Du khách kéo lên núi Bà Đen trốn nóng
Với khí hậu mát mẻ, khung cảnh thiên nhiên rực rỡ, núi Bà Đen trở thành điểm đến “vàng” trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm.
Núi Bà Đen là điểm đến “giải nhiệt” được nhiều du khách lựa chọn trong mùa nắng nóng. Ảnh: Lý Thành Cơ.
Cách TP.HCM hơn 100 km, núi Bà Đen (Tây Ninh) được mệnh danh “nóc nhà Nam Bộ” với độ cao 986 m so với mực nước biển. Nơi đây được bao quanh bởi tán rừng nguyên sinh của núi Heo và núi Phụng nên khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ thấp hơn thành phố Tây Ninh và các tỉnh lân cận khoảng 8-10 độ C. Vào buổi tối, không khí trên núi se lạnh và có gió lộng.
Những ngày qua, khi nhiệt độ các tỉnh miền Nam đạt 38-42 độ C, núi Bà Đen trở thành điểm đến hàng đầu. Ngoài việc “trốn” khỏi cái nóng rát thịt, du khách tìm đến núi Bà Đen vì nơi đây có nhiều hoạt động gắn liền với thiên nhiên và những công trình đáng tham quan.
Trekking chinh phục “nóc nhà Nam Bộ”
Núi Bà Đen hiện đã có những tuyến cáp treo đầu tư hoành tráng, rút ngắn thời gian di chuyển từ 4 tiếng xuống còn 8 phút, nhưng nhiều du khách có thể lực tốt, yêu thích khám phá vẫn chọn tự mình leo những con dốc, vượt qua những tảng đá lớn để chạm tay vào chóp tháp 986 m trên đỉnh núi. Hơn nữa, không khí trên núi mát mẻ, trong lành và có cây xanh rợp bóng khiến cung đường trekking trở nên “dễ thở” hơn.
Chặng đường trekking núi Bà Đen mang đến những thử thách mới mẻ cho du khách. Ảnh: Nguyễn Huỳnh.
Núi Bà Đen có hình dạng như một chiếc nón úp, do đó đường lên đỉnh núi khá dốc, không có nhiều đoạn bằng phẳng. Du khách có thể đi bằng nhiều cung đường khác nhau như đường chùa Bà, đường cột điện, đường Ma Thiên Lãnh… Trong đó, đường cột điện được nhiều du khách lựa chọn vì dễ đi, dốc thoai thoải.
Từ chân núi, du khách chỉ cần đi theo đường dây điện, đếm khoảng hơn 100 cột điện là đến nơi, thời gian chinh phục khoảng 2-3 tiếng. Ở cột điện thứ 55 thường có một khe nước nhỏ và bãi đá lớn, du khách có thể dừng chân để lấy thêm nước sạch, rửa mặt và nghỉ ngơi.
Du khách Nguyễn Huỳnh, người thường xuyên trekking tại núi Bà Đen, cho biết bộ môn này mang lại những thử thách và trải nghiệm mới mẻ, không thể tìm thấy khi đi bằng cáp treo. Mỗi cung đường đều có nét đẹp riêng. Những hàng cây cổ thụ nhiều năm tuổi nằm dọc bên đường tạo nên khung cảnh thiên nhiên đẹp, giúp xua tan mệt mỏi trong quá trình trekking.
“Khi trekking, du khách có dịp thấy những sinh vật lạ chỉ có trên núi hay khung cảnh đẹp xung quanh. Trải nghiệm tuyệt nhất là vượt qua được giới hạn của bản thân, chinh phục một vùng đất mới. Không khí trên núi cũng mát, nếu cảm thấy quá nóng hay chán tập luyện trong phòng, trekking tại núi Bà Đen là lựa chọn lý tưởng giúp tôi giải nhiệt, giải tỏa tinh thần”, du khách này nói.
Trước khi bắt đầu trekking, du khách nên chuẩn bị một số vật dụng cần thiết như thuốc chống muỗi, gậy, bao tay, băng bảo vệ gối, nón, áo khoác để tránh nắng. Đặc biệt là thức ăn và kẹo ngọt đề phòng trường hợp hạ đường huyết.
