Du khách vội vàng rời đảo Bình Hưng trước khi bão số 12 ập đến
Do ảnh hưởng của bão số 12, nhiều nhóm du khách phải rút ngắn thời gian du lịch trên đảo Bình Hưng để quay lại đất liền trước khi cơn bão đổ bộ vào đất liền.
Từ sáng sớm 3.11, người dân trên đảo Bình Hưng ( xã Cam Bình, TP.Cam Ranh, Khánh Hòa) đã tất bật chuẩn bị ứng phó bão số 12 (Damrey). Theo người dân địa phương, sau 24 năm mới có một cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đảo.
Theo ghi nhận, các tàu thuyền đã hạn chế đi lại. Du khách đang lưu trú ở đảo vội vàng ra bến từ sớm để đợi tàu vào lại đất liền trước khi có lệnh cấm biển.
Chị Nguyễn Thị Tuyết Nhi (thị xã Dĩ An, Bình Dương) cho biết nhóm dự định ở Bình Hưng 2 ngày nhưng do có bão nên phải cắt ngắn chương trình, vào lại đất liền sớm. Các nhóm du khách đều được khuyến cáo rời đảo sớm để tránh kẹt lại trong điều kiện thời tiết khá xấu.
Tại nhà hàng bè Hồng Nhàn, ba nhân viên của quán đang tranh thủ dọn dẹp dụng cụ bếp, bàn ghế vào phòng kín tránh thất thoát khi gió mạnh. Những cuộn dây thừng dài cũng được chuẩn bị để neo chắn lồng bè, tránh va đập, trôi bè khi có sóng to gió lớn.
Hơn 10 nhà hàng bè khác xung quanh đảo Bình Hưng không phục vụ khách du lịch từ sáng 3/11 để dọn dẹp, chuyển các vật dụng, đồ đạc quan trọng vào trong. Theo quy định của UBND xã Cam Bình, tất cả người dân đều không được trú trên bè, lồng nuôi hải sản trong thời gian bão ập vào.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Văn Chiêm đi từng xóm để thông tin cơn bão số 12 đến bà con trên đảo Bình Hưng sáng 3/11. Ảnh: Phước Tuần.
Trước khi bão số 12 đổ bộ vào đất liền, người dân trên đảo Bình Hưng (xã Cam Bình, TP.Cam Ranh, Khánh Hòa) rất khẩn trương trong công tác ứng phó bão. Từ sáng sớm, anh Nguyễn Văn Chiêm dùng loa đi thông báo thông tin về cơn bão số 12 để bà con cùng cảnh giác, đề phòng.
Ông Lê Văn Khoa (57 tuổi) cho biết lần gần nhất bão đổ bộ vào đảo Bình Hưng là năm 1993. Dù là địa điểm ít ảnh hưởng của bão nhưng người dân đảo Bình Hưng rất cảnh giác, đề phòng bão nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.
Đến 8h sáng 3/11, tất cả các tàu chở khách từ đảo Bình Hưng không được phép xuất bến. Các tàu du lịch tư nhân phục vụ dọn dẹp nhà hàng bè, lồng tôm cũng hạn chế đi lại trên biển.
Lúc 9h45, bão số 12 cách bờ biển Khánh Hòa – Ninh Thuận hơn 400 km. Dự báo bão số 12 tiếp tục di chuyển theo hướng tây và tăng thêm một cấp so với 3 giờ trước đó. Dự báo sáng sớm 4/11 bão đi vào đất liền các tỉnh từ nam Phú Yên đến bắc Bình Thuận.
Từ chiều nay 3.11, vùng biển từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận (bao gồm đảo Lý Sơn, Phú Quý) gió mạnh dần lên cấp 6-7, đến đêm gió mạnh cấp 8-9, gần sáng mai tăng lên cấp 9-10, vùng gần bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 15; biển động dữ dội.
Du khách trên đảo Bình Hưng rút ngắn thời gian du lịch để trở lại đất liền sáng 3.11. Ảnh: Phước Tuần.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh tăng cường mạnh ở Vịnh Bắc Bộ, vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Biển động mạnh.
