Du khách vẫn đổ tới Guam sau căng thẳng Mỹ-Triều
Đảo Guam vẫn là nam châm thu hút khách du lịch, bất chấp những lời đe dọa tấn công bằng tên lửa gần đây của Triều Tiên.
Một phụ nữ dùng điện thoại chụp cảnh hoàng hôn tại quán bar Terraza, nằm sát bờ biển ở phía bắc đảo Guam hôm 14/8, chưa đầy một tuần sau khi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đe dọa tấn công hòn đảo này bằng tên lửa đạn đạo tầm trung, theo CNN.
Cô Duhyun Na (ngoài cùng bên phải), du khách Hàn Quốc, đang chụp ảnh cùng nhóm bạn khi mặt trời mọc trên bãi biển Tumon tại đảo Guam. Dù mới đáp xuống sân bay quốc tế Antonio B. Won Pat lúc 3h sáng ngày chủ nhật, họ không muốn bỏ lỡ những tia nắng đầu tiên trong ngày trên hòn đảo nhiệt đới này. Cả nhóm muốn tận hưởng từng giây phút của chuyến du lịch kéo dài 5 ngày.
“Triều Tiên lúc nào chẳng đe dọa Hàn Quốc, chẳng có ý nghĩa gì với chúng tôi đâu”, Duhyun Na nói.
Du khách Hàn Quốc đứng trước Bảo tàng Guam hôm 13/8. Hai trụ cột kinh tế của đảo Guam, lãnh thổ hải ngoại của Mỹ nằm ở Tây Thái Bình Dương, là du lịch và quốc phòng.
“Kinh tế của Guam dựa vào hai thứ: Chúng tôi bán thiên đường và chúng tôi bán vị trí chiến lược. Cần phải giữ cân bằng cả hai”, ông George Charfauros, cố vấn An ninh Nội địa của Guam, nói. Ông cho biết hai ngành du lịch và quốc phòng có tầm quan trọng như nhau và Guam không ưu tiên phát triển lĩnh vực nào hơn.
Video đang HOT
Du khách tham gia một tour ngắm cá voi trên biển hôm 14/8. Ngành du lịch là kế sinh nhai của người dân Guam. Theo cơ quan du lịch địa phương, lượng du khách đổ tới Guam đã chạm mức kỷ lục, hơn 130.000 người, chỉ riêng trong tháng 7. Ước tính, mỗi năm khách du lịch mang về cho Guam doanh thu 1,6 tỷ USD, so với 2 tỷ USD từ hoạt động quốc phòng trên đảo. Chỉ cách các thành phố lớn ở châu Á khoảng 4 giờ bay, Guam chủ yếu thu hút du khách từ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Nhiều gia đình có con nhỏ vẫn đến Guam nghỉ dưỡng. Trong ảnh, một đứa trẻ đứng nhìn con cá mắc cạn hôm 14/8. Jon Nathan Denight, giám đốc cơ quan du lịch Guam, cho biết tới nay ngành du lịch vẫn chưa bị ảnh hưởng nhưng các công ty lữ hành ở Nhật Bản và Hàn Quốc liên tục gọi điện hỏi về tình hình trên đảo.
“Du lịch là một ngành cạnh tranh cao. Thái độ của du khách có thể bị ảnh hưởng hoặc bị tác động bởi những thông tin tiêu cực”, ông Denight nhận định.
Du khách tại bể bơi của khu nghỉ dưỡng Dusit Thani hôm 14/8.
“Chúng tôi cần ngành du lịch để nuôi sống Guam”, theo anh Jodiann Santos, nhân viên Bảo tàng Guam. Những người đang làm việc trong ngành du lịch và khách sạn trên hòn đảo này lo lắng “màn đấu khẩu” giữa lãnh đạo Mỹ – Triều Tiên sẽ khiến du khách ngần ngại tới Guam. Nỗi lo ngại này không giảm bớt dù trong một cuộc điện đàm mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump trấn an Thống đốc Calvo rằng ngành du lịch của Guam sẽ phát triển “gấp 10 lần” sau khi báo chí thế giới đưa tin Triều Tiên đe dọa tấn công.
Một gia đình Nhật ăn dừa tươi trước cửa Bảo tàng Guam. Dù tháng trước, lượng du khách Nhật Bản giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái, mà theo chính quyền Guam lý do chính là vì các hãng hàng không giảm số chuyến bay, người Nhật vẫn là nhóm du khách đông nhất nhì tới Guam.
Ông Edwin Cruz, một người dân bản địa làm dịch vụ du lịch hơn 17 năm, không nhận thấy lượng du khách sụt giảm và thậm chí còn dự đoán du khách sẽ tiếp tục đổ tới Guam trong thời gian tới, đặc biệt là từ Hàn Quốc.
