Du khách nước ngoài “nháy” liên hồi tại hội xuân Sa Pa
Lên thăm vùng du lịch Sa Pa dịp đầu xuân Quý Tỵ 2013, rất nhiều du khách nước ngoài tỏ ra rất thích thú khi được trực tiếp khám phá các hội xuân vùng cao Tây Bắc Việt Nam.
Dịp đầu xuân mới, huyện vùng cao Sa Pa (Lào Cai) cùng nhiều địa phương khác của tỉnh Lào Cai tổ chức các lễ hội dân gian truyền thống đặc sắc như lễ hội Gầu Tào của người Mông, lễ hội Roóng Poọc của người Dáy, lễ hội hát giao duyên của người Dao, lễ hội xòe của người Tày… thu hút hàng ngàn du khách quốc tế tới tham quan, khám phá.
Các lễ hội xuân vùng núi cao Lào Cai, trong đó có lễ hội Gầu Tào của người dân tộc Mông, nghi lễ then của người Tày, nghi lễ cấp sắc của người Dao ở tỉnh Lào Cai vừa được Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch công nhận là Di sản phi vật thể cấp quốc gia và các lễ hội đó đang được bảo tồn, phát huy giá trị nhiều mặt, trở thành sản phẩm du lịch độc đáo dành cho du khách trong nước và nước ngoài.
Xin giới thiệu chùm ảnh du khách nước ngoài thích thú với hội xuân Gầu Tào ở xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa được chúng tôi ghi lại trong ngày rằm tháng giêng Quý Tỵ 2013.
Video đang HOT
Theo Dantri
Rợn người xem cảnh chân trần nhảy vào giữa đống lửa đỏ rực
Sau khi được làm lễ, với đôi chân trần những người đàn ông Dao đỏ tham gia nhảy lửa, trong phút thăng hoa xuất thần họ nhảy bật lên bằng cả hai chân và lao vào giữa đống lửa cháy rừng rực, hoa than bừng sáng phủ trùm lên người. Nhưng điều kỳ lạ là chẳng có ai bị bỏng chân tay, cháy quần áo. Đó Lễ nhảy lửa độc đáo của người Dao đỏ xã Nậm Đét (Bắc Hà, Lào Cai).
Trong buổi lễ, một đống lửa lớn được đốt lên trên khoảng sân rộng và thầy mo bắt đầu làm lễ
Trong thời gian đầu khoảng 60 phút, thầy cúng thực hiện các bài nghi lễ
gọi các thầy bậc trên về ủng hộ về nhập vào những người tham gia nhảy lửa
Sau khi thầy kết thúc các nghi lễ ban đầu thì cũng là lúc cơ thể của những người
tham gia nhảy lửa bắt đầu rung lên bần bật. Thời điểm này báo hiệu họ sắp có sức mạnh,
sắp có sự dũng cảm để nhảy vào những đám than hồng đang ở độ rực rỡ nhất, nóng nhất
Pung, pung, pung,... tiếng trống rền vang như thúc giục người dân nơi đây.
Họ bắt đầu bật lên, cúi người, nhảy lò cò và tiến ra gần đống lửa
Một nguồn năng lượng nào đó khiến
người nhảy lửa bật lên bằng cả hai chân và lao vào giữa đống lửa cháy rừng rực
"Khi cơ thể đã rung lên, nguồn sức mạnh đã đến,
đôi chân như được mách bảo, được kéo đi đến những đám than hồng",
anh Đặng Phúc Nhuần chia sẻ sau phút thăng hoa xuất thần của mình
Ông Triệu Kim Vảng, Bí thư Đảng bộ xã Nậm Đét cho biết: Lễ nhảy lửa, tắm lửa
của đồng bào dân tộc Dao đỏ cũng gắn liền với yếu tố tâm linh, cầu phúc, cầu may đầu năm mới,
xua đi những điều không may mắn, đón nhận sự ấm áp, an lành trong suốt cả năm
Đây là nét sinh hoạt văn hóa tinh thần hết sức phong phú và độc đáo của đồng bào Dao đỏ,
vừa có ý nghĩa giáo dục lòng can đảm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách của
con người, vừa chứa đựng niềm tin, hướng cộng đồng tới cái thiện và những việc làm tốt.
Vì vậy, Lễ nhảy lửa của người Dao đỏ sẽ được duy trì và tổ chức vào tháng Giêng hằng năm
Bên cạnh Lễ nhảy lửa, người Dao đỏ ở Nậm Đét còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian khác
Một trong những trò chơi thu hút được đông đảo người xem và cổ vũ là trò kéo co
Múa sạp là một phần không thể thiếu của lễ hội
Theo ANTD
Cô dâu xinh đẹp trong lễ cưới của người Dao đỏ Được trang điểm xinh tươi, cô dâu người Dao che khăn phủ kín mặt chờ đợi nhà trai tiến hành các nghi lễ. Đây là tiết mục đón dâu trong khuôn khổ Lễ hội xuân diễn ra tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Hà Nội). Trước giờ về nhà chồng, cô dâu người Dao đỏ được chuẩn bị...