Dự kiến bỏ phiếu kín miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế vào ngày 25/11
Quốc hội dự kiến phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế với bà Nguyễn Thị Kim Tiến bằng hình thức bỏ phiếu kín vào ngày 25/11.
Sáng nay, UBTVQH cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 8 của QH.
Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dự kiến tổng thời gian làm việc của QH là 27 ngày, bế mạc vào ngày 27/11.
Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc
Các đại biểu sẽ xem xét, thông qua dự án luật sửa đổi, bổ sung điều 3 luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; dự thảo nghị quyết về thí điểm không tổ chức HĐND tại các phường thuộc quận, thị xã của Hà Nội.
QH cũng sẽ cho ý kiến 2 dự án: luật Đầu tư (sửa đổi); luật Doanh nghiệp sửa đổi (thay cho dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Đầu tư và luật Doanh nghiệp); xem xét báo cáo nghiên cứu khả thi về dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1…
Như vậy, dự kiến QH xem xét, thông qua 12 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến vào 9 dự án luật tại kỳ họp này.
QH sẽ dành 3 ngày cho phiên chất vấn các thành viên Chính phủ.
Video đang HOT
Liên quan đến việc bố trí xem xét, quyết định công tác nhân sự vào cuối kỳ họp, ông Nguyên Hanh Phúc đề nghị báo cáo QH cho phép không bố trí họp đoàn ĐBQH đối với dự kiến nhân sự bầu Chủ nhiệm UB Pháp luật nếu nhân sự đó đã được bầu giữ chức danh ủy viên UBTVQH.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Bộ Chính trị đã có quyết định phân công Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định làm Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hoà. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ được miễn nhiệm thôi làm Bộ trưởng Y tế.
Theo dự kiến chương trình kỳ họp, ngày 25/11, UBTVQH sẽ trình QH miễn nhiệm ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm UB Pháp luật.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày tờ trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế.
Các đại biểu sẽ miễn nhiệm ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm UB Pháp luật của QH; phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Sau đó, QH thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về việc miễn nhiệm ủy viên UBTVHQ, Chủ nhiệm UB Pháp luật, nghị quyết phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế.
Hương Quỳnh
Theo Vietnamnet
Tự chủ bệnh viện: Đại biểu kiến nghị tình trạng lạm dụng, lạm thu
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến giải trình, phải có nguồn thu để chi trả, thu hút cán bộ chất lượng, xây dựng mới cơ sở vật chất, đến nhà vệ sinh cũng ít nhất 3 sao...nên sẽ xảy ra lạm thu người bệnh.
Bộ trưởng Y tế tại phiên giải trình sáng nay
Sáng 3/10, Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức phiên giải trình việc thực hiện chính sách, pháp luật về cơ chế tự chủ đối với bệnh viện công lập.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, đến nay 100% số bệnh viện, trung tâm y tế huyện đã được giao quyền tự chủ. Tính đến năm 2018, cả nước có 215 bệnh viện đã tự đảm bảo chi thường xuyên. Đối với các bệnh viện do Bộ Y tế quản lý, đến năm 2018 có 26/45 bệnh viện đã tự chủ chi thường xuyên.
Để thực hiện tự chủ, nhiều bệnh viện đã vay ngân hàng, mở rộng hợp tác, đầu tư trang thiết bị để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người bệnh, phần lớn các bệnh viện đã không phải nằm ghép. Các bệnh viện tự chủ cũng tiết kiệm chi tiêu, tăng nguồn thu, tăng thu nhập cho cán bộ, bác sỹ, nhân viên. Cơ chế tự chủ đã giúp họ chủ động thuê các chuyên gia, bác sỹ nước ngoài đến từ Mỹ, Pháp, Nga...
"Phục vụ con người là mục tiêu cao nhất. Cái được nhất là chỉ số hài lòng của bệnh nhân. Khảo sát cho thấy mức độ hài lòng người bệnh nội trú hơn 80% đối với các bệnh viện tự chủ, đây là con số vượt cả mong đợi. Cơ chế tự chủ tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị công lập với nhau, tạo động lực để sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, không ỉ lại trông chờ vào ngân sách", bà Tiến cho hay.