“Họ quá quen (với những lời đe dọa tấn công của Triều Tiên) rồi. Nếu họ không lo lắng thì tôi nghĩ chúng ta không nên lo sợ làm gì”, người đàn ông 59 tuổi nói.
Du khách Hàn Quốc đợi chuyến bay trở về nhà hôm 15/8.
An Hồng
Ảnh: CNN
Theo VNE
Tính toán của Triều Tiên khi đe dọa phóng tên lửa vào Guam
Giới phân tích cho rằng ngay từ đầu Triều Tiên đã sắp xếp để họ có thể rút lui khỏi căng thẳng mà không mất mặt.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và các binh sĩ Triều Tiên. Ảnh: KCNA
Sau những lời qua tiếng lại gay gắt với Mỹ, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm qua hoãn kế hoạch phóng tên lửa tới đảo Guam.
Dù có phóng tên lửa hay không, Bình Nhưỡng đã gây ra nhiều kịch tính và phiền toái, chọc tức Tổng thống Mỹ Donald Trump và làm hoảng sợ các đồng minh Nhật, Hàn của Mỹ. Căng thẳng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy Triều Tiên sẽ ngày càng sử dụng chiến thuật "bên miệng hố chiến tranh" nhiều hơn (đẩy tình hình đến mức căng thẳng rồi hạ nhiệt trước khi gặp nguy hiểm).
Nếu Triều Tiên phóng tên lửa vào vùng đặc quyền kinh tế của Guam như kế hoạch, đó sẽ là một động thái cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, ngay từ đầu, Bình Nhưỡng tự chừa cho mình đường ra, AP nhận xét.
Triều Tiên không bao giờ nói rằng họ sẽ tấn công đúng vào Guam và chỉ nói là đánh vào gần đảo này. Để làm rõ ý định, họ cung cấp một kế hoạch rất chi tiết về quỹ đạo dự kiến thời gian bay và khoảng cách từ nơi tên lửa rơi xuống biển với bờ biển của Guam. Quan trọng hơn, họ cũng không tuyên bố ngày lên kế hoạch bắn.
Adam Mount, chuyên gia chiến lược hạt nhân của Trung tâm Tiến bộ Mỹ, nói: "Chính quyền Kim Jong-un đã cố tình tạo ra mối đe dọa như vậy để giúp ông Kim có thể rút lui khỏi căng thẳng mà không mất mặt". "Dù vậy, lời đe dọa Guam của Triều Tiên phức tạp hơn, đáng tin cậy và có tính đe dọa hơn bất kỳ cảnh báo nào mà Trump đưa ra tuần trước".
"Có vẻ ngay từ đầu họ đã lên kế hoạch rút lui khỏi căng thẳng, với tính toán rằng dần dà Trump sẽ mất hứng thú. Tuy nhiên, đó không hẳn là lời đe dọa suông, nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro", Jeffrey Lewis, chuyên gia kiểm soát vũ khí của Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở Monterey, California nói.
Mặc dù đã dịu giọng về căng thẳng, Triều Tiên vẫn có thể tiếp tục thử tên lửa nếu bị gây thêm áp lực hoặc nếu họ muốn phản đối cuộc tập trận Mỹ - Hàn bắt đầu vào tuần tới.
Ngoài ra, nếu Mỹ tiếp tục phô diễn sức mạnh ở bán đảo Triều Tiên bằng máy bay ném bom B-1B, Bình Nhưỡng cũng có cớ để phóng tên lửa hoặc tuyên bố rằng họ kiềm chế không làm vậy nhưng vẫn có thể làm điều đó sau này.
Washington thường điều máy bay ném bom B-1B từ Guam đến không phận bán đảo Triều Tiên để phục vụ tập trận, hỗ trợ đồng minh hoặc răn đe Bình Nhưỡng. Lần gần đây nhất B-1B bay trên bán đảo Triều Tiên là 7/8.
"Triều Tiên có thể nói rằng nhìn này, việc chúng tôi phóng tên lửa chả khác gì các anh cho máy bay ném bom B-1 bay qua bán đảo Triều Tiên. Nếu các anh có thể 'vươn tay và chạm' vào chúng tôi thì chúng tôi cũng có thể làm vậy", Robert Carlin, từng là nhà phân tích cho Bộ Ngoại giao Mỹ và CIA, nhận xét.
Phương Vũ
Theo VNE
Trump nói Kim Jong-un khôn ngoan khi không tấn công Guam Trump cho rằng việc Triều Tiên không theo đuổi kế hoạch tấn công đảo Guam là một quyết định hợp lý. Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP "Vụ tấn công sẽ là thảm hoạ và không thể chấp nhận được!", Tổng thống Mỹ Trump viết trên Twitter ngày 16/8. "Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có một quyết định khôn ngoan...