Du khách khỏa thân làm thần linh nổi giận bị cấm rời khỏi Malaysia
Chính quyền Malaysia đã cấm 5 du khách phương Tây khỏa thân trên đỉnh núi thiêng Kinabalu rời khỏi nước này. Một số quan chức và nhiều người dân địa phương đang giận dữ đổ lỗi cho họ làm thần linh nổi cơn thịnh nộ, gây động đất khiến ít nhất 16 người thiệt mạng.
Cảnh sát Malaysia đã xác định được danh tính của 5 người trong nhóm phương Tây chụp ảnh khỏa thân trên đỉnh Kinabalu ngày 30.5 bao gồm: anh em người Canada Lindsey Petersen (nữ) và Danielle Petersen (nam); hai công dân Hà Lan, Eleanor Hawrins và Dylan Thomas; và Stephan Pohlner – một công dân Đức.
Đại diện cảnh sát bang Datuk của Malaysia, ông Jalaluddin Hassan tuyên bố, những du khách trên bị cấm rời khỏi nước này. Ông Sabahans nhấn mạnh, núi Kinabalu là vùng đất linh liêng – nơi các linh hồn người chết trú ngụ. Việc nhóm du khách phương Tây khỏa thân trên đỉnh núi đã khiến các linh hồn nổi giận và từ đó, gây ra trận động đất mạnh 6,0 độ richter hôm 5.6 khiến ít nhất 16 người thiệt mạng.
“Trận động đất là hậu quả của việc những người đó khỏa thân trên đỉnh núi. Chúng tôi không bao giờ dám chọc giận các linh hồn trú ngụ trên ngọn núi thiêng của chúng tôi”, ông Sabahans cho hay.
Việc nhóm du khách phương Tây (trong ảnh) khỏa thân trên đỉnh núi thiêng Kinabalu ở Malaysia đang khiến người dân địa phương phẫn nộ.
Tương tự, Phó Thủ hiến bang Sabah (Malaysia) Tan Sri Joseph Pairin Kitingan cũng cho rằng, thảm kịch động đất là do thần linh nổi giận sau khi nhóm du khách phương Tây khỏa thân trên đỉnh núi đồng thời kêu gọi đưa những du khách này ra tòa xét xử.
Video đang HOT
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Canada, Nicolas Doire xác nhận rằng hai công dân nước này đã không được phép rời khỏi Malaysia. Ông Doire cho biết thêm rằng, lãnh sự quán Canada đang tìm cách để giúp đỡ 2 du khách này.
Trong khi đó cha của anh em người Canada đang bị mắc kẹt ở Malaysia, ông Floyd Petersen lo lắng cho biết, ông không nhận được tin tức gì về số phận của các con mình. Mấy ngày gần đây ông đã không nói chuyện với con. Hai anh em đã sang Malaysia du lịch và theo dự kiến sẽ về nhà sau một vài tuần.
Người dân địa phương dự kiến sẽ tổ chức một buổi lễ để xoa dịu thần núi. Tuy nhiên, các nhà chức Malaysia cho hay, thời gian tổ chức sự kiện này chưa được quyết định do ưu tiên lúc này là tìm kiếm và cứu hộ những người đang còn bị mất tích.
130 người leo núi từ 16 quốc gia bao gồm Mỹ, Philippines, Anh, Thái Lan, và Thổ Nhĩ Kỳ… đã mắc kẹt trên núi Kinabalu sau trận động đất ngày 5.6 có tâm chấn ở bang Sabah. Đến nay, 2 người vẫn còn mất tích trên núi.
Trong số những người thiệt mạng, có một đoàn học sinh Singapore bao gồm ít nhất 6 em học sinh tiểu học và giáo viên đang leo núi Kinabalu trong một chuyến dã ngoại. Một công dân Nhật và một công dân Trung Quốc cũng nằm trong số những người thiệt mạng.
