Dù không vô sinh, vẫn phải đi thụ tinh để có “Rồng”
Tôi cảm thấy mệt mỏi vì việc phải đi soi trứng hàng tháng. Chỉ cần bác sĩ báo có trứng rụng rồi là vợ chồng tôi phải “hành sự” ngay, bất kể là ban ngày hay ban đêm.
ảnh minh họa
Tôi năm nay 34 tuổi, làm việc tại một công ty tài chính nên thu nhập cũng ổn định. Vợ chồng tôi đã có hai cô con gái kháu khỉnh. Con lớn đang học lớp 4, con nhỏ đang đi mẫu giáo. Tuy nhiên, chồng tôi là con trai độc đinh nên gia đình nhà chồng luôn khao khát có thêm một đứa cháu trai nối dõi tông đường.
Từ giữa năm ngoái, chồng tôi đã thúc vợ việc có bầu để sinh con năm rồng. Mẹ chồng tôi đi xem bói, thầy phán: Phải thay đổi phong thủy nhà từ phòng ngủ cũng như đồ dùng trong nhà tôi. Vậy là bà về tự ý thay đổi từ ga trải giường, đến từng bức tranh treo trong phòng tôi.
Còn vợ chồng tôi thì lao như điên vào công cuộc soi trứng để kiếm con trai. Gần hết năm Mão, nhưng tin vui của vợ chồng tôi vẫn chẳng thấy. Tôi cảm thấy mệt mỏi vì việc phải đi soi trứng hàng tháng. Chỉ cần bác sĩ báo có trứng rụng rồi là vợ chồng tôi phải “hành sự” ngay, bất kể là ban ngày hay ban đêm.
Chính vì điều đó mà tôi cảm thấy chán, chuyện vợ chồng hoàn toàn phụ thuộc vào ông bác sĩ. Có lẽ vì tâm lý luôn bị đè nặng nên việc thu thai của tôi trở nên khó khăn.
Thấy con dâu mãi không có bầu, mẹ chồng tôi đi lấy thuốc của ông lang nọ, bà lang kia, rồi bà còn về tận quê để lấy thuốc ở nhà chùa, với tâm niệm: “thuốc của thần, của thánh là hiệu nghiệm lắm, con ạ!”. Cũng vì thế mà bà ép tôi phải uống hết những thứ thuốc bà mang về. Còn tôi thì chỉ biết vâng lời và uống thuốc thay nước.
Mẹ chồng tôi còn dặn: “Có thai thì phải đi chọc ối để biết con trai hay con gái, nếu là con gái thì bỏ luôn vì năm nay mà đẻ con gái thì không đẹp”.
Tôi cứ nhìn thấy chén thuốc là muốn nôn, chồng tôi thì động viên vợ: “Cố gắng lên vì con rồng vàng mà em. Có rồng vàng rồi em thích gì cũng được. Bố mẹ cũng chiều em hơn và không khoán cho vợ chồng mình kiếm đứa chống gậy nữa”. Nhưng đến bây giờ tin vui đến với vợ chồng tôi vẫn biệt tăm.
Video đang HOT
Tôi thực sự chán nản vì những lần soi trứng để kiếm “Rồng vàng” cho chồng và mẹ chồng. Ảnh minh họa
Đầu năm vừa rồi, cả nhà tôi đi hết chùa này đến chùa khác để cầu tự. Mẹ chồng tôi còn tính chuyện đẩy nhanh quá trình mang thai của tôi bằng cách làm thụ tinh nhân tạo. Tôi chỉ nghe đến những từ đó là người đã nóng ran.
Trong khi các bác sĩ đều nói sức khỏe sinh sản của vợ chồng tôi hoàn toàn bình thường thì sao vợ chồng tôi phải nhờ đến phương pháp hỗ trợ sinh sản cơ chứ!
Tôi sinh ra chán nản cả với chồng và các con. Còn mẹ chồng lẫn ông xã nhà tôi thì tỏ vẻ nuối tiếc ra mặt khi thấy “rồng vàng” đang dần tuột khỏi tầm tay.
Bà thường ỉ ôi nói bóng, nói gió: “khi không cần thì dễ có bầu thế, mà khi cần thì mãi chẳng có được. Hay là uống nhiều thuốc tránh thai quá nên không thể có bầu lại?”. Chẳng là các lần trước, tôi chỉ cần “thả dây cương” là có bầu ngay. Chồng tôi cũng theo tâm lý của mẹ, cáu vặc nghĩ rằng tôi không chịu “hợp tác” với anh.
Còn nhớ, năm lợn vàng (Định Hợi), tôi cũng bị mẹ chồng và chồng ép phải sinh con trai. Nhưng khi đó, lợn vàng đã có nhưng chỉ tiếc lại là con gái. Đến bây giờ họ săn con rồng vàng, mình không thể sinh được rồng con cho họ nên cũng cảm thấy khổ tâm theo.
