Du khách thích du lịch bằng tàu hỏa vì được ngắm cảnh
Thay vì lựa chọn máy bay, nhiều gia đình, nhất là giới trẻ lại thích thú ngồi trên những chuyến tàu để đến các địa danh yêu thích, ngắm cảnh núi non hùng vĩ trải dài đất nước.
Tối 8/7, khi cậu con trai cả kết thúc kỳ thi tốt nghiệp PTTH, gia đình chị Nguyễn Thị Kim Oanh (ngụ Hà Nội) đã lên tàu SE1, bắt đầu chuyến du lịch xuyên Việt. Theo dự kiến, 5 người trong gia đình sẽ có chuyến đi 30 ngày, đến các tỉnh: Thanh Hóa, Quảng Bình, Đà Nẵng, Hội An, Khánh Hòa, Bình Thuận và TP.HCM.
Để chuẩn bị cho chuyến du lịch dài ngày, chị Oanh đã đắn đo lựa chọn phương tiện di chuyển và cuối cùng tất cả thành viên trong gia đình thống nhất đi du lịch bằng tàu hỏa.
“Đi bằng máy bay thì không thể đến được tất cả những địa phương trên. Còn di chuyển bằng ôtô cá nhân hoặc xe khách thì không an toàn. Sau khi cân đối chi phí và tính toán mọi thứ, chúng tôi quyết định chọn tàu hỏa là phương tiện cho chuyến du lịch này”, chị Oanh giải thích với Zing.
Phiêu lưu ngắm cảnh trên những toa tàu
Gia đình anh Hồ Văn Điệp (ngụ Hà Nội) có 3 người con. Con trai cả năm nay học hết lớp 12 và theo lời cháu thì đã hoàn thành xuất sắc kỳ thi tốt nghiệp PTTH vừa qua. Cháu thứ 2 cũng vừa hoàn thành kỳ thi và trúng tuyển vào một trường cấp 3 ở Hà Nội.
Để khích lệ cho các con và tạo cảm hứng sau những năm tháng ở nhà ứng phó dịch bệnh, anh Điệp cùng vợ xin nghỉ phép gần một tháng để đưa cả gia đình đi chơi.
Cũng giống chị Oanh, gia đình nam du khách này chọn tàu hỏa làm phương tiện cho chuyến phiêu lưu qua nhiều tỉnh thành. Anh Điệp kể việc di chuyển bằng máy bay thì mọi người trong gia đình đã nhiều lần trải nghiệm.
Nhiều du khách đến Đà Nẵng du lịch bằng tàu hỏa. Ảnh: Nguyên Vũ.
“Tuy nhiên, đi du lịch bằng tàu hỏa thì đây là lần đầu tiên”, anh Điệp nói và cho biết trước khi đến Đà Nẵng hôm 9/7, gia đình anh đã dừng chân tại Nghệ An, Quảng Bình và đến Thừa Thiên – Huế để tham quan hệ thống lăng tẩm, cung đình…
Nói chuyện với Zing, anh Điệp bảo rất thích thú vì lần đầu được phiêu lưu trên những toa tàu. “Đi tàu, bạn có chỗ ngủ nghỉ thoải mái. Thi thoảng, chúng tôi xuống căn tin mua con mực khô nướng lai rai vài lon bia. Khi bình minh, bạn có thể ngắm mặt trời xuyên qua những cánh đồng thẳng tắp ở miền Trung. Điều thú vị nhất là ngồi trên tàu bạn sẽ được thoải mái ngắm cảnh sắc núi đồi, uốn lượn theo những khúc quanh co ở đèo ngang hoặc núi Hải Vân”, anh Điệp mô tả lại.