Theo_Dân việt
"Cố vấn cải cách" nước ngoài rời khỏi chính phủ Ukraine
Ngày càng có nhiều quan chức nước ngoài mà trước đó đã được mời tham gia đảm nhiệm các vị trí chủ chốt trong chính phủ đã rời bỏ hoặc có ý định rời bỏ Nội các Ukraine.
Theo báo điện tử Gazeta.ru của Nga, hôm 15-5, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Phát triển kinh tế và Thương mại Sasha Borovik cho biết, ông sẽ từ chức, chỉ 2 tháng sau khi bước vào chính phủ Ukraine nhằm giải quyết một loạt vấn đề cải cách của Nội các.
"Tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc rời khỏi chính phủ. Hôm nay, họ đã ngăn chặn hộp thư điện tử của tôi và nhóm của tôi đã được thông báo rằng tôi sẽ không trở lại nữa", ông Borovik tuyên bố.
Ông Borovik vốn là công dân Đức gốc Ukraine, tốt nghiệp Đại học Harvard, trước đây ông từng là một giám đốc điều hành cao cấp tại Tập đoàn Microsoft và văn phòng của công ty Công nghệ Akamai Technologies của Mỹ tại London.
Năm ngoái, cựu Bộ trưởng Bộ Phát triển kinh tế và Thương mại Ukraine Pavlo Sheremeta đã phải đệ đơn từ chức vì cho rằng không thể đẩy nhanh việc cải cách kinh tế cấp thiết tại nước này.
Nội các Ukraine đang phải chịu sức ép rất lớn sau một loạt vụ từ chức (Ảnh: Một phiên họp của chính phủ Ukraine)
Trong một diễn biến khác, cùng ngày, Quốc hội Ukraine đã phê chuẩn một quyết định cách chức Bộ trưởng Y tế Alexander Kvitashvili, một công dân Gruzia bị trục xuất và được trao quyền công dân Ukraine năm ngoái. Tuy nhiên, quyết định này chưa được công bố.
Trước đó, ngày 14-5, Nội các Ukraine đã chấp thuận đơn từ chức của Thứ trưởng Nội vụ Sergey Chebotar. Lý do ghi trong đơn là "do những bài viết vu cáo có hệ thống được đặt hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng" đối với ông.
Quốc hội Ukraine cũng đã luận tội và có thể cách chức Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov mà một trong những nguyên nhân là do ông từ chối cách chức Thứ trưởng Sergey Chebotar. Song theo một phát ngôn trên Facebook, Chủ tịch Ủy ban chống tham nhũng Ukraine Egor Sobolev cho rằng, ông Avakov bị cách chức do không hoàn thành nhiệm vụ thanh lọc chống tham nhũng và biến chất trong Bộ Nội vụ.
Trong khi đó, theo báo Ukrainska Pravda, cựu Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili đã đổ lỗi cho Kiev không thể hiện quyết tâm đẩy nhanh cải cách. Ông cho rằng, ông không thấy có ý chí chính trị của chính quyền Ukraine trong việc tiến hành cải cách.
Hồi tháng 2-2015, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã chỉ định ông Saakashvili làm cố vấn cho ông.
Hôm 14-5, Thượng nghĩ sĩ Mỹ John McCain cũng đã chính thức từ chối tham gia Hội đồng cải cách Ukraine, cơ quan tư vấn cho tổng thống Ukraine, sau khi được chính Tổng thống Poroshenko mời, với lý do là không phù hợp Hiến pháp Mỹ.
Theo_An ninh thủ đô
Cứu hộ quốc tế bắt đầu rời Nepal Các đội tìm kiếm và cứu hộ nước ngoài bắt đầu rời Nepal theo yêu cầu của chính phủ nước này, trong khi xuất hiện bất đồng giữa giới chức và các cơ quan cứu trợ quốc tế về cách hỗ trợ cho nạn nhân động đất. Binh sĩ Israel thuộc Đơn vị Cứu hộ Quốc rời khỏi dãy Himalaya sau khi hoàn...