Tuy nhiên theo Bộ trưởng, tự chủ có tồn tại, bất cập là chưa làm rõ và giao cụ thể các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao và hoạt động dịch vụ theo yêu cầu để hạn chế việc chạy theo, ưu tiên các hoạt động để tăng nguồn thu. Ngoài ra, còn có tình trạng lạm dụng các dịch vụ, kỹ thuật cao không cần thiết để tăng thu, làm cho người bệnh phải chi phí nhiều hơn. Hay tình trạng chênh lệch thu nhập, chưa có chính sách đãi ngộ, thu hút đối với cán bộ y tế, nhất là người có trình độ cao về làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế vùng khó khăn.
Bệnh nhân nghèo vẫn được đến bệnh viện đặc biệt
Tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) phản ánh nhiều vướng mắc trong quá trình giám sát, tập hợp ý kiến. Như với giá dịch vụ y tế chưa có sự thống nhất, chỗ chưa tính đúng tính đủ, nơi thì thu thêm. Một lãnh đạo bệnh viện nói "giao tự chủ nhưng không biết tự chủ gì". Nhiều cơ sở phản ánh, được giao tự chủ nhưng không cho tự chủ, đặc biệt về cán bộ, tài chính.
"Làm sao để tháo gỡ, ai có trách nhiệm, khi nào thì tháo gỡ xong?", ông Trí nêu hàng loạt câu hỏi. Từ nghị quyết cho thí điểm với 4 bệnh viện đặc biệt, đại biểu chất vấn, có nên ra nghị quyết đặc biệt để thúc đẩy tự chủ cho bệnh viện tuyến dưới còn nhiều khó khăn?
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) phản ánh thực tế bệnh viện dân lập đầu tư từ cơ sở vật chất đến tuyển dụng y bác sĩ rất tốt, đem lại lợi nhuận. Còn bệnh viện công lập được đầu tư cơ sở vật chất, tuyển dụng y, bác sĩ nhưng lại khó tiếp cận tự chủ. Ông đề nghị Bộ trưởng làm rõ nguyên nhân một số cơ sở thu vượt cầu, lạm dụng kỹ thuật cao...
Giải trình những bất cập đại biểu nêu, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, vướng mắc hiện nay là giá dịch vụ tính đúng tính đủ, họ chọn bác sĩ, điều dưỡng cần, một bác sĩ chăm sóc ít bệnh nhân, chất lượng được nâng lên nhưng như thế giá phải cao hơn.
Nghị quyết thí điểm với bệnh viện tự chủ loại 1, tức là tự chủ đầu tư xây dựng và tài chính, đồng thời xây dựng mô hình tương tự như doanh nghiệp. Những bệnh viện này có 3-4 cơ sở, mỗi cơ sở bằng một bệnh viện. "Đây là tuyến cao nhất, bệnh viện hạng đặc biệt, chỉ có bệnh nhân nặng mới vào, có khoa theo yêu cầu, cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Người nghèo nếu chuyển viện đúng tuyến vẫn được. Đó là bệnh khó từ tuyến tỉnh chuyển lên. Họ cũng được hưởng như những người có điều kiện. Những trường hợp ghép gan, ghép tim vừa qua đều là bệnh nhân nghèo mà các tuyến không giải quyết được", bà Tiến cho hay.
Tuy nhiên, Bộ trưởng vẫn quay lại mấu chốt của vấn đề tự chủ, muốn chất lượng tốt phải có nguồn thu để chi trả, thu hút cán bộ chất lượng, xây dựng mới cơ sở vật chất, xây nhà vệ sinh ít nhất 3 sao trở lên, rồi trang phục, chống nhiễm khuẩn rất tốn kém... Như vậy phải làm sao thu nhiều, trong khi bảo hiểm thanh toán mức tối thiểu nên sẽ có lạm dụng kỹ thuật không cần thiết. Thuốc có thể kê ngoài danh mục bảo hiểm thanh toán, số ngày giường nằm viện cũng tăng, số lượt khám tăng... giải pháp cho việc này, theo bà Tiến là có định mức, thanh tra, kiểm toán, giám sát. "Tháng trước chúng tôi mới ban hành chỉ thị chống lạm dụng, trục lợi để có giải pháp tăng cường giám sát", bà Tiến cho hay.
LUÂN DŨNG
Theo TPO
Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong cơ sở y tế Hôm qua (20/9), tại Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt trong y tế, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã yêu cầu các bệnh viện và các cơ sở khám, chữa bệnh phải đẩy mạnh công tác truyền thông tới bệnh nhân và người nhà về những lợi ích của việc...