“Nếu chọn trekking bằng cung đường cột điện hay Ma Thiên Lãnh, du khách cần mang theo nhiều nước uống vì toàn cung đường sẽ không có nơi bán nước. Không nên mang giày thời trang, tốt nhất là chọn giày trekking có độ bám tốt để hạn chế trơn trượt và nguy hiểm không đáng có”, Nguyễn Huỳnh chia sẻ thêm kinh nghiệm.
Đứng từ đỉnh núi, thu vào tầm mắt du khách là hàng trăm cánh đồng bạt ngàn, xen kẽ nếp nhà mộc mạc của người dân Tây Ninh. Không khí mát mẻ và khung cảnh tươi đẹp trên núi Bà Đen cũng giúp du khách gạt bỏ muộn phiền, dành trọn thời gian để đắm mình vào thiên nhiên.
Săn mây trong ánh bình minh
Thả hồn giữa biển mây bồng bềnh không phải là trải nghiệm độc nhất tại vùng Tây Bắc hay Tây Nguyên. Những du khách sinh sống tại miền Nam vẫn săn được mây trên đỉnh núi Bà Đen.
Không cần đi xa, du khách vẫn có thể săn mây tại núi Bà Đen. Ảnh: Dư Ngọc Trâm, Thơ Phan.
Từ đỉnh núi Bà Đen, du khách có cơ hội ngắm mây ở khoảng cách rất gần. Khi ánh bình minh ló dạng, biển mây vần vũ dần hiện ra, lẫn với màn sương mỏng sắp tan. Màu xanh của trời, màu vàng của nắng và màu trắng của mây hòa quyện, tạo nên khung cảnh mãn nhãn.
Video đang HOT
Thời điểm săn mây thích hợp nhất là vào mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau. Lúc này, thời tiết trên núi ổn định, ít mưa gió và nhiều mây. Nếu đi sau tháng 5, du khách vẫn có thể săn mây nhưng ít khả năng gặp biển mây.
Cắm trại qua đêm giữa thiên nhiên, chờ bình minh lên cũng là một trải nghiệm lý thú. Ảnh: Thành Nhân Tran.
Nói về trải nghiệm săn mây trên núi Bà Đen, du khách Nguyễn Thanh Ngân (đến từ TP.HCM) bộc bạch: “Thời tiết TP.HCM nóng không chịu được, tôi hay rủ bạn bè lên núi Bà Đen săn mây vì chỉ mất khoảng 2-3 tiếng lái xe. Quanh Tây Ninh vẫn nóng cháy da nhưng trên núi rất mát, không khí trong lành hẳn. Sáng sớm, đứng ngắm mây trôi, cảm giác ‘chill’ như đang ở Đà Lạt”.
“Nếu muốn săn mây trên đỉnh núi Bà Đen, du khách phải đến từ 7h. Lúc này, ánh nắng đầu ngày chiếu xuống ấm nhẹ hòa với nhiệt độ mát lạnh rất thích. Tránh đến quá sớm vì sương mù giăng kín sẽ không nhìn thấy được mây, cộng thêm gió thổi rất mạnh”, du khách Thơ Phan cho biết.
Để hành trình săn mây thêm phần thú vị, du khách có thể lên núi Bà Đen vào buổi tối, mang theo lều bạt cùng thức ăn nhẹ và tổ chức cắm trại qua đêm. Buổi sáng, chỉ cần bước ra khỏi lều là có thể nhìn thấy những áng mây trắng trôi và mặt trời ngày mới.
Chiêm ngưỡng những công trình đẹp
Núi Bà Đen ngày càng phát triển về du lịch, du khách mỗi khi quay lại đều choáng ngợp trước khung cảnh quen thuộc nhưng cũng rất mới mẻ. Ngoài trekking, săn mây, núi Bà Đen còn có những công trình đẹp cho du khách tham quan.
Núi Bà Đen đầu tư thêm những vườn hoa ôn đới rực rỡ sắc màu và nhiều tiểu cảnh. Ảnh: Win Đi.