Sáng sớm ngày 4/11, trên đất liền ven biển các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận có gió mạnh dần lên cấp 9-11, giật cấp 14, các khu vực sâu hơn trong đất liền có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 11. Khu vực ven biển các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.
Theo Phước Tuấn (Zing)
Bão số 12 đe dọa nhưng Sài Gòn vẫn hửng nắng, liệu có bất thường?
Khoảng cách giữa bão số 12 với TP.HCM ngày càng gần nhưng thành phố này vẫn có bầu trời hửng nắng, đêm ít mưa. Liệu có gì bất thường?
Đường đi của bão số 12, cập nhật lúc 21h tối 2/11.
Những ngày qua, thông tin áp thấp nhiệt đới gần bờ rồi sau mạnh lên thành bão đã khiến người dân ở các tỉnh, thành Nam Trung Bộ và Nam Bộ lo lắng, nhưng thời tiết tại TP.HCM nói riêng lại hửng nắng, thỉnh thoảng mới âm u và chỉ có mưa rào nhỏ. Theo Th.S Lê Đình Quyết - Phó trưởng Phòng Dự báo Đài Khí tượng thủy văn Khu vực Nam Bộ, thời tiết TP.HCM như ngày 1/11 và 2/11 như vậy là không có gì khác thường.
Ông Quyết cho biết, tùy từng hình thế thời tiết hoặc có sự kết hợp giữa các hình thế mà vào từng thời điểm khác nhau sẽ có thời tiết khác nhau. Từ chiều tối 3/11, khi bão tiến vào gần bờ thì TP.HCM mới có nhiều mây, có mưa, mưa tập trung vào đêm 3/11 kéo dài tới ngày 4/11.
"Những trường hợp bão còn ở xa nhưng TP.HCM đã có mưa nhiều chủ yếu xảy ra vào thời kỳ gió mùa tây nam hoạt động mạnh, gây hội tụ hoặc nhiễu động gió tây nam. Còn mấy hôm vừa rồi là thời kỳ của gió tây bắc, hiện nay là đông bắc nên tương tác giữa gió đông bắc với bão xa không thể gây mưa nhiều cho TP.HCM.
Ngoài ra, cơn áp thấp nhiệt đới phía nam hút ẩm tập trung vào hoàn lưu áp thấp nên các khu vực ven biển phía nam như Trà Vinh, Sóc Trăng, Côn Đảo mới có mưa nhiều, còn Đông Nam Bộ và TP.HCM ít mưa", Phó trưởng Phòng Dự báo Đài Khí tượng thủy văn Khu vực Nam Bộ giải thích.
Mặc dù theo dự báo, TP.HCM chỉ bị ảnh hưởng bởi bão số 12 nhưng trên tinh thần cảnh giác cao, UBND TP.HCM cùng 24 quận, huyện trên địa bàn và các đơn vị liên quan đã họp khẩn vào sáng 2/11 để lên phương án phòng chống bão. Trong đó, huyện Cần Giờ đã sẵn sàng sơ tán 6.000 người dân đến nơi an toàn.
Dự báo bão đổ bộ vào Nam Trung Bộ với sức gió cấp 10 - 11Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 19h ngày 2/11, vị trí tâm bão số 12 ở vào khoảng 13,1 độ Vĩ Bắc; 115,6 độ Kinh Đông, cách bờ biển Khánh Hòa - Ninh Thuận khoảng 680km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75 - 90km/giờ), giật cấp 11.Dự báo trong 24 giờ sau đó, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km và mạnh lên. Đến 19h ngày 3/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,3 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, cách bờ biển Khánh Hòa-Ninh Thuận khoảng 210km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 15.Do ảnh hưởng của bão, khu vực giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 7-9, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 11-12, giật cấp 15; biển động dữ dội.Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây - tây nam, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ với sức gió mạnh nhất cấp 10-11, giật cấp 14 và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Theo Danviet
Kịch bản bất ngờ có thể xảy ra với bão số 12 Không khí lạnh đang tràn xuống phía nam có thể sẽ làm ảnh hưởng tới bão số 12, gây ra diễn biến bất ngờ. Đường đi của bão số 12, cập nhật lúc 16h chiều 2/11. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 16h chiều 2/11, vị trí tâm bão số 12 (Damrey) đang cách bờ biển Khánh...