Du khách lạnh sống lưng khi ghé thăm điểm đến ma ám nhất châu Á
Bảo tàng Chiến tranh Penang – nơi bị coi là một trong 10 địa điểm bị ma ám nhất ở châu Á bởi linh hồn của những tù nhân bị tra tấn.
Tuy nhiên, địa điểm này hiện cũng nằm trong những điểm du lịch đen hút khách nhất Malaysia.
Chìm đắm trong những huyền thoại và truyền thuyết về ma quỷ, Bảo tàng Chiến tranh Penang đón được nhiều du khách hơn người ta có thể dự đoán. Trên thực tế đây là Bảo tàng chiến tranh lớn nhất ở Đông Nam Á với căn cứ, doanh trại, nhà bếp, hộp đựng thuốc và súng phòng không, một bệnh xá, nhà kho và hầm đại bác.
Theo một tấm biển bên cạnh lối vào, đường hầm đã từng là trung tâm chỉ huy ngầm của Quân đội Anh. Nó được xây dựng bằng các bức tường xi măng cốt thép và thép dày 1m để chống lại bom của kẻ thù. Trong trường hợp bị tấn công bằng khí gas, boong-ke có thể được niêm phong hoàn toàn và tồn tại bằng nguồn cung cấp không khí tái chế của chính nó.
Khi vào đường hầm, nhiệt độ giảm ngay lập tức, bên trong mát mẻ và không khí có cảm giác mỏng hơn khí hậu rừng rậm ẩm ướt ngay bên ngoài.
Khoang chính được trang trí với các di vật như máy móc bị hỏng, những bức ảnh cũ và hình nộm mặc đồng phục của binh lính và kỹ sư. Thật hấp dẫn khi tưởng tượng nơi này đã từng hoạt động như thế nào.
Bệnh xá nằm trong bảo tàng vẫn còn giữ nguyên giường bệnh cùng nhiều thiết bị y tế khác. Những hình nộm bệnh nhân được sắp đặt ngồi, nằm giống y như thật.
Pháo đài quân sự trên đồi Bukit Batu Maung (hay ‘đồi Batu Maung) được ra đời vào những năm 1930. Được thiết kế bởi Royal British Engineers, dự án được chính thức đặt tên là ‘South Channel Gun Emplocation và được xây dựng bởi một nhóm lao động từ Nam Phi, Ấn Độ, Nepal, Gibraltar và các tù nhân chiến tranh.
Pháo đài Penang đã được thiết kế để dự đoán các cuộc tấn công từ biển hiện nay hệ thống phòng thủ pháo đài pháo đài vẫn còn tồn tại.
Theo một số nhà sử học, Quân đội Hoàng gia Nhật Bản đã sử dụng Pháo đài Penang theo cách tương tự như người Anh. Pháo đài dù đã bị hư hại trong cuộc rút lui của Anh nhưng vẫn còn khá nhiều vũ khí cũng như các thiết bị được giữ lại.
Ngay sau khi người Nhật chiếm được pháo đài, nó đã bị chuyển thành trại tù binh. Tra tấn và chặt đầu tù binh đã trở thành một sự kiện hàng ngày, và các tù nhân bị cai trị bởi một tên đao phủ đặc biệt tàn bạo người Nhật tên là Tadashi Suzuki.
Theo các câu chuyện sau mỗi lần giết, Suzuki sẽ rửa thanh kiếm samurai của mình trong một chai rượu whisky và uống chai rượu ngay sau đó.
Sau đó pháo đài Penang đã bị bỏ hoang khi Hoàng đế Nhật Bản đầu hàng vào năm 1945. Các tù nhân Nhật Bản được chuyển đến Singapore, hoặc đến Kanchanaburi (nơi người Nhật đã xây dựng đường sắt tử thần ở biên giới Thái Lan-Miến Điện) và pháo đài bị bỏ lại tại rừng rậm.
Trong nhiều thập kỷ, pháo đài trên đảo Bukit Batu Maung sẽ bị lãng quên. Thảm thực vật xanh dày tràn vào khắp mọi nơi với lá và dây leo chôn vùi thép cùng bê tông cũ… trong bầu không khí ẩm ướt đã làm sắt thép bị rỉ sét và đồ gỗ mục ướt.
Người dân địa phương hiếm khi dám đến thăm nơi này bởi những truyền thuyết và câu chuyện về những gì khủng khiếp đã xảy ra ở đây. Nơi này bị đồn đại là bị ma ám và suốt thời gian đó, đồi Bukit Batu Maung còn có tên gọi là “Đồi ma”.
Đến năm 1993 khi Johari Shafie, một doanh nhân từ phía bắc bang Kedah của Malaysia, đi qua địa điểm này. Sau khi đến thăm nhiều bảo tàng chiến tranh ở nước ngoài, ông đã khởi động một dự án khôi phục pháo đài Batu Maung và vào tháng 3 năm 2002, đề xuất của ông đã được Chính phủ bang Penang chấp thuận.
