Du khách Việt nhộn nhịp du lịch châu Âu
Du lịch châu Âu là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều khách Việt, nhu cầu đi tour đang nhộn nhịp trở lại dù chi phí không thấp
Ngày 13-10, Công ty Du lịch Vietravel cho biết đang có một đoàn khách đi du lịch Pháp theo tour trọn gói. Giai đoạn Thu – Đông từ tháng 9-2022 đến nay được đánh giá là mùa cao điểm của các tuyến du lịch xa, nhất là tuyến châu Âu, châu Mỹ.
Nhu cầu tour cao cấp tăng mạnh
Theo bà Nguyễn Nguyệt Vân Khanh, Giám đốc Ban Tiếp thị của Vietravel, một số sản phẩm hút khách có thể kể đến là: liên tuyến Pháp – Đức – Thụy Sĩ – Ý – Theo dấu chân bộ phim “Hạ cánh nơi anh” với mức giá từ 63,99 triệu đồng/người; tour Pháp – Đức – Hà Lan – Bỉ giá từ 55,99 triệu đồng/người hay tour Pháp – Thụy Sĩ – Ý với giá từ 92,99 triệu đồng/khách…
“Hồ sơ nộp vào các lãnh sự quán chỉ còn 15 ngày. Nhóm các nước Thụy Sĩ, Ý, Pháp tỉ lệ đậu visa từ 95%-100% nên được du khách quan tâm nhiều. Tây Ban Nha, Hungary, Đức, Na Uy thuộc nhóm những nước không chủ trương phát triển du lịch sau khi mở cửa trở lại nên thường xét visa khó hơn. Tuy nhiên, du khách đã quen với các nhóm châu Âu truyền thống nên rất thích hành trình Bồ Đào Nha – Tây Ban Nha – Pháp – Monaco 12 ngày, giá từ 104 triệu đồng/người” – bà Vân Khanh dẫn chứng.
Theo bà Đoàn Thị Thanh Trà, Giám đốc Ban Tiếp thị và Truyền thông – Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, từ đầu năm 2022, nhu cầu về các dịch vụ tour cao cấp, tour trọn gói cao cấp ngày càng tăng mạnh. Với châu Âu, hành trình Pháp – Thụy Sĩ – Ý có độ thu hút khá hơn so với các tour còn lại như Pháp – Bỉ – Hà Lan – Đức, Pháp – Bỉ – Hà Lan hay Pháp – Tây Ban Nha – Bồ Đào Nha.
“Mỗi tháng, chúng tôi đều có 2-3 đoàn khách khởi hành. Hiện du khách sẵn sàng chi mức giá tour tương đối cao để có được trải nghiệm xứng đáng, dịch vụ bảo đảm, được cung cấp kiến thức, thông tin về điểm đến thông qua sự am hiểu của hướng dẫn viên trong bối cảnh mới” – bà Thanh Trà cho biết.
Ông Từ Quý Thành, Tổng Giám đốc Công ty Liên Bang Travel, cũng nhận định châu Âu là một trong những điểm đến được khách Việt ưa chuộng với độ chịu chi cao trong giai đoạn du lịch phục hồi. Trung bình mỗi tháng, công ty có khoảng 2 đoàn khởi hành tới các điểm đến ở đây.
Nhu cầu đi du lịch châu Âu của khách Việt đang tăng trở lại. Ảnh: BÌNH AN
Video đang HOT
Khách Việt được “o bế”
Theo ông Từ Quý Thành, những đoàn khách đi du lịch châu Âu của công ty về gần đây rất ít than phiền về chất lượng dịch vụ, đồ ăn, điểm mua sắm và cả khách sạn như trước đây. Thậm chí, không ít điểm đến ở châu Âu còn “o bế” khi khách Việt tới, trong bối cảnh du lịch ở khu vực này chưa phục hồi mạnh và khách Trung Quốc chưa trở lại.
Nhiều công ty du lịch cho biết giá tour ổn định hoặc chỉ tăng nhẹ so với trước đây nhưng đổi lại, chất lượng dịch vụ tốt hơn, các điểm đến không quá đông đúc.
“Khách Việt xưa giờ vẫn chịu chi đối với du lịch châu Âu và giờ tour chất lượng, giá cả hợp lý nên họ đi về cũng giới thiệu cho bạn bè, người thân trở lại. Do đó, phân khúc du lịch nước ngoài đi châu Âu của các công ty lữ hành đang phục hồi khá tốt” – ông Thành kỳ vọng.
Một xu hướng đáng chú ý trên thị trường du lịch nước ngoài hiện nay là sự liên kết giữa các DN nhỏ cùng tổ chức tour nước ngoài để vừa giữ chân khách quen vừa có cơ hội phục hồi. Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Viettourist, cho hay công ty ông và một số DN khác đã cùng ngồi lại, xây dựng sản phẩm du lịch châu Âu rồi cùng nhau giới thiệu cho khách hàng. Khi “gom” đủ khách đoàn từ khoảng 20 người trở lên, các công ty sẽ tổ chức khởi hành.
“Nếu chờ đủ đoàn khách sẽ rất lâu trong khi DN cũng mất cơ hội khai thác tour trở lại. Do đó, liên kết là giải pháp hợp lý để bảo đảm quyền lợi của khách hàng khi giá tour cho khách đoàn ổn định và ưu đãi hơn. Khách đi châu Âu phần lớn có tài chính ổn định, họ quan tâm về hành trình, điểm đến, dịch vụ nhiều hơn là chi phí nên chất lượng luôn được ưu tiên” – ông Hải giải thích.
