Du khách thích thú với cảnh đèo Hải Vân chìm trong sương mù
Với độ cao 500m so với mực nước biển, những ngày này, đèo Hải Vân thực sự đúng với 1 tên gọi khác của nó, đèo Mây vì thường có mây mù che phủ.
Cảnh quan tuyệt đẹp (Ảnh: Thảo Vi)
Đèo Hải Vân hay còn được gọi là đèo Ải Vân hay đèo Mây dài 20 km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã ở giữa ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.
Trước khi tuyến hầm đường bộ Hải Vân được xây dựng vào năm 2005, tuyến đường quanh co, hiểm trở, đi qua nhiều đồi dốc, điểm cua gấp là đường giao thông huyết mạch, nối liền 2 miền Nam Bắc.
Cảnh quan tuyệt đẹp nơi đây (Ảnh: Thảo Vi)
Một trong những công trình quan trọng nhất, có giá trị văn hóa, lịch sử chính là di tích Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo. Hải Vân quan được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826).
Theo nhiều tư liệu, khi triều Nguyễn thiết lập, Huế trở thành Kinh đô, đèo Hải Vân và núi Hải Vân được coi trọng trong việc bảo vệ phía nam Kinh đô, đây là đài quan sát bao quát toàn bộ khu vực cả ở trên biển và trên đất liền và là yết hầu của đường bộ gần như duy nhất từ phía nam ra Huế, đồng thời khống chế được cả con đường biển đi qua dưới chân núi.
Vì thế, tháng Hai năm Bính Tuất (1826), vua Minh Mạng xuống chỉ cho xây một cửa quan ở đỉnh đèo Hải Vân, cửa trước viết ba chữ Hải Vân Quan, cửa sau viết sáu chữ Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan, hai bên tả hữu xếp đá làm tường, trước sau liền nhau.
Từ đó, muốn vượt qua ải Hải Vân đều phải qua hai lần cửa xây bằng gạch vồ theo lối vòm cuốn, giống cửa ở kinh thành Huế, nhưng không có vọng lâu, bên trên cửa là sân thượng dùng để quan sát bốn phía, có xây bậc thang lên xuống.
Video đang HOT
Ảnh: Thảo Vi
Di tích Hải Vân Quan từng có số phận “long đong” khi bị bỏ rơi trong hàng chục năm vì nhiều nguyên nhân. Đến năm 2017, Hải Vân Quan được công nhận là di tích cấp quốc gia.
Tới năm 2021, sau quá trình dài xúc tiến các thủ tục, chính quyền thành phố Đà Nẵng phối hợp với tỉnh Thừa Thiên Huế thống nhất thực hiện dự án trùng tu di tích này với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Theo đề án trùng tu, hệ thống cửa Hải Vân quan sẽ được tu bổ theo các dấu tích nguyên gốc triều Nguyễn, thời vua Minh Mạng năm 1826; thay thế nền cổng lát đá thanh, hệ thống cối, tường phía trên xây gạch vồ.
Một số lô cốt thời chiến tranh chống Pháp, Mỹ được giữ lại với mục đích kết nối lịch sử giữa các thời kỳ chiến tranh.
Du khách nước ngoài thích thú, phấn khích khi được phượt đèo Hải Vân (Ảnh: Thảo Vi)
Hiện nay, dự án tu bổ di tích Hải Vân Quan đã cơ bản hoàn thành, chỉ còn một số hạng mục nhỏ, bên ngoài. Việc di tích được khôi phục diện mạo đã thu hút đông đảo lượng du khách, người dân chọn đi di chuyển tuyến đường qua đèo để ngắm cảnh, check-in.
Đặc biệt, trong thời gian này, đèo Mây liên tục có mây mù che phủ càng khiến du khách thích thú, phấn khích.
Ngay từ sáng sớm, nhiều bạn trẻ không ngần ngại leo đèo để chụp ảnh kỳ niệm (Ảnh: Thảo Vi)
Đỉnh đèo Hải Vân nhìn từ phía thành phố Đà Nẵng tựa như một thác mây. Ngay từ sáng sớm, nhiều bạn trẻ không ngần ngại leo đèo để chụp ảnh kỳ niệm.