Mặc dù không bị viêm nhiễm, không bị chồng bạo dâm như bạn Thái Trâm, nhưng tôi thực sự chán nản vì đến giờ vẫn phải soi trứng và uống những thứ thuốc vô bổ.
Tôi không hiểu nhiều về tử vi nên không biết con rồng vàng quan trọng như thế nào, nhưng với tôi, con cái là của trời cho. Khi mình muốn, trời chưa cho thì cũng đành phải chịu.
Gần một tháng nay, tôi chống lại “lệnh” kiếm “rồng vàng” cho gia đình bằng cách ít nói chuyện, lầm lì hơn. Điều tôi thực sự lo lắng là trong tâm trí tôi, tôi bắt đầu cảm thấy sợ những người thân của mình, sợ mái ấm gia đình, nên mỗi khi đi làm về, tôi chỉ muốn đi lang thang ở bên ngoài.
Tôi hi vọng sẽ không còn nhiều người phụ nữ giống như tôi và Trâm – luôn cảm thấy lo sợ và mệt mỏi vì việc săn rồng của gia đình.
Theo PNT
Tôi đã không kịp về để ăn bánh xèo của má...
"Thằng Sáu mày nói thèm bánh xèo hả? Sao không về má làm cho ăn?". Tháng trước má tôi gọi điện nói vậy.
Tôi nhìn đống hồ sơ trên bàn rồi ỡm ờ: "Dạ, thèm thì có thèm nhưng mà công việc nhiều quá má ơi". Má tôi hiểu đó là một lời từ chối khéo nên mắng yêu: "Tổ cha mày, lúc nào cũng công việc; không về bây giờ, mai mốt má chết, ai làm cho mày ăn?". Nghe má nói vậy, tôi cười ha hả: "Má còn khỏe lắm má ơi, thầy tướng nói rồi, má sống tới 105 tuổi lận. Nói vậy chớ để con coi thu xếp, bữa nào con về".
Đúng là má tôi còn rất khỏe. Gần 90 tuổi mà vẫn còn cứng cáp, đi lại làm lụng thoăn thoắt đến nỗi cô em dâu tôi phải theo mệt nghỉ. Những lần nhà có đám tiệc, má tôi bắc cái ghế bố ngồi ở nhà sau chỉ huy. Con cháu mấy chục đứa cứ răm rắp làm theo. Má tôi không phải thợ nấu nhưng trong làng, ai có đám tiệc cũng rước má tôi tới nấu nướng.
Hồi đó tôi hay ước ao sau này cưới được vợ nấu ăn ngon như má. Nhưng trời chẳng chiều lòng người. Bà xã tôi là con cưng, chẳng biết nữ công gia chánh, tôi huấn luyện mãi mới làm được mấy món đơn giản. Chính vì vậy, có nhiều thứ mà mỗi lần thèm ăn, tôi chỉ còn biết thốt lên: "Ước gì có má ở đây...". Tháng trước gọi điện cho thằng út, tôi cũng nói vu vơ là thèm bánh xèo của má; chắc là nó nói lại nên má mới điện thoại kêu tôi về. Vậy mà tôi cứ nấn ná, chờ cho xong việc...
Nhưng thời gian đâu có biết chờ đợi? Chỉ sau đó 2 tuần, má tôi đã đột ngột ra đi. Nửa đêm nghe tiếng điện thoại réo, tôi bật dậy. Giọng thằng út khàn khàn: "Anh về đi, má mất rồi". Buông điện thoại, tôi ngồi chết lặng. Không có lời lẽ nào để nói hết nỗi ân hận, day dứt trong tôi.
Má tôi ra đi đột ngột nhưng thanh thản, y như thể má đang ngủ một giấc ngủ dài. Khi tôi về đến nhà, cơ thể má đã lạnh nhưng bàn tay vẫn mềm dịu, tôi nắm chặt tay má mà cứ ngỡ má đang nắm tay dắt tôi đi qua cây cầu gòn trơn trợt để đến trường những ngày mưa gió năm xưa.
Nhưng thời gian đâu có biết chờ đợi? Chỉ sau đó 2 tuần, má tôi đã đột ngột ra đi. Nửa đêm nghe tiếng điện thoại réo, tôi bật dậy. (ảnh minh họa)
Tôi đã không kịp về để ăn bánh xèo của má, những chiếc bánh xèo mà má đổ không chỉ bằng những thứ nguyên liệu bình thường. Bánh của má có một thứ gia vị mà hình như tất cả những người mẹ yêu con đều nêm nếm khi nấu ăn cho con mình. Và những đứa con sẽ cảm nhận điều đó bằng những cung bậc tình yêu của mình đối với mẹ cha.
