM, cho rằng nếu cho làm nhà quá nhỏ sau này sẽ bế tắc. Bởi nhà 25 m2 thì chỉ đáp ứng chỗ ở cho 1-2 người. Với một người mới lập gia đình ở nhà này thì ổn, nhưng khi gia đình có thêm 1-2 thành viên nữa thì quá chật, từ đó sẽ phát sinh chuyện cơi nới. Hà Nội là một bài học khi hầu hết các chung cư cũ chật chội bị người dân cơi nới vô tội vạ. Không những thế, nhà quá nhỏ như thế làm sao đảm bảo đủ diện tích sống, ánh sáng, môi trường và không khí để thở. "Đáp ứng nhu cầu ở là cần thiết, nhưng không phải là với căn hộ quá nhỏ như thế được. Vì vậy nên xem xét lại, không thể nhét vào một cái hộp là sống được", GS Bá kiến nghị.
Một chuyên gia cho rằng, đối tượng mua căn hộ này sẽ là những người có thu nhập thấp, làm công ăn lương tích lũy bao nhiêu năm mới mua được nhà, sau đó phải lo làm trả nợ, trang trải cuộc sống nên khó có điều kiện tích lũy để đổi nhà. Đây sẽ là những ổ chuột cao cấp. Do đó, cái lợi trước mắt không bằng cái hại về sau này cho xã hội và cho chính những người dân sống trong các căn hộ đó.
Giảm giá thay vì giảm diện tích
Tại Công ty Đất Lành đang bán những căn hộ nhỏ 20 m2 với giá bán khoảng 300 triệu đồng. Như vậy, mức giá mỗi m2 tính ra khoảng 15 triệu đồng, trong khi những căn hộ gần đó hiện đang bán chỉ khoảng 12 triệu đồng/m2. Có thể thấy, giá căn hộ của Công ty Đất Lành giá không hề rẻ mà chỉ là số tiền nhỏ lại do diện tích căn hộ nhỏ đi. Theo các chuyên gia, giải pháp là giảm giá chứ không phải giảm diện tích.
Ông Vân phân tích, hiện giá nhà quá cao bởi tất cả các khâu đều bị kê giá lên. Ví dụ, giá thành xây dựng hiện cao nhất khoảng chỉ 6 triệu đồng/m2 là nhà đầu tư, thiết kế, tư vấn đã có lời. Cộng thêm chi phí tiền đất khoảng 2 triệu đồng/m2 và bán giá khoảng 8 triệu đồng/m2 là hợp lý. Trong khi giá căn hộ hiện nay thấp nhất cũng 12 triệu đồng/m2.
"Cần phải tính toán phương án làm sao cho giá nhà đất rẻ đi, để đa số người dân có thể mua được nhà diện tích lớn nhưng với giá "nhỏ", nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân chứ không thể đi thụt lùi cho làm nhà diện tích nhỏ", ông Vân đề xuất.
Mặc dù luôn hô hào làm căn hộ nhỏ và thực tế đã được cấp "quota" xây dựng thí điểm 100 căn hộ 20 m2, nhưng trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Đất Lành, cho hay công ty này chỉ làm một vài căn 20 m2 do khống chế về quy mô dân số nên có cho làm căn hộ nhỏ cũng khó làm được. Hiện những căn hộ 20 m2 công ty này bán được "chẻ" từ căn hộ 40 m2 ra làm hai. Như vậy, người mua nhà dạng này phải đứng chung giấy chủ quyền của căn hộ 40 m2.
Nhiều ý kiến cho rằng, đề xuất trên hiện đang đi ngược lại với luật Nhà ở, khi diện tích căn hộ thương mại tối thiểu là 45 m2. LS Nguyễn Thị Cam cho rằng, đề xuất đó cũng tốt khi giải quyết được nhu cầu của một số người dân. Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét một cách tổng thể vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy hoạch chung của thành phố.
Theo TNO
Cân nhắc dừng dự án chưa giải phóng mặt bằng Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, trong bối cảnh thị trường khó khăn kéo dài, để tránh thiệt hại về kinh tế, các doanh nghiệp bất động sản nên cân nhắc dừng những dự án chưa giải phóng xong mặt bằng. Thị trường bất động sản đang trong bối cảnh khó khăn, giá nhà ở sụt giảm ở tất cả...