Win Đi, travel blogger nhiều lần đến núi Bà Đen, chia sẻ đây là niềm tự hào của người Tây Ninh. “Tôi thích dạo quanh vườn hoa xác pháo, vườn tulip hay thửa cẩm tú cầu. Bất cứ du khách nào đến đây cũng cảm thấy thư thái, thoải mái tận hưởng trong không gian xanh và không khí mát lành. Bên cạnh thiên nhiên, những công trình đầu tư hoành tráng cũng góp phần thu hút nhiều du khách, trong đó có tôi”, người này nói.
Vốn gắn liền với du lịch tâm linh, từ chân núi lên đến đỉnh Bà Đen là một hệ thống chùa chiền, bao gồm chùa Hang, chùa Hạ, chùa Vân Sơn, chùa Bà Đen… Đặc biệt, ngôi chùa Linh Tiên Sơn Thạch còn sở hữu bức tượng Phật Bà cao nhất châu Á với chiều cao 72 m, đúc bằng 170 tấn đồng đỏ theo công nghệ gia công cơ khí áp lực cao của châu Âu.
Tượng Phật Bà bằng đồng và nhà ga Vân Sơn là 2 điểm check-in nổi bật nhất trên núi Bà Đen. Ảnh: Win Đi.
Ngoài ra, nam travel blogger cũng gợi ý du khách tham quan nhà ga Bà Đen tọa lạc ở chân núi và nhà ga Vân Sơn trên đỉnh núi. Nhà ga Bà Đen được Tổ chức Guinness công nhận là nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới, có tổng diện tích lên đến 10.959 m2. Nơi đây được thiết kế hiện đại, bố trí hệ thống đèn chiếu sáng không thua kém nhà ga của nước ngoài.
Riêng nhà ga Vân Sơn được lấy cảm hứng từ kiến trúc châu Âu. Trần nhà ga được phủ những lớp điêu khắc hình mosaic đủ màu theo phong cách của kiến trúc sư Gaudi. Những vòm cửa uốn cong, trụ đỡ bằng đá sa thạch và những ô cửa sổ cổ kính rải đều tạo nên không gian khoáng đạt, tràn ngập ánh sáng tự nhiên.
Những điều có thể du khách chưa biết tại Tây Tạng, Trung Quốc
Vùng đất Tây Tạng luôn hấp dẫn du khách bởi sự hiểm trở của các triền đồi, sự huyền bí của những truyền thuyết được truyền từ đời này sang đời khác.
Tất cả đều khiến ai nghe đến cũng có cảm giác tò mò, muốn đặt chân đến nơi đây để được tai nghe mắt thấy, tận mục sở thị những điều kỳ bí nhưng cũng sẽ rất bổ ích cho các chuyến đi của du khách đến Tây Tạng.
Thiên nhiên hùng vĩ
Đến Tây Tạng du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ với vùng thảo nguyên bao la đầy gió cát và những ngọn núi cheo leo. Hồ thiêng Namtso hiện ra rộng lớn như biển, nước trong xanh màu ngọc bích, in bóng dãy núi tuyết Nyenchen Tanglha cao tới 7.000 m, tựa như một "biển mây" giữa chốn bồng lai. Thành hồ nước cong cong như hình lưỡi liềm với ba mặt giáp núi non trùng điệp, được mặt trời chiếu rọi, lấp lánh trong ánh bình minh rực rỡ.
Về miền đất thiêng Tây Tạng, du khách đừng quên chiêm ngưỡng dòng sông băng Karola huyền bí. Với những đường cong mềm mại, khối băng tồn tại hàng triệu năm qua nhẹ nhàng điểm tô sắc trắng tinh khôi trải dài từ đỉnh núi xuống thung lũng. Chỉ cần vài tia nắng soi rọi, cả dòng sông băng lấp lánh tựa viên pha lê, khiến bạn tạm quên đi cái lạnh âm độ để thu vào tầm mắt toàn cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Không thể trồng được trà nhưng trà bơ là thức uống quốc hồn quốc túy
Ở vùng đất Tây Tạng không thể trồng được trà vì thời tiết rất khắc nghiệt. Các loại trà đều được nhập về thông qua "Tea Horse Road" - con đường của các tay buôn mang trà đến Tây Tạng để đổi lấy ngựa tốt.
