Du khách Mỹ suýt chết đuối quyên tiền 15.000 USD trả ơn nơi cứu mạng
Một du khách Mỹ được may mắn cứu sống trên biển gần Bali, Indonesia đã ra sức quyên tiền để giúp xây dựng lại nhà cửa tại ngôi làng bị tàn phán bởi trận động đất mạnh 7 độ richter.
Du khách Mỹ Clayton và người dân làng Nipah (Ảnh: SCMP)
Chuyến đi định mệnh của cựu cố vấn chính trị Mỹ
Chán nản với chính trường Mỹ và cách lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump, Ryan Clayton hồi tháng 4 đã quyết định nghỉ phép và đi du lịch tại Đông Nam Á trong vài tháng. Trong khi đang bơi trên bãi biển Gili Trawangan, gần Bali, anh đã bị cuốn ra biển. Clayton nghĩ rằng anh có thể đã chết. Nhưng một ngư dân địa phương đã phát hiện kịp thời, cứu sống anh và đưa anh vào bờ. Ít lâu sau, Clayton đã quyết định trở lại để trả ơn.
Sau khi Lombok hứng chịu một loạt các trận động đất hồi tháng 8, khiến hàng trăm người thiệt mạng và nhiều ngôi nhà bị phá hủy, Clayton cảm thấy anh cần làm gì đó cho ngôi làng mà anh từng đặt chân tới. Clayton đã gây quỹ khoảng 15.000 USD thông qua một trang web và trong những tuần gần đây đã trợ giúp người dân làng Nipah tái thiết cuộc sống.
“Tôi nợ họ rất nhiều”, một cựu cố vấn chính trị 37 tuổi nói.
Cuộc đời của Clayton có liên hệ với người dân làng Nipah một cách tình cờ, dù một số người cho rằng đó là định mệnh. Hồi tháng 7, anh đã tới một bãi biển nổi tiếng trên đảo Lombok và tắm mình dưới biển trong lúc hoàng hôn. Với những hãng cọ chạy dọc bờ biển và hàng nghìn rạn san hô ngay ngoài khơi, khu vực là điểm đến yêu thích của các du khách. Dường như không sự cố gì có thể xảy ra.
“Khi đó thủy triều đã cuốn tôi ra biển, có lẽ cách bờ đến 10km”, anh nhớ lại. “Sóng cao tới 3 mét”. Bãi biển ngày càng xa khỏi tầm mắt khi Clayton bị kéo càng ra xa.
“Tôi nghĩ tôi sẽ chết, nhưng tôi không thực sự hoảng sợ”, Clayton nhớ lại. “Tôi đã hét lên không trung, gào thét về phía bờ… Tôi trải qua đầy đủ những cảm xúc của con người”.
Clayton trò chuyện với một người dân địa phương tại Indonesia (Ảnh: SCMP)
Video đang HOT
Cảm giác suýt chết đã giúp Clayton càng quý trọng cuộc sống. Trở lại Mỹ, anh đã tham gia vào vài cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Trump. Nhưng những ngày hoạt động chính trị của anh dường như không kéo dài lâu.
Khi Clayton vật lộn để sống sót trong những con sóng lớn, một người đàn ông tên là Pur tại làng Nipah đã mơ rằng ông phải ra biển.
“Tối đó, sóng rất to. Nhưng tôi tôi đã gặp một giấc mơ trong đó nói rằng tôi hãy đi ra biển và nhận lấy một thứ gì đó rất đặc biệt. Vì thế tôi chuẩn bị thuyền”, ông Pur nhớ lại trong một video nhằm quyên tiền cho ngôi làng của ông. “Khi ra biển, tôi nghe thấy tiếng ai đó: “Cứu với, cứu với”. Tôi đã kéo anh ấy (Clayton) lên. Anh ấy đã kiệt sức, ôm lấy tôi và khóc”.
Khoảng 200 người đã đợi họ tại làng Nipah. Clayton đã nhớ lại cảm giác trở lại bờ, tay sờ lên cát. “Tôi đã nghĩ không có cơ hội làm thế một lần nữa”.