Nhìn từ phía tỉnh Thừa Thiên Huế có thể thấy cảnh toàn bộ đỉnh núi Hải Vân được bao bọc hoàn toàn bởi mây trắng.
Với độ cao 500m so với mực nước biển, mỗi khi có không khí lạnh tràn về, đèo Hải Vân lại khoác lên “chiếc áo” mới với màu sắc mờ ảo, ẩn mình trong mây mù.
Du khách nước ngoài thích thú, phấn khích khi được phượt đèo Hải Vân trong ngày sương mù dày đặc, gần như che phủ cả đường đi.
Đà Nẵng lập Công viên sinh thái và quảng trường Ghềnh Nam Ô
Theo quy hoạch, việc hình thành Công viên sinh thái và Quảng trường công cộng để bảo vệ ghềnh Nam Ô.
Đồng thời tổ chức không gian công cộng kết hợp khai thác du lịch để phục vụ người dân và du khách.
UBND TP Đà Nẵng vừa có quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết Công viên sinh thái ghềnh Nam Ô và Quảng trường phía Nam ghềnh Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu).
Nam Ô là một làng chài nằm bên vịnh Đà Nẵng, dưới chân đèo Hải Vân, nơi đây có bãi đá rạn Nam Ô hay còn gọi là ghềnh đá Nam Ô.
Theo đó, Công viên sinh thái ghềnh Nam Ô có phía Đông Bắc và phía Đông Nam giáp vịnh Đà Nẵng, phía Tây Bắc và Tây Nam giáp ghềnh Nam Ô và bãi cát.
Quảng trường phía Nam ghềnh Nam Ô có phía Đông Bắc giáp ghềnh Nam Ô, phía Đông Nam giáp vịnh Đà Nẵng, phía Tây Bắc và Tây Nam giáp dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô.
Diện tích phê duyệt đồ án quy hoạch cả 2 khu này hơn 21.000m2, trong đó diện tích Công viên sinh thái ghềnh Nam Ô hơn 18.600m 2 và diện tích Quảng trường phía Nam ghềnh Nam Ô hơn 2.400m 2.
Bãi đá rạn Nam Ô mùa rêu xanh thu hút người dân và du khách "check-in".
Theo quy hoạch, việc hình thành Công viên sinh thái và Quảng trường công cộng để bảo vệ ghềnh Nam Ô.
Đồng thời tổ chức không gian công cộng kết hợp khai thác du lịch để phục vụ người dân và du khách.
Tại khu Công viên sinh thái ghềnh Nam Ô bố trí tuyến đường đi dạo quanh ghềnh, trên tuyến bố trí các điểm không gian mở như sàn ngắm cảnh, sàn khai thác cảnh quan của ghềnh, các công trình dịch vụ, tiện ích phục vụ cho việc tham quan ghềnh của du khách.
Tại Quảng trường phía Nam ghềnh Nam Ô sẽ tạo không gian quảng trường lớn, kết hợp với cây xanh cảnh quan tạo thành quảng trường trung tâm phía Nam ghềnh Nam Ô. Bố trí các tiện ích công cộng như chòi nghỉ, nhà vệ sinh...để phục vụ khách.
Quy hoạch cũng nêu rõ việc bảo tồn, tôn tạo các di tích trong khu vực ghềnh Nam Ô, giữ nguyên hiện trạng đất rừng tự nhiên...
Cu Đê - dòng sông tích sử Sông Cu Đê cùng với sông Hàn, sông Phú Lộc đổ nước ra vịnh Đà Nẵng. Sông Cu Đê làm ranh giới tự nhiên cho hai phường Hòa Hiệp Nam và Hòa Hiệp Bắc thuộc quận Liên Chiểu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chừng 13km về hướng tây bắc. Nằm về phía nam đèo Hải Vân hùng vĩ, mà khi đứng...