Kinh nghiệm du lịch Châu Âu vào mùa đông siêu lạnh
Muốn trải nghiệm một kỳ nghỉ mùa đông siêu lạnh ở Châu Âu, du khách phải lên kế hoạch thật kỹ để tận dụng tối đa thời gian quý giá tại đây.
Kiểm tra trước khung giờ tham quan
Ở hầu hết các thành phố Châu Âu, các điểm thu hút khách du lịch lớn vẫn mở cửa trong mùa đông, nhưng thời gian mở cửa sẽ rút ngắn. Một số điểm du lịch ở vùng nông thôn cũng có thể đóng cửa. Do đó, hãy kiểm tra website của điểm du lịch mà bạn muốn ghé thăm để biết chính xác thời gian mở - đóng cửa trước khi xác định lịch trình tham quan của mình cho phù hợp.
Nhiều điểm tham quan ở Châu Âu đóng cửa hoặc mở của trong thời gian ngắn hơn vào mùa đông.
Hạn chế hành lý mang theo
Mùa đông ở Châu Âu rất lạnh, nhưng ngoài áo ấm cần thiết, du khách nên hạn chế tối đa lượng hành lý mang theo. Việc mang hành lý nhẹ nhàng sẽ giúp di chuyển trên tuyết được dễ dàng hơn.
Nên hạn chế hành lý mang theo.
Hạn chế số lượng hành lý mang theo cũng là điều cần thiết nếu bạn đi du lịch vòng quanh Châu Âu bằng tàu hỏa. Việc kéo lê những chiếc vali, túi xách sẽ rất khó khăn và tốn nhiều sức lực khi lên xuống các sân ga.
Phương tiện di chuyển
Ở nhiều quốc gia Châu Âu, xe ô tô bắt buộc phải lắp lốp chống trơn trượt (dành cho mùa đông) từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Do đó, nếu thuê xe riêng để di chuyển, hãy kiểm tra kỹ xem xe đã được lắp lốp mùa đông chưa và chi phí lắp lốp đã nằm trong phí thuê xe hay không.
Du khách có thể di chuyển bằng ô tô hoặc tàu hỏa.
Còn nếu di chuyển bằng tàu hỏa, hãy dành thời gian để kiểm tra trước xem các tuyến tàu có bị ảnh hưởng bởi tuyết rơi không. Đường ray có thể bị tuyết phủ nên nhiều lịch trình bị chậm trễ là điều không thể tránh khỏi.
Địa điểm lưu trú
Việc chọn những quốc gia nào để đến thăm vào kỳ nghỉ đông ở Châu Âu của bạn sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của du khách. Nếu bạn muốn trải nghiệm Giáng sinh ở Châu Âu thì hãy đến các quốc gia như Đức, Áo và Thụy Sĩ.
Những người thích trượt tuyết và trượt ván sẽ tìm đến các khu nghỉ mát trên núi ở Ý, Pháp, Thụy Sĩ, Áo... Ở Nam Âu, đặc biệt là Địa Trung Hải có khí hậu ôn hòa hơn, cho du khách trải nghiệm mùa đông không quá lạnh, đặc biệt là trong điều kiện Châu Âu đang khủng hoảng năng lượng, khí đốt cho mùa đông như hiện tại.
Các nước khu vực Địa Trung Hải sẽ bớt lạnh hơn vào mùa đông. Ảnh: PlanetWare
Khi chọn khách sạn, nhà nghỉ để lưu trú, du khách cũng cần phải kiểm tra xem nơi đó có bật hệ thống sưởi 24/24 hay không, thời gian tắt bớt (nếu có) là bao lâu. Bởi lẽ, nhiều nơi ở Châu Âu phải thực hiện chế độ tắt bớt hệ thống sưởi để tiết kiệm năng lượng, khí đốt cho mùa đông.
Mặc gì vào mùa đông ở Châu Âu
Ở Châu Âu mùa đông, các điểm tham quan trong nhà, nhà hàng, khách sạn đều sử dụng hệ thống sưởi. Do đó, du khách nên mặc quần áo nhiều lớp để có thể ấm áp khi đi ra ngoài và cởi bớt khi vào trong nhà.
Cần trang bị đủ quần áo ấm để đối phó với cái lạnh ngoài trời nhưng có thể mặc nhiều lớp để cởi bớt khi vào nhà. Ảnh: Greta's Travel
Tuy nhiên, trong điều kiện khủng hoảng năng lượng hiện tại ở Châu Âu, nhiều nơi đã tắt hệ thống làm ấm hoặc bật ở chế độ nhỏ. Do đó, du khách cần bị sẵn tâm lý để mặc nhiều đồ hơn một chút ngay cả khi ở trong nhà hàng, khách sạn hay các điểm tham quan.
Hầu hết các khách sạn, điểm tham quan, nhà hàng đều bật hệ thống sưởi ấm vào mùa đông. Ảnh: Premium Europe
Trong hành lý mang theo khi đến Châu Âu, chắc chắn du khách không thể bỏ qua một số món đồ hữu dụng để giữ ấm như đồ lót giữ nhiệt, mũ len, khăn quàng cổ, găng tay, giày, áo khoác giữ ấm... Đặc biệt, giày và áo khoác nên là loại chống thấm nước để sẵn sàng đi lại trên tuyết hoặc trong điều kiện tuyết rơi.
Những 'chiếc bẫy' khi đi du lịch châu Âu Phàn nàn khách sạn 3 sao giữa trung tâm Paris không có nước nóng vào buổi sáng, nhưng tiếp tân trả lời đơn giản: do các bạn tắm trễ, nước nóng đã hết vì nhiều người dùng từ sớm. Châu Âu luôn là điểm đến hấp dẫn với khách du lịch Châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Thế nhưng nếu...