Du khách khắc tên mình lên Đấu trường La Mã
Du khách người Ireland đối mặt mức án 1 năm tù hoặc bị phạt tiền 2.400 USD sau khi bị cáo buộc phá hoại Đấu trường La Mã, công trình gần 2.000 năm tuổi ở Italy.
CNN hôm 25/9 cho biết một du khách người Ireland bị cáo buộc phá hoại Đấu trường La Mã ở thành phố Rome, Italy, sau khi khắc ký tự tên mình lên công trình này.
Nhà chức trách cho biết du khách 32 tuổi bị lực lượng an ninh của Đấu trường La Mã phát hiện có hành động phá hoại hôm 21/9. Người này bị khống chế và chuyển cho cảnh sát ngay sau đó.
Tại hiện trường, nhà chức trách phát hiện hai ký tự dài khoảng 6 cm được khắc bằng thiết bị kim loại có đầu nhọn lên một chiếc cột tại tầng 1 của công trình.
Đấu trường La Mã được xây dựng từ khoảng gần 2.000 năm trước. Ảnh: AFP.
Người đàn ông trong vụ việc bị cáo buộc phá hoại công trình lịch sử và nghệ thuật, nhà chức trách Italy cho biết. Theo luật pháp Italy, hành vi nêu trên bị coi là tội phạm hình sự, hình phạt cho kẻ phá hoại là 1 năm tù hoặc phạt tiền ít nhất 2.400 USD.
“Đấu trường La Mã, giống như bất kỳ di tích nào đại diện cho lịch sử của chúng ta, phải được bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ tương lai”, nhà khảo cổ học Federica Rinaldi cho biết.
Năm 2014, một du khách Nga từng bị phạt tiền 23.000 USD sau khi khắc một ký tự “K” lên tường gạch của Đấu trường La Mã.
Đấu trường La Mã, một trong 7 kỳ quan, là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận.
Việc xây dựng Đấu trường La Mã được cho bắt đầu từ những năm 70 sau Công nguyên dưới thời triều đại Flavian. Đấu trường có sức chứa khoảng 50.000 người, là nơi người dân La Mã cổ đại tới xem các trận đấu của các võ sĩ.
Bí mật bí mật về 6 bức tượng 'biết nói' ở Rome
Thành Rome ở Italy nổi tiếng có 6 bức tượng 'biết nói'. Người dân địa phương sử dụng những vức tượng này như một tấm bảng thông báo để thể hiện điều mà họ quan tâm.
Không chỉ nổi tiếng với đấu trường La Mã, thành Rome ở Italy hấp dẫn du khách bởi 6 bức tượng "biết nói". Những bức tượng này có tên: Pasquino, Marforio, Fontana del Facchino, Madama Lucrezia, Abbot Luigi và Fontana del Babuino.
Những bức tượng "biết nói" có nguồn gốc từ khoảng 500 năm trước. Khi ấy, người dân ở Rome thể hiện sự bất bình với chính quyền, giáo hoàng thông qua những mẩu chuyện ngắn, bài thơ có nội dung châm biếm.
Những tác phẩm này thường được viết ra giấy rồi dán lên 6 bức tượng nằm rải rác khắp thành phố.
Theo đó, các bức tượng trở thành nơi mọi người gặp gỡ và thảo luận về các vấn đề được công chúng quan tâm.
Về sau, người dân ở Rome bắt đầu sử dụng những bức tượng trên như một tấm bảng thông báo.
Họ viết lên đó mọi điều mà bản thân không hài lòng và trao đổi, thảo luận những vấn đề gây nhức nhối dư luận với nhau.
Vì vậy, những bức tượng này còn được gọi với biệt danh những pho tượng "biết nói".
Trong sô 6 bức tượng "biết nói" ở Rome, nổi tiếng nhất là bức Pasquino. Nó được tạc theo phong cách Hy Lạp và có niên đại vào thế kỷ 3 trước Công nguyên.
Sau khi được khai quật vào thế kỷ 15, bức tượng "biết nói" Pasquino được đặt ở một góc cung điện Braschi. Kể từ đó, người dân thường viết ra giấy những điều trong lòng rồi dán lên bức tượng vào buổi tối.
Đến sang hôm sau, người dân nhìn thấy các mẩu giấy trên bức tượng và thảo luận những vấn đề được nêu ra.
Mời độc giả xem video: Hàng loạt bức tượng 60 năm tuổi ở công viên Thống Nhất đổi màu lòe loẹt. Nguồn: VTV24.
Chuyện lạ võ sĩ giác đấu từ chối tự do vì 'cuồng' chiến đấu Đấu trường La Mã là nơi diễn ra nhiều cuộc chiến đẫm máu và chết chóc giữa các võ sĩ giác đấu hay với thú dữ. Nhưng vì 'phát cuồng' các cuộc chiến sinh tử, đấu sĩ Flamma khước từ lời đề nghị trao trả tự do. Dưới thời La Mã cổ đại, người dân thích thú khi xem các cuộc so tài...