Tuyến đường băng qua Luding, Batang, Nepan, Ấn Độ,... dài hàng vạn dặm với muôn vàn khó khăn, nguy hiểm đã trở thành huyền thoại không kém với "con đường tơ lụa". Chính vì thế, dù không trồng được trà nhưng người Tây Tạng vẫn xem trà bơ thức uống quốc hồn quốc túy của quê hương mình.
Với người dân nơi đây, trà bơ được mệnh danh là món đồ uống sinh tồn. Không chỉ giúp làm ấm, giữ nhiệt, mà còn bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Khi đến Tây Tạng, du khách có thể sẽ được một người dân địa phương mời dùng một tách trà bơ để nhâm nhi, nếu từ chối du khách sẽ được cho là không lịch sự. Món trà bơ được tìm thấy ở khắp mọi nơi, và du khách có thể uống bao nhiêu thùy thích.
Trẻ sơ sinh được ngâm dưới sông băng
Ở nơi mà khí hậu lạnh giá, không kém phần khắc nghiệt, không phải ai cũng có thể tồn tại được. Việc tuyển chọn những người khỏe mạnh, có thể chống chọi lại với thời tiết nơi đây được thực hiện từ khi người đó chỉ là một đứa bé.
Theo thông lệ, hễ khi tới sinh nhật năm 1 tuổi của một đứa trẻ bất kỳ, một người phụ nữ có quyền thuật uy tín nhất trong làng sẽ mang đứa trẻ đem ngâm xuống dòng nước tan từ băng lạnh ngắt trong vòng 1 phút chỉ chừa mỗi phần đầu. Sau đó đứa bé được đem lên mặc lại quần áo bình thường, quấn khăn. Nếu đứa trẻ đó vẫn sống và hoàn toàn bình thường nghĩa là chúng đã vượt qua được vòng tuyển lựa gắt gao mang tính sống chết của cuộc đời.
Ngược lại, đứa bé nào trở nên tím ngắt và tắt thở thì gia đình cũng nên chuẩn bị tinh thần đem về an táng vì đấng tối cao không cho phép chúng được sống. Bố mẹ những đứa trẻ không may mắn đều cảm thấy đau buồn nhưng họ vẫn giữ được sự bình tĩnh vì đã thấm nhuần tư tưởng duyên sinh này.
Thoạt đầu nghe có vẻ hơi sợ hãi nhưng đây lại là chuyện có thật. Có lẽ đây là cách mà người ta chọn để đối chọi với sự khắc nghiệt của cuộc sống nơi đay. Khi mà thời tiết, điều kiện về giao thông, y tế vẫn còn rất khó khăn, thì con người với sự chọn lọc có phần khắc nghiệt này, trải qua bao nhiêu thế hệ, họ vẫn có thể sinh tồn và phát triển, lưu giữ những bản sắc văn hóa rất riêng.
Chế độ đa phu
Có lẽ, Tây Tạng là vùng đất duy nhất trên thế giới còn tồn tại chế độ đa phu, các cô gái đều lấy 2 đến 5 người chồng và họ đều là anh em ruột trong một gia đình. Nguồn gốc của tục lệ này là anh em lấy chung một người vợ sẽ giúp gia đình hòa thuận hơn, tranh mâu thuẫn và phân tán đất đai, tài sản.
Do điều kiện sống khắc nghiệt, đất đai canh tác hạn hẹp nên tục lệ này đã giúp người dân Tây Tạng duy trì được cuộc sống và đảm bảo trật tự xã hội. Ngày nay, do đời sống được cải thiện, chính quyền tích cực tuyên truyền nên hủ tục này đã dần bị bài trừ, chỉ còn tồn tại ở một số vùng hiểm trở tách biệt với xã hội hiện đại.
Thiên táng - nghi lễ mai táng người chết rùng rợn
Thiên táng hay điểu táng, một hình thức mai táng phổ biến ở Tây Tạng. Đây được xem như là lần cuối cùng con người có thể hiến dâng cho đất trời, mang ý nghĩa giúp linh hồn siêu thoát và bay lên cao để tiếp tục kiếp luân hồi mới.
