Du khách ‘tháo chạy’ khỏi các đảo Thái Lan để tránh bão Pabuk
Giới chức Thái Lan ngày 3/1 cho biết hàng chục nghìn khách du lịch đã phải rời các đảo nghỉ dưỡng Koh Phangan và Koh Tao của nước này do cơn bão nhiệt đới Pabuk sắp đổ bộ các đảo này, dự báo có thể gây ra mưa to, gió mạnh và sóng biển cao tới 7 mét.
Dự báo đường đi của bão Pabuk. Ảnh: KTVN
Bão Pabuk là cơn bão nhiệt đới đầu tiên xuất hiện ngoài mùa mưa tại khu vực này trong 30 năm qua. Dự kiến bão sẽ đổ bộ vào đảo Koh Phangan và Koh Tao cũng như đảo Koh Samui tối 4/1 trước khi tiến vào đất liền.
Mặc dù không có lệnh sơ tán chính thức, song khách du lịch trên các đảo này đã ồ ạt lên phà rời đảo vào đất liền, khiến các hòn đảo nghỉ dưỡng vốn nổi tiếng là điểm đến của những người đi nghỉ lễ, nhất là vào dịp Giáng sinh và Năm mới, đã trở nên vắng vẻ từ ngày 2/1.
Theo giới chức đảo Koh Phangnan, hòn đảo này hầu như không còn khách du lịch vì khoảng 30 – 50 nghìn người đã rời đảo từ sau tiệc đêm Giao thừa.
Theo dự báo thời tiết, bão Pabuk có sức gió lên tới 104 km/h, có thể không phát triển thành một cơn bão lớn. Tuy nhiên, ở gần tâm bão, sóng biển có thể dâng cao tới 5 – 7 mét. Ngoài ra, bão sẽ gây mưa to tại khắp các khu vực miền Nam trong đó có các điểm du lịch nổi tiếng ở biển Andaman như Krabi và các tỉnh ở cực Nam giáp giới Malaysia là Pattani, Narathiwat và Yala.
Tại Ấn Độ, tình thời tiết xấu, trong đó có sương mù, đã ảnh hưởng tới giao thông hàng không và đường sắt tại thủ đô New Delhi trong ngày 3/1.
Video đang HOT
Theo các quan chức Ấn Độ, tất cả các chuyến bay khởi hành tại sân bay Delhi bị hoãn từ 7h30 (giờ địa phương). Hai hãng hàng không Jet Airways và IndiGo đã kêu gọi hành khách kiểm tra tình trạng chuyến bay do thời tiết xấu ảnh hưởng đến các chuyến bay tại sân bay Delhi.
Trong một tuyên bố, hãng IndiGo thông báo do tầm nhìn bị hạn chế tại sân bay Delhi và Bengaluru, các chuyến bay cất cánh và hạ cánh tại đây đều phải hoãn lại. Hãng kêu gọi hành khách kiểm tra tình trạng chuyến bay của mình trước khi rời sân bay.
Trong khi đó, sương mù dày đặc cũng ảnh hưởng tới một số hoạt động đường sắt do tầm nhìn bị hạn chế. Theo các quan chức Cơ quan dự báo thời tiết, tình trạng sương mù dày đặc được ghi nhận tại các khu vực thuộc bang Punjab, phía Bắc bang Rajasthan, Haryana, Chandigarh và Delhi, Utta Pradesh và Bihar.
Minh Châu (TTXVN)
Theo Tintuc
Bão Pabuk tiến thẳng Cà Mau, gây giông lốc ở các tỉnh Nam Bộ
Vẫn giữ nguyên tốc độ và hướng di chuyển Tây Tây Bắc, bão Pabuk được dự báo có khả năng mạnh thêm, tiến thẳng mũi Cà Mau, gây mưa giông ở khu vực ven biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và các tỉnh thành Nam Bộ.
Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 13h ngày 2/1, vị trí tâm bão ở vào khoảng 6,1 độ Vĩ Bắc; 108,2 độ Kinh Đông, cách đất liền các tỉnh Nam Bộ khoảng 430km về phía Đông Nam, cách Côn Đảo khoảng 340km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 13h ngày 3/1, vị trí tâm bão ở 6,9 độ Vĩ Bắc; 104,4 độ Kinh Đông, cách mũi Cà Mau khoảng 200km về phía Nam, cách Côn Đảo khoảng 300km về phía Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên): Phía Bắc vĩ tuyến 5,0 độ Vĩ Bắc.
Ảnh minh họa.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và có khả năng mạnh thêm. Đến 13h ngày 4/1, vị trí tâm bão ở khoảng 8,7 độ Vĩ Bắc; 101,3 độ Kinh Đông, cách mũi Cà Mau khoảng 350km về phía Tây, cách đảo Thổ Chu (Kiên Giang) khoảng 230km về phía Tây Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 13 giờ ngày 5/1, vị trí tâm bão ở khoảng 10,3 độ Vĩ Bắc; 98,0 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11.
Từ hôm nay (2/1) đến hết ngày 3/1 ở vùng biển phía Tây của khu vực Nam Biển Đông, vùng biển phía Nam Cà Mau có gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10, biển động mạnh; vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận (bao gồm cả huyện đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh; vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm huyện đảo Côn Đảo) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) tiếp tục có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8; biển động mạnh.
Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.
Theo thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ, quan sát ảnh radar thời tiết cho thấy, mây đối lưu đang phát triển mạnh, gây mưa, mưa rào và dông trên khu vực ven biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và các tỉnh thành Nam Bộ.
Trong 1-3 giờ tới, mây đối lưu tiếp tục phát triển, gây mưa, mưa rào và dông cho các khu vực trên. Trong cơn dông, cần đề phòng có gió giật mạnh.
Để ứng phó với bão Pabuk, sáng 2/1, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tổ chức họp với các bộ, ngành và cơ quan liên quan triển khai các biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho rằng phải xác định đây là cơn bão nguy hiểm, "trái vụ" nên nguy cơ ảnh hưởng lớn. Vì vậy, các đơn vị cần phối hợp thông báo cho các tàu thuyền tránh vùng biển nguy hiểm. Đồng thời, Bộ GTVT cần rà soát hoạt động vận tải biển vãng lai (không biết luồng lạch, địa hình) để tránh nguy hiểm.
Ông Nguyễn Long Hoai (Chánh văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau) cho biết, bão đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến vùng biển và phần đất liền của tỉnh. Tỉnh đã cấm biển từ trưa qua. Hơn 2.500 tàu thuyền vào bờ neo đậu an toàn, khoảng 1.000 chiếc còn hoạt động đang được kêu gọi vào bờ.
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giao Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển tìm nơi trú tránh, và tuyệt đối không để người ở lại trên các chòi canh đáy ở ngoài biển.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có nhiệm vụ rà soát đội tàu cứu hộ, cứu nạn; đồng thời liên hệ với Hải quân Vùng 5, và Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 để phối hợp bố trí phương tiện, lực lượng ứng cứu khi có tình huống xấu.
Hiệu trưởng các trường học, đặc biệt các trường ven biển thường xuyên theo dõi thông tin bão, nhằm kịp thời xử lý trong các tình huống khẩn cấp.
Theo VTC
Bão số 1 vừa hình thành, cách Nam Bộ 500 km Chiều 1/1, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 1 năm 2019 với tên quốc tế là Pabuk. 16h cùng ngày, tâm bão cách đất liền các tỉnh Nam Bộ 500 km và cách Côn Đảo 430 km. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết chiều 1/1, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển tây...