Ngày nay các tòa nhà được phục hồi và nhiều vật phẩm triển lãm đã được chuyển đến từ các bộ sưu tập ở nơi khác. Sau đó, Bảo tàng Chiến tranh Penang cuối cùng đã được mở cửa cho công chúng và trở thành một địa điểm du lịch hút khách.
Những nghĩa địa xe hơi ẩn mình trong rừng rậm hút khách
Rêu xanh và địa y trùm kín những chiếc xe bỏ hoang trong khu rừng tạo nên không khí u ám, ma mị. Những nghĩa trang xe độc đáo này là điểm đến thu hút du khách thích khám phá.
Old Car City (Mỹ): Nằm cách Atlanta hơn 80 km, ẩn mình trong rừng rậm ở bang Georgia, bãi xe ôtô phế thải Old Car City (thành phố xe cũ) là điểm check-in hút khách. Biển báo "Rừng phế thải 80 năm tuổi lâu đời nhất thế giới" chào đón bạn đến với bãi xe độc đáo. Old Car City có hơn 4.000 chiếc xe cổ. Hầu hết chúng đều sản xuất từ năm 1972 hoặc trước đó, nằm rải rác trên gần 140.000 m2 rừng.
Từ việc thu gom phế thải ôtô kinh doanh, Dean Lewis biến những chiếc xe cũ thành vật trưng bày giữa rừng rậm, bán vé cho khách tham quan. Những thương hiệu xe hơi đình đám như Ford, Cadillac và thậm chí là xe tải Mack 1941 hiếm có cũng phủ đầy rêu phong ở nơi đây. Mỗi chiếc xe ở Old Car City đều có giá trị hoài cổ và ngày càng nhiều đến mức Dean phải mua thêm đất để chứa chúng.
Ảnh: Marciglianophotography, shelbyy_sgarella.
Du khách từ khắp nơi tò mò tìm đến Old Car City để tham quan, chụp hình. Giá vé vào cổng là 15 USD, nếu muốn chụp ảnh, bạn phải trả phí 25 USD.
Nghĩa địa xe hơi quận Bastnas (Thụy Điển): Bên trong khu rừng ở miền Nam Thụy Điển có 1.000 chiếc ôtô cổ, độc đáo. Hai anh em người Thụy Điển đã thành lập bãi phế liệu vào những năm 1950 để cất giữ ôtô bị quân nhân bỏ rơi trong Thế chiến II. Họ thậm chí xây dựng một ngôi nhà gỗ bên trong bãi xe. Đến năm 1980, những chiếc xe bị bỏ lại trong khu rừng.
Hàng loạt xe cổ điển rỉ sét của thương hiệu Opel, Ford, Volvo, Buick, Audi, Saab, Sunbeam... có mặt tại nơi này. Chúng trở thành một phần của tự nhiên, cây cối mọc khắp nơi và xuyên qua ô cửa, tay lái. Vẻ đẹp ma mị, rùng rợn thu hút du khách yêu mạo hiểm đến khám phá.
Nghĩa địa xe làng Chatillon (Bỉ): "Bãi xe ma" bí hiểm nhất thế giới được tìm thấy trong một khu rừng gần làng Chatillon, phía nam nước Bỉ. Đến nơi đây, du khách có cảm giác như lạc vào một khung cảnh hoang vắng, ma mị trong bộ phim kinh dị nào đó. Hàng trăm chiếc xe hỏng hóc, cũ rỉ và mất nhiều bộ phận đã bị chôn vùi hơn 70 năm. Những chiếc xe đều phủ rêu phong và nhuốm màu thời gian.
Người dân địa phương tin những chiếc xe nằm lại trong rừng từ Thế chiến II. Có giả thiết cho rằng binh sĩ Mỹ để xe lại trong thời gian đóng quân ở Bỉ. Họ phải trở về Mỹ khi chiến tranh kết thúc và giấu xe lại trong rừng. Tuy nhiên, điểm đến có sức hút với khách du lịch, nhiếp ảnh gia bị dẹp bỏ vào năm 2010 do lo ngại về các vấn đề môi trường.
Thành phố đá cổ tồn tại suốt 500 năm dù không dùng vữa Được biết đến với tên gọi "thành phố bị mất của người Inca", Machu Picchu là điểm đến bí ẩn bậc nhất thế giới. Công trình được xây dựng từ đá đẽo gọt hoàn hảo để vừa khít với nhau.
Thảo Ly
7 điểm đến đẹp ngỡ ngàng ở Tây Nguyên Hồ Tà Đùng, thác Dray Nur, bảo tàng cà phê hay biển hồ chè... là những điểm đến được nhiều du khách yêu thích khi đến Tây Nguyên.