Du khách đổ về tỉnh Huaphanh (Lào) sau khi sân bay Nong Khang đi vào hoạt động
Ngày 8/6, báo chí Lào đưa tin khách du lịch cả trong và ngoài nước đang đổ về tỉnh Huaphanh ở miền Bắc xa xôi của Lào sau khi sân bay Nong Khang đi vào hoạt động kể từ giữa tháng trước.
Một góc sân bay Nong Khang. Ảnh: Phạm Kiên/Phóng viên TTXVN tại Lào
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, báo chí Lào dẫn lời Phó Giám đốc Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch tỉnh Huaphanh, ông Phouvan Phetmixay, cho biết lượng du khách đến với tỉnh Huaphanh tăng nhiều hơn những năm trước nhờ việc đi lại thuận tiện hơn. Theo ông, trước đây, để đến tỉnh Huaphanh, du khách phải trải qua hành trình bằng đường bộ trên những cung đường núi quanh co và nguy hiểm. Nay nhờ sân bay Nong Khang đi vào hoạt động, việc đi đến tỉnh này đã trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Giám đốc Thương mại của hãng hàng không Lao Airlines, ông Noudeng Chanthaphasouk, cho biết hãng đang khai thác 4 chuyến bay một tuần giữa Viêng Chăn và Huaphanh trên cơ sở thử nghiệm và đến nay tất cả các chuyến bay đều kín chỗ.
Đứng trước nhu cầu cao của khách, kể từ ngày 6/6, hãng Lao Skyway cũng đưa vào vận hành thử nghiệm đường bay thủ đô Viêng Chăn – Huanphanh với tuần suất 2 chuyến tuần.
Video đang HOT
Nằm ở cực Bắc của Lào, tỉnh Huaphanh cách thủ đô Viêng Chăn khoảng hơn 600 km. Trước đây để di chuyển từ thủ đô Viêng Chăn tới tỉnh phải đi bằng đường bộ mất trung bình 2 ngày, nay di chuyển bằng đường không chỉ mất khoảng 1 giờ.
Theo báo chí Lào, Huaphanh nổi tiếng với Khu căn cứ địa cách mạng của Lào ở Vieng Xay, cùng những thác nước tuyệt đẹp như thác Sa Lery, thác Tadloun, thác Phavang và nhiều danh lam thắng cảnh cũng như di tích khảo cổ… Đây cũng là quê hương của núi Pha Thee nổi tiếng.
Sân bay Nong Khang là một dự án nằm trong chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng của Chính phủ Lào nhằm chuyển đổi Lào từ một quốc gia không có biển trở thành đất nước kết nối khu vực. Dự án có tổng vốn đầu tư 82 triệu USD, sử dụng nguồn vốn vay của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai, theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT) giữa Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai với Chính phủ Lào. Dự án được xây dựng theo tiêu chuẩn 3C của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), với công suất phục vụ 100.000 lượt khách/năm và có thể tiếp đón máy bay loại 70 – 100 chỗ ngồi.
Liên Hiệp Quốc ra cảnh báo mới về tình trạng buôn ma túy đá từ Myanmar
Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng các mạng lưới buôn bán ma túy tại châu Á đang gia tăng sử dụng các tuyến đường biển để vận chuyển ma túy đá (methamphetamine) từ Myanmar.
Ma túy đá từ bang Shan thuộc vùng đông bắc Myanmar, trung tâm sản xuất ma túy trong khu vực, đang được vận chuyển bằng thuyền để tránh các cuộc tuần tra chặt chẽ hơn trên các tuyến đường bộ qua Trung Quốc và Thái Lan, theo báo cáo thường niên do Văn phòng Liên Hiệp Quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) công bố hôm nay 2.6.
Khu vực biên giới giữa Myanmar, Lào và Thái Lan từ lâu đã là điểm nóng sản xuất và buôn bán ma túy, đặc biệt là ma túy đá và thuốc phiện, theo AFP.
Việc tăng cường các cuộc tuần tra chống ma túy ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và dọc biên giới Thái Lan-Myanmar đã khiến những nhóm buôn bán ma túy chuyển sang các tuyến hàng hải thay thế, dẫn đến số lượng ma túy đá bị giới chức Trung Quốc và Thái Lan tịch thu giảm vào năm 2022.
Ma túy đá trước khi bị tiêu hủy ở thành phố Yangon, Myanmar vào ngày 26.6.2021. ẢNH AFP
"Những đối tượng buôn bán tiếp tục vận chuyển khối lượng lớn ma túy qua Lào và miền bắc Thái Lan, nhưng đồng thời cũng đẩy nguồn cung đáng kể qua miền trung Myanmar đến biển Andaman, nơi dường như ít ai để ý", đại diện UNODC tại khu vực Jeremy Douglas cho hay.
Cũng theo báo cáo trên, khối lượng lớn ma túy đá do Myanmar sản xuất đang được tuồn đến Bangladesh và Ấn Độ. Cảnh sát ở Đông Nam Á và Nam Á đã thu giữ gần 151 tấn ma túy đá vào năm 2022, giảm so với mức kỷ lục 172 tấn được ghi nhận vào năm 2021.
"Các mạng lưới buôn ma túy mạnh nhất trong khu vực có thể hoạt động với mức độ chắc chắn cao rằng chúng có thể và sẽ không bị ngăn chặn", báo cáo UNODC viết. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra bằng chứng cho thấy các mạng lưới buôn bán ma túy đang tìm cách đa dạng hóa mặt hàng.
Trong năm 2022, các nhà chức trách trong khu vực đã thu giữ một lượng kỷ lục 27,4 tấn ketamine, loại thuốc gây mê đang được sử dụng như một dạng ma túy tổng hợp, tăng 167% so với năm 2021. Bên cạnh đó, các nhóm tội phạm đang lập ra các trung tâm sản xuất mới ngoài Myanmar như Campuchia.
"Campuchia đã nổi lên như là điểm chuyển tiếp chính và ở một mức độ nào đó là điểm sản xuất cho việc buôn ma túy trong khu vực. Việc phát hiện ra một loạt phòng thí nghiệm ketamine bí mật, nhà kho chế biến và cơ sở lưu trữ trên khắp đất nước này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trong khu vực", ông Douglas nói.
Lào thu hút trên 800.000 khách nước ngoài trong quý I/2023 Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, số lượng khách du lịch quốc tế tới Lào trong quý I/2023 đã tăng mạnh, đạt tới trên 800.000 lượt, trong đó, du khách đến từ Việt Nam đứng thứ 2 với gần 180.000 lượt. Lễ rước Nang Sangkhan ở Luang Prabang dịp Tết cổ truyền Boun Pimay tại Lào. Ảnh Đỗ Bá Thành/Pv TTXVN tại...