Lòng biết ơn và hành động để trả ơn
Clayton đã được gia đình ông Pur chăm sóc trong 3 ngày và anh vẫn nhớ sự hào phóng của họ. “Khi tôi tỉnh lại vào đêm đầu tiên, tôi tự hỏi: “Liệu mình có phải đang ở trên thiên đường không? Mọi người rất thân thiện”.
Không lâu sau đó Clayton có cơ hội trở lại để trả ơn ông Pur. Khi Clayton rời Indonesia để tới Nepal, Lombok đã hứng chịu hàng loạt trận động đất, gây thiệt hại nặng nề.
“Tôi đã cố gắng liên lạc với mọi người thông qua WhatsApp và tôi tự hỏi “Liệu mọi người có sao không?”. Vài giờ sau đó tôi nhận được thông tin từ họ. “Mọi người đều ổn nhưng nhà của họ đã bị phá hủy”.
Một trận động đất mạnh 7,0 độ richter đã tấn công Lombok vào ngày 5/8, khiến khoảng 460 người thiệt mạng và hàng nghìn người mất nhà cửa. Làng Nipah, nơi có hơn 1.000 gia đình sinh sống, đã bị ảnh hưởng nặng nề. Các cơn dư chấn kéo dài khoảng 1 tháng, khiến việc tái khiến trở nên khó khăn hơn.
Clayton đã trở lại Indonesia trong 2 tuần hồi tháng 8. Những ngôi nhà nhiều sắc màu đã bị biến thành đống đổ nát. Anh đã quay một video và quay đó sử dụng nó cho một chiến dịch vận động trên mạng để quyên tiền cho ngôi làng. Clayton đã gây quỹ được 15.000 USD để trở lại Nipah vào đầu tháng 12 này. Số tiền đang được sử dụng để mua các vật liệu như gỗ và kim loại cho 63 ngôi nhà.
“Tôi tới đây với ý định sử dụng một chiếc búa để dựng lại các ngôi nhà. Nhưng mục tiêu cơ bản của tôi là nhận được các vật liệu và các phương tiện tại đây. Ngôi làng không có những con đường lớn mà chỉ có các đường nhỏ, vì thế phải vận chuyển nhiều thứ bằng tay ở những nơi các phương tiện không thể tiếp cận”, anh nói.
Một dự án khác có tên gọi “Just One Village” cũng chia sẻ các vật liệu với làng Nipah. Ngoài các nỗ lực của Clayton và nhóm này, người dân làng cũng vẫn đang chờ đợi sự hỗ trợ từ chính phủ.
“Tôi có thể nói cảm ơn đối với Clayton vì anh ấy đã đến và đang trợ giúp ngôi làng. Nhưng chúng tôi cũng đang chờ đợi từ chính phủ của mình, mặc dù có vẻ phải mất một thời gian dài”, Ramdan, một người cháu của ông Pur, cho biết.
Clayton có kế hoạch viết về các trải nghiệm thay đổi cuộc đời mình vào năm tới. Anh không biết tương lai sẽ ra sao, nhưng Nipah vẫn là một phần quan trọng trong cuộc đời anh.
“Có quá nhiều điều để đánh giá cao nơi nay. Họ sống trong sự hài hòa tuyệt vời với thiên nhiên. Họ ăn thực phẩm từ biển và cây cối. Họ làm việc nhưng dành nhiều thời gian cho gia đình. Họ cơ bản là những người lạc quan. Tôi sẽ vẫn tới đây trong tương lai. Tôi muốn đưa gia đình và những đứa con trong tương lai tới đây, muốn họ gặp người đàn ông đã cứu sống tôi”, Clayton nói.
An Bình
Theo Dantri/ SCMP
Trước khi đột nhập đảo của bộ tộc thấy người lạ là hạ sát, du khách Mỹ biết trước có thể chết
Trong nhật ký những ngày cuối cùng trước khi quyết tâm đặt chân lên hòn đảo cấm của bộ tộc bí ẩn ở Ấn Độ thấy người lạ là giết, du khách người Mỹ viết anh không muốn chết, nhưng không muốn bỏ cuộc.
