Du khách thích thú trải nghiệm “thủ phủ” thanh trà xứ Huế mùa trổ hoa
Lạc bước giữa những vườn thanh trà tỏa hương thơm ngát, nhiều du khách vô cùng thích thú khi được trải nghiệm thời điểm hiếm có trong năm lúc hoa thanh trà đang vào kỳ nở rộ.
Nằm cách trung tâm TP Huế tầm 7km về phía Tây, vùng đất bãi bồi Thủy Biều bên sông Hương lâu nay nổi tiếng với những vườn cây thanh trà. Thanh trà thuộc họ bưởi được trồng nhiều ở Cố đô Huế, nhưng nhiều nhất là vùng Thủy Biều, Kim Long. Riêng thanh trà Thủy Biều đã trở thành một thương hiệu.
Làng vườn thanh trà Thủy Biều những ngày đầu Xuân là địa chỉ hấp dẫn những người yêu thích nhiếp ảnh nghệ thuật. Du khách gần xa cũng bắt đầu ngược dòng sông Hương, lên với Thủy Biều khi những vườn thanh trà đến kỳ ra hoa nở rộ.
Thoạt nhìn, hoa thanh trà khá giống với hoa bưởi nhưng lại có mùi hương nhẹ nhàng, đặc trưng riêng.
Những nụ thanh trà chớm nở đong đưa trong nắng….
Màu trắng của hoa thanh trà kết hợp với màu xanh của lá cùng ánh nắng xuyên qua những tán cây tạo nên những khung cảnh đẹp mắt.
Video đang HOT
Khi các vườn thanh trà bắt đầu ra hoa đồng loạt, cả vùng Thủy Biều thoang thoảng một hương thơm nhẹ nhàng. Những nhánh thanh trà từ vườn nhà người dân ngã mình ra cả những con đường.
Ông Đặng Văn Nhật (56 tuổi, người trồng thanh trà tại Thủy Biều) chia sẻ, thường thì cây thanh trà tại địa phương ra hoa vào dịp cận Tết Nguyên đán và kéo dài trong khoảng hơn 20 ngày. Năm nay do thời tiết thất thường nên các vườn thanh trà nở hoa khá muộn.
Mới đây, người dân tại đây vui mừng khi khu vực Nhà vườn Lương Quán – Nguyệt Biều (phường Thủy Biều, TP Huế) được công nhận là điểm du lịch. Ngoài lễ hội thanh trà, nay người làm vườn còn có cơ hội giới thiệu thêm một sản phẩm du lịch mới “Tour du lịch ngắm hoa thanh trà”.
Lạc bước giữa những vườn thanh trà tỏa hương thơm ngát, nhiều du khách vô cùng thích thú khi có cơ hội được trải nghiệm thời điểm hiếm có trong năm lúc hoa thanh trà đang vào kỳ nở rộ.
Sau khi cùng người dân tìm hiểu về cây thanh trà, du khách cũng không quên lưu giữ lại những bức ảnh đẹp làm kỷ niệm.
Được biết, ngoài việc tản bộ ngắm hoa, tận hưởng không khí trong lành, đi xe đạp tham quan giữa các vườn thanh trà cũng là một trải nghiệm thú vị được nhiều du khách lựa chọn khi có dịp dừng chân tại Thủy Biều trong những ngày này.
Theo toquoc.vn
Chùa Thiên Mụ ở Cố đô Huế thời thuộc địa có gì đặc biệt?
Ít ai biết rằng người Pháp từng gọi chùa Thiên Mụ ở Cố đô Huế là chùa Khổng Tử. Vào đầu thế kỷ 20, cảnh quan xung quanh chùa vẫn còn rất hoang vu.
Toàn cảnh chùa Thiên Mụ thập niên 1920 nhìn từ máy bay. Ảnh tư liệu.
Cổng tam quan chùa Thiên Mụ, thập niên 1920. Ảnh tư liệu.
Khung cảnh nhìn từ sân trước chính điện ra cổng tam quan và tháp Phước Duyên. Tấm bưu thiếp này được người Pháp chú thích là "chùa Khổng Tử" (Pagode de Confucius). Ảnh tư liệu.
Con đường chạy qua chùa Thiên Mụ đầu thế kỷ 20 là đường đất khá hẹp, nay là đường Nguyễn Phúc Nguyên với hai làn xe ô tô. Ảnh tư liệu.
Nhà lá và ruộng đồng cạnh chùa Thiên Mụ, thập niên 1920. Ảnh tư liệu.
Tam quan chùa Thiên Mụ trong một bưu thiếp tô màu thời thuộc địa. Ảnh tư liệu.
Nhà bia và tháp Thước Duyên của chùa Thiên Mụ, khoảng năm 1930. Ảnh tư liệu.
Bờ sông Hương trước chùa Thiên Mụ thập niên 1920. Khu vực này ngày nay đã được kè đá. Ảnh tư liệu.
Khung cảnh trước cổng chùa Thiên Mụ khoảng năm 1930. Ảnh tư liệu.
Bức ảnh màu về cổng tam quan do nhiếp ảnh gia W. Robert Moore của tạp chí National Geographic chụp năm 1931. Ảnh tư liệu.
Bến thuyền của chùa Thiên Mụ năm 1935. Ảnh tư liệu.
Tháp Phước Duyên, khoảng thập niên 1940. Khu vực quanh tháp thời điểm này rất ít cây xanh. Ảnh tư liệu.
Thủ tướng Malaysia Tengku Abdul Rahman viếng thăm chùa Thiên Mụ năm 1958. Ảnh tư liệu.
Toàn cảnh chùa Thiên Mụ năm 1963 nhìn từ máy bay trực thăng của Mỹ. Ảnh tư liệu.
Sông Hương nhìn từ sân chùa Thiên Mụ, thập niên 1970. Ảnh tư liệu.
Theo kienthuc.net.vn
Cầu đi bộ dọc sông Hương cố đô Huế Cầu đi bộ dọc sông Hương ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế, được khánh thành vào tháng 1-2019, đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Cầu trải dài 450m, diện tích 2.443m2 có kết cấu bê tông cốt thép, rộng 4m, sàn lát 16.000 thanh gỗ lim và có hệ thống thoát...