Chị Nguyễn Thị Tuyết (vợ anh Điệp) bị say xe nên việc lựa chọn đi du lịch bằng tàu hỏa rất phù hợp, đảm bảo sức khỏe cho cả nhà. Theo lời chị, sau khi lên tàu, gia đình chị chỉ mất khoảng 6 giờ là đến ga Vinh (tỉnh Nghệ An). Trong thời gian trên tàu, gia đình chị ngủ một giấc, khoảng 3h30 đến Vinh, rồi sau đó nghỉ ngơi.
Video đang HOT
8h sáng hôm sau, gia đình chị đi ăn sáng cùng bạn bè, sau đó về quê Bác Hồ tham quan. Đến tối, cả nhà lại bắt chuyến tàu khác để vào Quảng Bình rồi sau đó đi tiếp những địa phương khác mà mình yêu thích.
“Nếu du lịch bằng máy bay thì không thể đến nhiều địa điểm như thế được. Còn đi tàu, chúng tôi thích xuống chỗ nào cũng được. Ăn chơi, ngắm cảnh và gặp gỡ bạn bè xong, chúng tôi lại lên tàu đi tiếp”, chị Tuyết chia sẻ.
Cũng theo lời người phụ nữ này, trong hành trình từ Hà Nội đến Đà Nẵng, ngoài được đến thăm những danh thắng yêu thích, điều ấn tượng nhất là chị được thoải mái ngắm đèo Hải Vân trên toa tàu.
“Ngồi ở toa số 4, tôi được nhìn thấy đoàn tàu uốn lượn rồi leo lên núi Hải Vân. Từ trên cao, mọi người được ngắm những khóm mây bồng bềnh lưng chừng núi. Khi tàu xuống dốc, mọi người thích thú với cảnh làn nước trong xanh nơi cửa biển Làng Vân (Đà Nẵng)”, chị Tuyết kể.
Không bị delay và an toàn
Không muốn lặp lại cảnh ngồi hàng giờ ở sân bay vì bị delay, Kiều Thanh (sinh viên năm cuối của một trường đại học ở Thái Nguyên) lựa chọn tàu hỏa để du lịch. Cách đây gần 3 năm, sau khi đậu đại học, Thanh được cha mẹ cho đi máy bay vào Nha Trang chơi.
Sau khi bắt taxi từ Thái Nguyên đến Hà Nội, cả nhà Thanh phải ngồi chờ ở sân bay Nội Bài gần 4 tiếng vì chuyến bay hôm đó bị trễ. “Hôm từ Nha Trang về thì thời tiết không thuận lợi nên máy bay phải bay lòng vòng trên bầu trời một lúc lâu rồi mới hạ cánh được. Sau chuyến đi ấy, em ám ảnh và tự nhủ sẽ không bao giờ lặp lại nữa”, Thanh nói.
Nữ sinh viên này cho biết so với các loại hình giao thông khác, việc đi du lịch bằng tàu hỏa sẽ là lựa chọn phù hợp cho nhiều gia đình và nhất là giới trẻ. “Ngày nay, chất lượng phục vụ trên các chuyến tàu rất tốt. Ngoài ra, đi tàu bạn sẽ không lo lắng bị trễ giờ hoặc delay mà lại rất an toàn”, Thanh nói thêm.
Du khách thoải mái thưởng thức các món ăn ngon trên tàu. Ảnh: Nguyên Vũ.
Cũng có quan điểm giống Thanh, bạn Nguyễn Thị Thùy Linh (sinh viên Đại học Đà Nẵng) cho biết hôm thứ 5 vừa qua qua đã đi tàu từ Vinh vào Đà Nẵng. Trên suốt hành trình, nữ sinh viên được phục vụ chu đáo. “Ngoài việc thoải mái đi lại trên tàu, hành khách cũng được tự chọn các món ăn yêu thích, giá cả phải chăng”, Linh nói.
Ông Vũ Thanh Minh, Trưởng tàu SE1, cho biết trong mùa hè năm nay lượng hành khách đi tàu hỏa tăng đột biến. Trung bình mỗi chuyến (một chiều) có khoảng 700-800 hành khách.