Tuy vậy, thiên táng lại tạo cảm giác sợ hãi đến rợn người cho những ai dù chỉ là được nghe kể. Sau khi qua đời, xác người chết được mang lên núi và được cởi bỏ hết quần áo, bọc trong tấm vải trắng với tư thế nằm cuộn đầu chạm đầu gối, giống đứa trẻ nằm trong bụng mẹ với ý nghĩa người đó sẽ được vào kiếp luân hồi mới trong hình hài đứa bé mới sinh ra.
Bách hương được đốt lên để thu hút sự chú ý của bầy kền kền trong khi các vị Lạt Ma làm lễ tụng kinh để siêu độ cho người chết, thầy táng phân xác thành nhiều phần, moi nội tạng ra ngoài, chia nhỏ, xương cũng dập nát rồi sau đó để cho lũ chim kền kền đang chầu chực ùa tới xâu xé cái xác. Lũ chim ăn càng sạch thì người chết siêu thoát càng nhanh và hoàn toàn. Khi lũ chim bay lên trời, mang theo linh hồn của họ lên trời cao tái sinh bước vào kiếp luân hồi mới.
Về các Tu viện
Tu viện Samye trở thành Tu viện Phật giáo đầu tiên của Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8. Tu viện Samye nằm cách thành phố Lhasa khoảng 2 giờ lái xe về phía nam. Tu viện được xây dựng như một Mandala - một nhân vật Phật giáo hình tròn đại diện cho vũ trụ.
Đền Jokhang được xem là "trái tim của thế giới". Bên trong đền Jokhang ở đây là bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi, khi ông được 12 tuổi. Đó là bức tượng thiêng liêng nhất trong con mắt của người Tây Tạng, và họ xem Đền Jokhang như là "trái tim của thế giới". Một số người hành hương dành nhiều năm đi đến ngôi đền này.
Các Tu viện và cung điện của Tây Tạng thường được xây dựng trên núi, vì vậy sẽ có nhiều bậc thang để đi lên nếu du khách đến ghé thăm. Những người hành hương Tây Tạng xem một số núi và hồ rất là thiêng liêng, vì người Tây Tạng quan niệm rằng các ngôi đền trên núi được nhìn thấy gần với thiên đàng hơn, và dễ bảo vệ hơn.
Có nhiều tu viện khác nhau cho các giáo phái Phật giáo khác nhau. Đức Đạt Lai Lạt Ma là người đứng đầu duy nhất một trong số họ - Giáo phái Gelugpa, còn được gọi là Giáo phái Vàng vì các nhà sư thường đội một chiếc mũ màu vàng. Hầu hết các tu viện nổi tiếng với du khách Tây Tạng là tu viện Giáo phái Vàng, ví dụ: Cung điện Potala và Đền Jokhang.
Thông thường, các tu viện mà mọi người viếng thăm chỉ dành cho các tu sĩ. Nhưng cũng có một số tu viện cho các nữ tu ở Tây Tạng, giống như "tu viện" lớn nhất - Xiongse, cách một giờ lái xe về phía nam từ thành phố Lhasa. Và tu viện cao nhất, Rongbuk, thực sự có cả nhà sư lẫn nữ tu.
Các tu viện Tây Tạng không chỉ thờ phượng Phật, mà còn là những tổ chức xã hội phức hợp, hoạt động như trường học, thư viện, phòng khám y tế,... Trong lịch sử Tây Tạng, các tu viện cũng hoạt động như các tòa nhà chính quyền địa phương.
Hầu hết các tu viện Phật giáo ở Ấn Độ lưu trữ các bộ phận cơ thể tu sĩ, được cho là thánh tích. Nhưng một số bảo tháp trong các tu viện Tây Tạng thực sự lưu trữ toàn bộ thi thể các tu sĩ. Nhiều loại thuốc và thảo mộc truyền thống được sử dụng để giúp bảo tồn cơ thể. Có 8 bảo tháp Thánh ở Cung điện Potala với các thi thể bên trong. Các bảo tháp được trang trí bằng vàng, bạc, ngọc trai, mã não, san hô, kim cương và những kho báu khác.
