Du khách về xã nông thôn mới làm… nông dân
Du khách được trải nghiệm làm nông dân trên ruộng lúa, vườn cây, tham gia xay lúa, giã gạo, nơm cá, nghe và thực hành lẩy Kiều, thưởng thức ca trù, tham quan các điểm du lịch tâm linh… còn nhà nông có việc làm tăng thu nhập. Đó là những dấu ấn trong tour du lịch nông thôn mới (NTM) mà Hà Tĩnh đang xây dựng.
Nâng tầm nông thôn mới
Ông Trần Huy Oánh – Phó Giám đốc Sở NNPTNT, Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Hà Tĩnh cho biết, sau khi các xã về đích NTM, ngoài phát triển kinh tế, Hà Tĩnh tập trung nâng cao đời sống tinh thần cho cư dân nông thôn, trong đó chú trọng duy trì các nét văn hóa truyền thống từng địa phương bằng mô hình thí điểm du lịch làng xã NTM. Tháng 3.2016, chuyến khảo sát, thí điểm thực hiện mô hình du lịch NTM với chủ đề: “Chiêm ngưỡng, trải nghiệm” đã được Văn phòng điều phối NTM Hà Tĩnh tổ chức.
Du khách tham gia bắt cá tại trang trại ông Lê Văn Bình ở xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân. Ảnh: H.A
Ông Trần Huy Oánh cho biết: “Sau khi thực hiện thí điểm ở Nghi Xuân, sắp tới Hà Tĩnh sẽ xây dựng các tour du lịch làng xã NTM ở các huyện Thạch Hà, Hương Sơn, Đức Thọ, Hương Khê, Cẩm Xuyên. Trong đó, một số tour, tuyến kết nối huyện với nhau như Đức Thọ – Nghi Xuân; Cẩm Xuyên – Thạch Hà; Hương Khê – Can Lộc”.
Huyện Nghi Xuân là địa phương đầu tiên được chọn thực hiện xây dựng mô hình để nhân rộng tại một số địa phương trong tỉnh, bởi đây là huyện có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Người làm dịch vụ du lịch ở Nghi Xuân dù là những nông dân bình thường nhưng rất hiểu biết văn hóa và có nhiều kinh nghiệm; vị trí địa lý của huyện giáp với TP.Vinh (Nghệ An), thuận lợi cho việc đi lại. Theo ông Trần Huy Oánh: “Trong chuyến khảo sát này, gần 70 thành viên trong đoàn đều cùng chung một cảm nhận hào hứng, thú vị và ý nghĩa được tham gia trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về NTM, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu, đặc biệt trải nghiệm một ngày làm nông dân trên ruộng lúa và tham gia xay lúa, giã gạo, nơm cá, nghe và thực hành lẩy Kiều, xẩm Kiều…”.
Ông Oánh cho biết thêm: “Mục đích của Hà Tĩnh khi xây dựng mô hình du lịch làng xã là để xây dựng điểm đến tham quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phương với nhau, đồng thời nâng tầm xã NTM để làm cơ sở phát triển giá trị văn hóa, du lịch, kinh tế theo hướng bền vững”.
Video đang HOT
Ông Trần Hải Nam-Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân cho hay: “Ngay trong đầu tháng 8.2016, UBND huyện đã tổ chức họp bàn tổ chức, xây dựng và thực hiện tour du lịch trải nghiệm NTM. Huyện tập trung xây dựng các tuyến du lịch trải nghiệm NTM ở làng quê đẹp, sạch sẽ nhiều cây xanh, hoa tươi, xây dựng các vườn hộ có hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm nông nghiệp sạch. Đến nay huyện đã có 4 xã về đích NTM, phấn đấu đến năm 2019 tất cả 17/17 xã đạt chuẩn NTM. Ngoài 10 tiêu chí theo quy định của tỉnh, phát huy thế mạnh của vùng quê có truyền thống văn hóa, huyện còn quy định mỗi khu dân cư kiểu mẫu, tổ dân phố văn minh lập câu lạc bộ văn nghệ dân gian. Xây dựng các tour du lịch này hứa hẹn sẽ tạo được sự thích thú và tò mò của du khách”.