Tôi nhớ những ngày còn ở quê nhà Vị Thủy. Tháng mười một âm lịch là mùa tép rong đẻ trứng. Con tép nào cũng mang cái bụng lặc lè. Anh hai xúc tép về, má đổ bánh xèo nhưn tép rong, củ sắn. Chỉ vậy thôi mà anh em tôi sì sụp gói, chấm, nhai nhồm nhoàm như thể đang thưởng thức cao lương mỹ vị. Bao giờ cũng vậy, khi má đổ sắp xong còn lại vài vá bột, tôi đòi má làm bánh xèo da. Đó là những cái bánh xèo không có nhưn, chỉ có bột bánh. Má để lửa than cho bánh từ từ chín rồi khô giòn, miếng bánh cắn tới đâu, biết đã tới đó vì nó vừa giòn, vừa ngọt, vừa béo, vừa thơm.
Có lần tôi qua nhà bác Tư hàng xóm cũng được đãi ăn bánh xèo. Tôi ăn xong về thỏ thẻ nói với má: "Bánh của bác Tư dở ẹc". Má tôi la: "Người ta cho ăn mà còn chê nữa hả?". Nhưng rồi má cũng hỏi: "Sao mà dở?". Tôi lắc đầu: "Con đâu có biết, chỉ thấy nó tươm mỡ béo ngậy, nhưn bánh thì lung tung xèng đủ thứ. Nhưng chắc là tại bột bánh không ngon, nó lạt nhách hà...".
Tôi nhớ khi đó má xoa đầu tôi: "Bây giờ biết ngon, dở, khen chê rồi hả? Để má nói cho mà nghe...". Nhà tôi không có con gái nên anh em tôi đứa nào cũng được má chỉ dạy nấu nướng. Má bảo bột bánh xèo muốn ngon thì phải pha thêm một phần gạo mới cho bánh mềm mà không dính. Người ta pha nghệ cho bột có màu vàng còn má tôi thì chỉ pha nước lá dành dành và lòng đỏ trứng vì tôi không thích mùi nghệ. Trong bột bánh xèo má còn cho thêm đậu xanh đãi vỏ nấu chín, chút nước cốt dừa cho bột hơi béo mà không ngậy. Đặc biệt, má cho rất nhiều hành hương nên khi chín, bánh thơm lừng, đứng tận ngoài ngõ cũng nghe mùi thơm.
Cõ lẽ thêm một điều khiến bánh xèo của má tôi đặc biệt là cái chảo để đổ bánh xèo không phải là chảo gang hay chảo nhôm thường thấy mà là một cái chảo đất. Khi mua chảo về, má cho mỡ heo vào thắng, sau đó má cứ để mỡ trong chảo 2-3 bữa cho mỡ thấm vào chảo. Má nói: "Như vầy chảo sẽ không bị dính, khi đổ bánh cũng không phải thoa nhiều mỡ mà bánh vẫn tróc".
Bây giờ thì tất cả những thứ ấy đã theo má tôi vào cõi vĩnh hằng. Cúng má, em dâu tôi làm bánh xèo. Cũng gạo, cũng trứng, cũng đậu xanh, cũng cái chảo đất ấy mà giờ đây không có bàn tay mẹ, miếng bánh bỗng nhạt thếch trong miệng. Em dâu tôi lấy làm lạ khi tôi chỉ ăn có mấy miếng rồi buông đũa: "Em làm không giống má hả anh Sáu?". Tôi gật đầu: "Ừ...".
Tôi chỉ nói vậy rồi nghẹn lời. Bởi tôi nhớ tới cuộc gọi cuối cùng của má. Tôi thèm nghe cái giọng hụt hửi của má mỗi khi gọi điện vì có khi má cầm cái điện thoại ngược đầu hoặc để xa quá. Giờ đây, sẽ chẳng bao giờ tôi được nghe má mắng: "Tổ cha mày, lúc nào cũng công việc...".
Bất giác tôi bỗng ước thời gian quay ngược lại để tôi được nghe má nói: "Thằng Sáu mày thèm bánh xèo hả? Sao không về má làm cho ăn?".
Theo VNE
Bố mẹ cay nghiệt, chồng hờ hững Khi biết cô mang bầu con gái, bố mẹ chồng càng trở nên lạnh nhạt với cô hơn. Hùng rất yêu Hoa còn Hoa thì không. Trước đây cô có yêu một chàng kĩ sư xây dựng, nhưng giữa hai người dường như "có duyên mà không có phận" nên không thể đến được với nhau. Bố mẹ cô chê nhà anh xa,...