Du khách nơm nớp lo cướp giật
Từ đầu năm đến nay, Sở Ngoại vụ TP.HCM tiếp nhận 108 vụ các cơ quan đại diện ngoại giao gửi công hàm phản ánh tình hình cướp giật, tăng gấp 2 lần so với cùng thời điểm năm ngoái (chỉ 59 vụ).
Nhiều du khách bị giật máy ảnh khi đang chụp ảnh ngoài đường – Ảnh: D.Đ.M
Một điểm, 1 ngày, 2 vụ cướp
Chúng tôi luôn bắt hướng dẫn viên phải dặn dò khách kỹ càng khi đi ra đường, đề phòng cướp giật. Điều đó có thể khiến khách bất an, lo lắng nhưng không thể không nói trước
Ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty du lịch Vòng Tròn Việt
Ngày 17.11, khi ông Yoshito Ogata vừa dùng điện thoại di động iPhone chụp hình trên đường Nguyễn Khắc Nhu (Q.1) thì bị tên cướp ra tay giật phăng. Rất may, ngay thời điểm này CSGT đi tuần tra nhìn thấy nên truy bắt tên cướp. Cùng cảnh ngộ, ngày 4.11, đang dùng iPhone chụp ảnh ở bờ sông Sài Gòn (đoạn gần bến Bạch Đằng), du khách Nhật Takari Shigesawa bị kẻ xấu chạy xe máy áp sát giật mất. CSGT tuần tra có mặt kịp thời bắt được tên cướp và bàn giao điện thoại lại cho du khách.
Không may mắn như các trường hợp trên, nhiều khách nước ngoài mất tài sản mà không tìm lại được. Theo Báo cáo của Sở VH-TT-DL TP.HCM gửi UBND TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm 2013, số vụ cướp giật tại khu vực trung tâm có xu hướng tăng. Công an TP.HCM tiếp nhận 63 vụ có tính chất nghiêm trọng (tăng 14 vụ so cùng kỳ), đã điều tra, khám phá 38 vụ.
Video đang HOT
Đáng chú ý, tại khu vực Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (Q.3) gần đây, nhiều phần tử xấu tập trung khi lượng khách quốc tế đến tham quan ngày càng tăng. Chỉ trong ngày 29.8 đã bắt quả tang 2 đối tượng cướp điện thoại của du khách. Tính tổng cộng 10 tháng đầu năm xảy ra 108 vụ xâm phạm tài sản du khách nước ngoài, trùng khớp với 108 vụ mà Sở Ngoại vụ tiếp nhận công hàm.
Công khai và trắng trợn
Đường dây nóng hỗ trợ du khách Sở VH-TT-DL TP.HCM vừa chính thức công bố đường dây nóng của các đơn vị xử lý những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự du lịch. Cụ thể, số điện thoại của Cảnh sát hình sự – Công an TP.HCM là 08.38387200; Thanh tra Sở Giao thông vận tải là 08.38300701; lực lượng hỗ trợ du khách là 08.39250000; Sở VH-TT-DL là 08.38234056. Ngoài ra, Q.1 cũng thí điểm đặt camera ở một số địa bàn trọng điểm.
Chỉ cần gõ vào Google dòng chữ “robber in Ho Chi Minh city” (cướp giật ở TP.HCM) sẽ cho ra hàng loạt kết quả. Mức lan truyền chóng mặt của các câu chuyện cướp giật có thể khiến nỗ lực quảng bá hình ảnh thân thiện, an toàn bị hủy hoại. Trên các diễn đàn, nhiều du khách từng du lịch đến TP.HCM kể rất nhiều câu chuyện về cướp giật. Một du khách tên Vinceckw kể trên trang virtualtourist vào ngày 18.11 rằng đã bị móc túi ngay trên đường đi bộ ở khu vực trung tâm. Du khách này kể thêm rằng khi mình đến đồn công an để trình báo vụ việc thì ở đó đã có một phụ nữ Hàn Quốc và một người đàn ông phương Tây trình báo bị trộm cướp.
Tương tự, du khách Dinesh Kapur kể lại việc bị giật dây chuyền khi đang đi bộ ở Q.1. Do xe của kẻ xấu chạy quá nhanh nên không nắm được sợi dây chuyền, nhưng áo anh Kapur bị giật rách tươm. Trên một diễn đàn khác, du khách người Canada tên Ayngelina kể bị giật mất máy ảnh, thẻ tín dụng, tiền mặt và hộ chiếu trước một khách sạn tại TP.HCM.
Ông Phan Xuân Anh, Giám đốc Công ty Du ngoạn Việt – doanh nghiệp chuyên đón khách tàu biển, cho biết hầu như chuyến nào ở TP.HCM khách của công ty cũng bị cướp giật. Khoảng thời gian buổi trưa là “giờ vàng” của cướp giật, do đây là thời điểm cơ quan chức năng không làm việc. Đây cũng là lúc khách ăn trưa xong và được tự do nên hướng dẫn viên không đi cùng. Khi xảy ra cướp giật, khách thường không đủ thời gian để đến công an trình báo vì phải quay trở lại tàu tiếp tục hành trình trong ngày nếu không muốn bị bỏ lại. Trong khi đó, khách đã mua bảo hiểm, mà muốn bảo hiểm đền, phải có chứng nhận của công an. Vì thế, khách rất giận dữ vì vừa mất đồ, vừa không được bảo hiểm.
Ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty du lịch Vòng Tròn Việt, cho biết du khách đến TP.HCM luôn nơm nớp lo sợ, máy ảnh thì phải quấn vào cổ tay, giỏ xách phải ôm khư khư trước ngực… “Chúng tôi luôn bắt hướng dẫn viên phải dặn dò khách kỹ càng khi đi ra đường, đề phòng cướp giật. Điều đó có thể khiến khách bất an, lo lắng nhưng không thể không nói trước”, ông Huê phàn nàn.
Theo TNO
"Thả tay" quản lý "đất vàng" Zone 9
Trong khi UBND TP Hà Nội có văn bản yêu cầu UBND phường Bạch Đằng, UBND quận Hai Bà Trưng có trách nhiệm giám sát, kiểm tra quy hoạch xây dựng khu vực Zone 9 đã được phê duyệt thì hàng loạt hợp đồng kinh doanh tại đây lại được cấp sai quy định.
Chiều ngày 21/11, ông Vương Quốc Tiến, Phó Chủ tịch UBND phường Bạch Đằng, cho biết, UBND phường sẽ kiến nghị các cấp cho dừng hoạt động kinh doanh tại khu vực này để tránh xảy ra những bất ổn, những vụ việc tương tự. Hiện phường đang yêu cầu các hộ kinh doanh ở đây tạm dừng kinh doanh.
"Đất vàng" số 9 Trần Thánh Tông được cấp phép kinh doanh tràn lan, trong khi UBND TP Hà Nội cùng các cơ quan liên quan đang tiến hành quy hoạch lại mặt bằng tại khu đất này
Theo tìm hiểu của phóng viên, khu đất số 9 Trần Thánh Tông (hiện được gọi với cái tên khu Zone 9) có tổng hiện tích là 11.156m2, nằm ở vị trí được coi là "đất vàng" ở Hà Nội, vốn là nhà xưởng của Công ty CP Dược phẩm TW II. Sau khi công ty này di dời ra ngoại thành, khu đất được chuyển đổi để xây dựng tổ hợp công trình văn phòng, dịch vụ thương mại và nhà ở căn hộ cao cấp.
Đơn vị thực hiện dự án là Cty CP đầu tư phát triển Bình An (Cty Bình An). Từ đầu năm 2013 đến nay, Cty Bình An hoàn thiện các thủ tục về quy hoạch, phương án kiến trúc... để thực hiện dự án công trình tổ hợp.
Trước đó, ngày 7/9/2012, UBND TP Hà Nội cũng đã nhận được văn bản 1351/TTG-KTN, của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục triển khai thực hiện dự án tại khu đất số 9 Trần Thánh Tông.
Tháng 5/2013, Sở Quy hoạc Kiến trúc Hà Nội đã có văn bản chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng của khu đất. Sau đó, UBND TP Hà Nội cũng đã có văn bản yêu cầu chính quyền quận Hai Bà Trưng và Cty CP Đầu tư phát triển Bình An phải tổ chức công bố công khai nội dung điều chỉnh quy hoạch tại dự án này.
Đặc biệt, thành phố yêu cầu lãnh đạo quận Hai Bà Trưng, UBND phường Bạch Đằng phải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát xây dựng theo quy hoạch được duyệt và xử lý việc xây dựng sai quy hoạch theo thẩm quyền.
Tuy nhiên, yêu cầu này của UBND TP Hà Nội chưa được chính quyền cơ sở làm tròn trách nhiệm khi để các đơn vị đứng ra ký hợp đồng cho thuê mặt bằng để kinh doanh. Trong đó có sự "giúp sức" không nhỏ của phòng đăng ký kinh doanh quận Hai Bà Trưng khi cấp hàng loạt các giấy phép kinh doanh tại khu vực "đất vàng" sai quy định.
Trong một diễn biến khác, cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết đã quyết định khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự một đối tượng để điều tra làm rõ vụ cháy ở khu Zone 9 làm 6 người thiệt mạng.
Nguồn tin cho biết, sau khi 4 người gồm Trần Văn Út (24 tuổi), Phạm Quang Huấn (29 tuổi, cả hai đều ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam); Hoàng Văn Phong (38 tuổi, ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), Nguyễn Trọng Duy (28 tuổi, Lý Nhân, Hà Nam), được cơ quan CSĐT triệu tập lên làm việc ngày 20/11, đến ngày 21/11, Nguyễn Trọng Duy đã bị cơ quan CSĐT tạm giữ hình sự để điều tra làm rõ hành vi vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy. Duy là công nhân làm việc tại xưởng cơ khí trên địa bàn quận Hoàng Mai (Hà Nội) do Phạm Quang Huấn làm chủ.
Vụ cháy tại Zone 9 đã gây hậu quả quá nặng nề.
Hồng Ngân
Theo Dantri
TP yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm Ngày 21-11, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu siết chặt công tác phòng chống cháy nổ trên địa bàn. Thời gian gần đây trên địa bàn đã xảy ra một số vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng, như cháy trụ sở Tập đoàn Điện lực Việt Nam-EVN, cửa hàng xăng dầu số 9, Tổng công ty Xăng dầu quân đội (2b...