Khi khách viếng thăm một tu viện Phật giáo Tây Tạng (Cung điện Potala, Đền Jokhang, Tu viện Sera...), hãy nhớ đi quanh nó theo chiều kim đồng hồ. Du khách sẽ tìm thấy những người hành hương đến thăm các phòng của một tu viện theo chiều kim đồng hồ, đi bộ xung quanh một tu viện theo chiều kim đồng hồ, và cũng biến vòng nguyện theo chiều kim đồng hồ.
Thông thường du khách không được phép chụp ảnh bên trong tu viện. Nhưng một số tu viện, như Tashilhunpo và Palcho Monastery, du khách sẽ tốn một ít phí để chụp ảnh. Nếu một tu viện cho phép chụp ảnh, thường có một biển hiệu thông báo cho bạn. Vì vậy, khi bạn không nhìn thấy một biển hiệu nào thì không được chụp ảnh bên trong tu viện.
Trong Tu viện Sera, việc quay phim và chụp ảnh dụng máy ảnh mà các nhà sư tranh luận thì không được phép, nhưng bạn có thể sử dụng điện thoại di động của mình để thay thế.
Chuyện hóa thân tái sinh của các Đạt Lai Lạt Ma
Trong tâm tưởng của người Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma là người có quyền lực tối cao, đứng đầu giáo hội Phật giáo của vùng đất này. Theo người Tây Tạng, sự tái sinh là sự hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát dưới hình hài con người để giúp nhân gian cứu độ chúng sinh.
Kể từ đại sư Gendun Drupa (1391 - 1475), các Đạt Lai Lạt Ma kế nhiệm được phát hiện từ khi còn nhỏ theo thuật "tái sinh". Các Lạt Ma sau khi viên tịch đều để lại một số di vật và một bài kệ để các dồ đệ tìm kiếm "hóa thân tái sinh". Ngoài ra, các bậc cao tăng được cho là sẽ nhận báo mộng cũng như nhiều dấu hiệu khác để bổ trợ.
Hành động sờ đầu
Trong giao tiếp của người Tây Tạng, sờ đầu một hành động cấm kỵ, trừ phi bạn là Latma, Phật sống, người thân hoặc bạn bè thân thiết, đối với trẻ con cũng tuyệt đối không được. Vì người Tây Tạng quan niệm rằng, sờ đầu là một động tác của thần thánh.
Da đỏ
Tia tử ngoại ở Tây Tạng rất mạnh, những người hay làm việc ở ngoài trời có màu da đỏ đậm hơn thông thường. Thêm một thực tế nữa, người Tây Tạng nhiều đời sinh sống trên cao nguyên, tình trạng thiếu oxy là nguyên nhân làm cho cơ thể họ, những nơi có huyết quản mỏng xảy ra hiện tượng giãn nở cục bộ, đây là nguyên nhân chính khiến da của một số bộ phận trên cơ thể họ như má, môi, giác mạc có màu đỏ hơn người bình thường.
Vùng đất nhiều lễ hội
Theo lịch mặt trăng, mỗi năm Tây Tạng tổ chức hơn 100 lễ hội, thể hiện bản sắc văn hóa và tôn giáo khu vực. Trong mỗi lễ hội lại có chuỗi hoạt động như các trò chơi, lễ kỷ niệm, hội chợ... Là trung tâm văn hóa và tôn giáo của Tây Tạng, thành phố Lhasa có nhiều lễ hội thu hút khách du lịch như Tết Tây Tạng và lễ hội Shoton.
13 trải nghiệm tuyệt vời dành cho du khách khi ghé thăm Tây Tạng Với cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ cùng nền văn hóa tôn giáo lâu đời, Tây Tạng luôn được xem là vùng đất thiêng huyền bí để du khách khám phá. Những trải nghiệm hấp dẫn khi đi du lịch Tây Tạng sau đây sẽ làm du khách thêm yêu vùng đất này hơn: 1. Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo Chưa đặt...