Nhà nông tăng thu nhập
Cô giáo Nguyễn Thị Lan – Trưởng khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An dẫn đoàn hơn 10 người của trường tham gia tour du lịch trải nghiệm NTM tại huyện Nghi Xuân, cho biết: “Sau khi tham quan khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, chúng tôi được tham gia tour du lịch trải nghiệm NTM tới các làng quê ở xã Xuân Viên, Xuân Mỹ, Xuân Thành của huyện Nghi Xuân, rất thú vị. Nhiều thầy, cô giáo trong trường lần đầu được lội ruộng nơm cá, giã gạo bằng cối… mọi người rất thích thú”.
Đường đẹp như tranh vào các thôn xóm ở xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân. Ảnh: H.A
Cũng theo cô giáo Lan: “Thông qua du lịch trải nghiệm lần này các thầy, cô giáo được tìm hiểu thực tế về xây dựng NTM tại địa phương để lồng vào công tác giảng dạy, đồng thời học hỏi những mô hình, cách làm hay, đúc rút thành lý luận phục vụ cho công tác giảng dạy của mình”.
Ông Lê Văn Bình ở xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân cho hay: “Ngay sau khi tỉnh thực hiện thí điểm du lịch làng xã NTM, trang trại của gia đình tôi đã đón rất nhiều đoàn về tham quan và trải nghiệm làm nông, qua đó các sản phẩm nông nghiệp như cá, cam, bưởi, hồng… của trang trại được tiêu thụ với giá cao hơn và kết nối tiêu thụ sản phẩm sạch được dễ dàng hơn tăng thu nhập cho gia đình”.
Ông Lê Trần Sáng-Phó Giám đốc Sở VHTTDL Hà Tĩnh cho biết: “Hà Tĩnh có nhiều địa danh lịch sử và danh nhân văn hóa, hàng năm đón lượng khách du lịch lớn. Tuy nhiên họ không lưu lại lâu vì còn thiếu các sản phẩm du lịch mới để du khách trải nghiệm. Vì vậy, tour du lịch trải nghiệm NTM là cách làm hay vừa tăng nguồn thu cho chính địa phương và bà con nông dân”.
Theo Danviet
Yên Phong nỗ lực đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Huyện Yên Phong là một trong những địa phương đi đầu trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh. Không chỉ tăng dần quy mô tuyển sinh, chất lượng đào tạo nghề cũng từng bước được chú trọng, nâng cao với các giải pháp đa dạng hóa nghề học gắn với nhu cầu thực tiễn của người dân và tính khả thi trong giải quyết việc làm.
Gia đình chị ĐỗThị Bé (thôn Yên Hậu, xã Hòa Tiến) từ hơn một năm nay đã chuyển đổi hoàn toàn từ hình thức trồng rau thông thường sang trồng rau an toàn. Gần 3 sào rau của gia đình chị lúc nào cũng xanh tốt, mùa nào thức ấy và đặc biệt là tiêu thụ thuận lợi hơn trước vì là sản phẩm an toàn, phù hợp với xu hướng tiêu dùng thị trường. Đây là thành quả từ việc chị được tham gia lớp học nghề trồng rau an toàn do Trung tâm dạy nghề huyện tổ chức ngay tại thôn. "Khóa học đã làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của tôi về trồng rau an toàn.
Trước đây tôi nghĩ sẽ rất khó để trồng được những luống rau tươi tốt mà không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu nhưng qua những kiến thức thu được trong lớp học, áp dụng vào thực tế cho thấy không hề khó khăn và tốn quá nhiều công sức. Giờ tôi hoàn toàn yên tâm vì rau bán ra không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng", chị Bé tâm sự.
Không chỉ gia đình chị Đỗ Thị Bé mà tại thôn Yên Hậu hiện có hơn 30 hộ dân khác cũng đã chuyển sang trồng rau an toàn. Một vùng rau an toàn mới của huyện Yên Phong đang được hình thành. Thay đổi ấy đến từ 2 lớp dạy nghề liên tiếp được tổ chức trong năm 2014 và 2015. Bà Nguyễn Thị Tuyết, Chi Hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Yên Hậu cho biết: "Những lớp nghề rau an toàn thu hút rất đông người học bởi khả năng ứng dụng cao.