Allen Chau là một du khách người Mỹ cố tình đột nhập lên đảo, 2 lần trước không thành công, lần thứ 3 anh đặt chân được lên đảo thì bị truy đuổi và giết chết.
Allen Chau tiếp cận hòn đảo của người Sentinel và bị giết chết sau nhiều lần cố tình đột nhập lên đảo. (Ảnh: Instagram)
Theo Abc News, Chau không chỉ đơn thuần là một du khách ưa mạo hiểm, anh đến Ấn Độ và quyết tâm xâm nhập hòn đảo Bắc Sentinel biệt lập với hi vọng tiếp cận người của bộ tộc nơi đây và truyền giáo.
Tổ chức đã đào tạo Chau và cử anh đi làm nhiệm vụ nói họ đã thảo luận về những nguy cơ có thể xảy ra khi cố tiếp cận hòn đảo.
Mary Ho, lãnh đạo tổ chức All Nations - một tổ chức đào tạo những nhà truyền giáo ở Missouri, Mỹ cho biết: "Anh ấy muốn có một mối quan hệ lâu dài và nếu có thể, anh hy vọng được họ chấp nhận và sống cùng họ."
Trong cuốn nhật ký của Allen Chau, sau lần đầu tiếp cận đảo thất bại, anh đã viết: "Tôi không muốn chết. Nhưng liệu có sáng suốt hơn khi bỏ đi và để người khác tiếp tục làm điều này hay không? Tôi không nghĩ thế".
Các quan chức Ấn Độ đang phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn để đưa thi thể du khách người Mỹ John Allen Chau từ đảo North Sentinel trở về.
Theo BBC, một tàu cảnh sát đã đến đảo Sentinel và tiếp cận với người của bộ tộc Sentinel ngày 25/11 nhưng sau đó phải rút đi để tránh xung đột. Nhiệm vụ đưa thi thể du khách Mỹ trở về từ hòn đảo của những người bản địa hung hăng trở nên khó khăn hơn lúc nào hết.
"Chúng tôi đã lập bản đồ khu vực với sự trợ giúp của những ngư dân. Chúng tôi chưa thấy thi thể nhưng đã khoanh vùng được khu vực người đó có thể bị chôn" - cảnh sát trưởng Dependra Pathak nói.
Ông Pathak cho biết thêm họ đã phải nhờ đến sự trợ giúp của các nhà nhân chủng học, những người từng tiếp xúc với bộ tộc. "Lời khuyên của họ sẽ rất quan trọng. Chúng tôi đang tiếp nhận lời khuyên của những người trong lĩnh vực này để có phương án tiếp theo."
Video: Bộ tộc bí ẩn hung hăng với người ngoài trên đảo Ấn Độ
Người Sentinel được cho là bộ tộc tiền đá mới (pre-neolithic) cuối cùng còn sót lại trên thế giới và rất hung hãn với những người lạ. Năm 2006, hai ngư dân bị giết khi vô tình lên hòn đảo để tránh bão. Năm 2004, họ cũng bắn tên vào một chiếc trực thăng tiếp cận đảo để kiểm tra sau thảm họa sóng thần ở Ấn Độ Dương.
Chính phủ Ấn Độ cấm người dân và du khách tiếp cận đảo Bắc Sentinel trong vòng bán kính 5 hải lý. Giới chức Ấn độ cho rằng lệnh cấm để đảm bảo mọi người được an toàn trước nguy cơ bị bộ lạc tấn công, mặt khác để bảo tồn tập quán sinh sống và giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh người trên đảo có thể mắc phải khi tiếp xúc với người từ thế giới bên ngoài.
(Nguồn: ABC News)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Nam du khách Mỹ gây rối ở Sài Gòn đối mặt với mức án 7 năm tù Nguyen William Anh đã hô hào, kích động dòng người biểu tình tại quận Phú Nhuận và quận 3 (TPHCM). Nguyen William Anh bị truy tố tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 2 điều 318 BLHS 2015, với mức hình phạt lên tới 7 năm tù. Ngày 13/7, TAND TPHCM đã có quyết định đưa ra xét xử vụ án...