Vị trưởng tàu này lý giải thời gian qua ngành đường sắt đã có sự đầu tư mạnh mẽ nên chất lượng phục vụ hành khách ngày càng được nâng cao.
Hầu hết tàu đều có máy điều hòa, hệ thống giường, ghế ngồi đều đảm bảo chất lượng. “Ngoài ra, hệ thống đường sắt của nước ta kéo dài từ bắc vào nam nên rất thuận lợi đối với những hành khách đi du lịch theo nhóm, gia đình”, ông Minh cho hay.
Ông Nguyễn Ngọc Nam, Giám đốc Ga Đà Nẵng, thông tin thêm từ cuối tháng 5 đến nay, trung bình mỗi ngày có trên 2.000 lượt khách đi tàu hỏa đến Đà Nẵng. “Đây là một tín hiệu đáng mừng vì sau 2 năm dịch bệnh, ngành đường sắt đang dần hồi phục và du khách đã trở lại Đà Nẵng”, ông Nam nói.
Ảnh không đụng hàng về đầu máy tàu hỏa ở Việt Nam năm 1996
Khám phá 'bộ sưu tập' các loại đầu máy tàu hỏa ở Việt Nam năm 1996, được chụp lại qua ống kính của nữ du khách Australia Jennifer Lynas.
Đầu máy Tự Lực số 141-122 tại ga Hà Nội năm 1996. Đây là dòng đầu máy chạy bằng hơi nước, đốt than được đóng theo kiểu dáng công nghệ của thương hiệu đầu máy Pháp Mikado, thập niên 1960. Ảnh: Ian Lynas Flickr.
Logo của đầu máy Tự Lực số 141-122.
Đầu máy cùng loại, số hiệu 141-165, đang khởi động ở ga Hải Phòng, 1996.
Đầu máy "đời mới" D4H-866 khoe dáng cạnh đầu máy cổ 141-165 tại ga Hải Phòng.
Cận cảnh đầu máy D4H-866. Đây là loại đầu máy được cải tạo từ dòng đầu máy diesel TU7 của Liên Xô, sản xuất vào thập niên 1970.
Một đầu máy D4H hoạt động ở ngoại ô Hà Nội.
Ba đầu máy D4H được ghép vào nhau để vượt địa hình đồi núi, đỗ tại ga Lào Cai, 1996. Ngày nay đầu máy D4H đã ngừng hoạt động.
Đầu máy TU7E-1555, "anh em họ hàng" với các đầu máy D4H, được dùng để chở than ở Quảng Ninh.
Đầu máy D5H-061 ở ga Lào Cai. D5H là dòng đầu máy diesel đã qua sử dụng mua từ Australia, được giao vào giai đoạn 1991-1995.
Một hình ảnh khác về đầu máy D5H-061.
Đầu máy D11H-332 ở chân đèo Hải Vân, 1996. Dòng đầu máy này được sản xuất tại tại Romania từ 1978 đến 1980.
Đầu máy D12E-650 tại ga Huế, 1996. Loại đầu máy này được sản xuất tại Tiệp Khắc, bắt đầu chuyển giao cho Việt Nam từ năm 1986.
Một đoàn tàu do đầu máy D12E kéo ở khu vực đèo Hải Vân.
Đầu máy D18E-602 dừng tránh tàu ở Huế, 1996. D18E là loại đầu máy diesel điện được Bỉ sản xuất và bàn giao cho Việt Nam năm 1983, hiện vẫn vận hành.
Người trẻ chuộng đi du lịch gần bằng tàu hỏa Dù không phải nghiệm mới mẻ, đi du lịch bằng tàu hỏa vẫn được nhiều người trẻ yêu thích, đặc biệt khi di chuyển giữa các địa điểm có khoảng cách ngắn. Giá vé ổn định, thủ tục nhanh gọn và dễ dàng ngắm cảnh đẹp hai bên đường đi... là ưu điểm được nhiều bạn trẻ liệt kê khi so sánh việc...