Ngoài cung cấp các kỹ năng, kiến thức làm nghề, Trung tâm dạy nghề huyện còn tổ chức cho chúng tôi đi thăm quan thực tế tại các mô hình sản xuất rau an toàn trong và ngoài tỉnh để học hỏi kinh nghiệm. Đến nay, hầu hết các học viên sau khi tốt nghiệp đều đã chuyển đổi sang trồng rau an toàn, cho thu nhập ổn định từ 2-3 triệu đồng/sào/tháng".
Chị ĐỗThị Bé (thôn Yên Hậu, xã Hòa Tiến) - học viên tốt nghiệp lớp nghề trồng rau an toàn do Trung tâm Dạy nghề huyện tổ chức, chăm sóc ruộng dưa chuột trồng theo phương pháp an toàn.
Không chỉ Yên Hậu, nhiều vùng quê khác trên địa bàn huyện Yên Phong cũng đang có sự đổi thay nhờ các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2016, Trung tâm Dạy nghề huyện đã tổ chức thành công 10 lớp học với gần 300 học viên gồm: 5 lớp kỹ thuật chế biến món ăn, 3 lớp kỹ thuật trồng rau an toàn, 2 lớp may công nghiệp. Bên cạnh các nghề đã phát huy được hiệu quả như: Trồng nấm, rau an toàn, trồng hoa, mây tre đan, cây cảnh... trung tâm chủ động tìm kiếm, mở thêm các lớp nghề mới phù hợp với nhu cầu thị trường như: Kỹ thuật nấu ăn, cắm hoa nghệ thuật, làm tóc, trang điểm...
Nhiều người sau khi tốt nghiệp các khóa học đã trở thành điển hình về làm kinh tế giỏi ở địa phương, là đầu tàu trong việc quy tụ, mở lớp dạy nghề cũng như hỗ trợ học viên làm nghề như: Ông Nghiêm Văn Sang (nghề trồng rau an toàn ở Nghiêm Xá, thị trấn Chờ); bà Nguyễn Thị Lan (nghề nấu ăn ở thôn Đông, xã Tam Giang), bà Nguyễn Thị Tuyết (nghề chăn nuôi ở Yên Hậu, xã Hà Tiến)...
Ông Lưu Đình Kiện, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện cho hay: "Để làm tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thì điểm mấu chốt vẫn là lấy người học làm trung tâm, phải biết người dân ở địa phương đang cần học nghề gì hoặc nghiên cứu, tìm ra nghề phù hợp để định hướng cho họ, tránh đi vào lối mòn, chạy theo số lượng.
Đơn cử như nghề kỹ thuật nấu ăn chúng tôi phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo, Trung tâm dạy nghề Thanh Xuân (Hà Nội) để tổ chức, được người dân đăng ký học rất đông. Nguyên nhân là bởi nghề ngày dễ ứng dụng thực tiễn, giáo trình các món ăn cũng được chọn lọc phù hợp với khẩu vị, phong tục tập quán của từng địa phương. Hay như nghề làm tóc - trang điểm cũng được người dân quan tâm, đặc biệt là những nơi tập trung đông công nhân thuê trọ".
Ngoài ra, sự quan tâm, ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng đóng vai trò rất quan trọng. Tại huyện Yên Phong, đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xác định là một trong những giải pháp căn bản trong công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn.
Huyện thường xuyên tạo điều kiện để Trung tâm Dạy nghề thu hút thêm nhiều người học, nâng cấp trang thiết bị, chất lượng giáo viên viên, liên kết với các trung tâm đào tạo nghề lớn trong và ngoài tỉnh, mời chuyên gia trong các lĩnh vực tham gia giảng dạy; người dân sau khi học nghề tiếp tục được hỗ trợ vay vốn, kỹ thuật sản xuất và tìm đầu ra sản phẩm... nhờ đó mà chất lượng đào tạo luôn được bảo đảm, học viên sau khi tốt nghiệp có thể tìm được việc làm phù hợp, nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho quê hương.
Theo Danviet
Chuyện làm chè an toàn của Trịnh Xuân Thanh Mải miết những ý tưởng mới trong sản xuất kinh doanh chè, anh Trịnh Xuân Thanh, chủ cơ sở sản xuất thương mại Duy Phát, thôn 12, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) luôn đau đáu với mô hình sản xuất chè an toàn bằng phương pháp hữu cơ, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không dùng phân bón hóa học. Chuyện làm...