Du khách đổ về Medi Thiên Sơn chiêm ngưỡng Lễ hội hoa cúc
Tranh thủ thời tiết cuối tuần dịu mát, du khách đổ về Khu du lịch Thiên Sơn Suối Ngà để tổ chức cắm trại, tham gia Lễ hội hoa cúc với chủ đề ‘Mùa Tri ân’.
“Hoa cúc Medi – Mùa tri ân.
Video đang HOT
Ngày 19/11, rất đông người dân và khách du lịch đã đến Khu du lịch Thiên Sơn Suối Ngà (Ba Vì, Hà Nội) để cắm trại, tham quan sự kiện trưng bày hoa cúc năm 2022 với chủ đề “Hoa cúc Medi – Mùa tri ân”.
Khu du lịch Thiên Sơn Suối Ngà cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km về hướng Tây, tọa lạc tại xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, có diện tích khoảng 450 ha, chủ yếu là rừng núi và hồ nước. Đây là một khu nghỉ dưỡng nằm trong quần thể của Vườn quốc gia Ba Vì với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có không khí trong lành, không gian yên tĩnh, thích hợp cho các chuyến trải nghiệm và nghỉ dưỡng.
Ông Đỗ Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Hệ sinh thái Sức khỏe eHealthCare – đơn vị tổ chức lễ khai mạc cho biết, sự kiện hoa cúc Medi – Mùa tri ân 2022 nhằm mục đích tổ chức các hoạt động giới thiệu, trưng bày sản phẩm văn hóa, sản phẩm du lịch sinh thái, thu hút khách du lịch.
“Đây là sự kiện nhằm mục đích kích cầu du lịch, triển khai các hoạt động quảng bá, cụ thể hóa việc giới thiệu sản phẩm sự kiện trưng bày hoa cúc gắn với quảng bá du lịch dịp cuối năm 2022 tại Ba Vì. Tại đây các loại hoa cúc được trưng bày với nhiều màu sắc khác nhau, mang vẻ đẹp thanh cao, ý nghĩa. Hoa cúc tượng trưng cho sự trường thọ, ân nghĩa, thủy chung, bền vững. Việc tổ chức trưng bày sự kiện hoa cúc vào dịp này vừa tạo ra một điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch, vừa nói lên tình yêu quê hương đất nước, lòng biết ơn, ân nghĩa, bền chặt, thủy chung và đề cao tinh thần đoàn kết của dân tộc. Bên cạnh đó sự kiện cũng nhằm mục đích tri ân tới các thầy cô nhân dịp 20/11″, ông Hùng nhấn mạnh.
Theo thiết kế sự kiện, hoa cúc sẽ được trưng bày cả 3 khu gồm: Hạ Sơn, Trung Sơn và Ngoạn Sơn với nhiều loại hoa cúc, màu sắc khác nhau. Trưng bày sự kiện hoa cúc được xoay quanh 3 chủ đề bao gồm: Sức khỏe – Hiếu thảo và Tình yêu.
Theo ông Hùng, hoa cúc được biết đến là loại hoa rất tốt cho sức khỏe trong đó phải kể đến trà hoa cúc. Hoa cúc là khởi đầu cho tình yêu. Thanh niên nước Nga họ yêu nhau và thể hiện tình cảm với nhau bằng hoa cúc. Chủ đề đặc biệt nhất đó là bày tỏ sự hiếu thảo. Và lễ hội “Hoa cúc Medi – Mùa tri ân” được lấy cảm hứng từ sự tích hoa cúc trắng rất cảm động thể hiện sự hiếu thảo.
“Ngày xưa, có hai mẹ con đơn côi sống trong túp lều nhỏ. Người mẹ làm việc quá nhiều nên bị bệnh nặng. Nhà nghèo không có tiền mua thuốc cho mẹ, người con buồn rầu ngồi khóc. Một cụ già râu tóc bạc trắng đi qua. Sau khi nghe cô bé kể lại câu chuyện, cụ bảo cô hãy đi đến gốc cây cổ thụ đầu rừng, tìm bông hoa cúc màu trắng, có bốn cánh để làm thuốc cứu mẹ. Cô bé đi vào rừng, đến cây chỗ cụ già chỉ và thấy một bông cúc trắng. Cô hái bông hoa, nâng niu trên tay như là vật quý. Đột nhiên, cô bé lại nghe thấy tiếng cụ già văng vẳng dặn rằng: Bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ của con sẽ sống được bấy nhiêu ngày. Suy nghĩ một lát rồi cô bé nhẹ nhàng xé từng cánh hoa ra thành rất nhiều sợi nhỏ. Từ bông hoa chỉ có bốn cánh, giờ đã trở thành bông hoa có vô vàn cánh nhỏ. Cô bé mang bông hoa chạy nhanh về nhà chữa bệnh cho mẹ. Mẹ của cô khỏi bệnh. Đó chính là phần thưởng cho lòng hiếu thảo, dũng cảm và sự thông minh của cô bé”, ông Đỗ Mạnh Hùng chia sẻ.
Theo ban tổ chức, vị trí hoa cúc được trưng bày tại khu vực cổng chính với hai thác hoa tượng trưng cho hai thác ngà: Mặt trời và mây trắng: nắng Sơn tây, mây Ba Vì. Khu 1 Hạ Sơn được trang trí 4 vị trí hoa gồm cây hoa, tượng Thánh Tản, sảnh Nhà điều hành, ngã ba vào suối Tam cấp. Khu 2: Hoa được cắm và đặt trên khung tre. Khu 3: khu chính (khu ngã 3 bàn tay chữa lành, đảo, sân khấu nổi, cầu tre và rừng thông.
Ông Đinh Hải Bình, Phó Chủ tịch HĐND huyện Ba Vì cho biết, sự kiện trưng bày hoa cúc với chủ đề “Hoa cúc Medi – Mùa tri ân” được diễn ra tới đây là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện quảng bá, kích cầu du lịch của huyện Ba Vì, đồng thời tăng tính hấp dẫn cho du lịch Ba Vì, góp phần phát triển du lịch Ba Vì nói riêng và du lịch Thủ đô nói chung trong thời gian tới.
Anh Đinh Văn Chính (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Nhân dịp cuối tuần nên tôi và gia đình muốn tìm nơi để nghỉ ngơi, thư giãn. Khi nghe tin khu du lịch Thiên Sơn Suối Ngà tổ chức lễ hội hoa, gia đình tôi đã quyết định đến đây cắm trại và ngắm hoa. Ở cúc ở đây rất đẹp, trang trí độc đáo, mới lạ”.
Cùng bạn bè đến Thiên Sơn Suối Ngà du lịch, chị Ngô Thu Thảo (39 tuổi, Văn Lâm, Hưng Yên) rất ấn tượng với Lễ hội hoa cúc tại đây. “May mắn đến đây đúng dịp tổ chức lễ hội hoa nên tôi rất vui. Hoa cúc được trang trí nhiều kiểu khác nhau, kết thành những khóm hoa nổi trên mặt hồ, men theo những lối đi rất bắt mắt”, chị Thảo hào hứng cho biết.
Thời gian tổ chức trưng bày sự kiện hoa cúc diễn ra từ ngày 19/11/2022 cho đến khi hết mùa hoa cúc.
Một số hình ảnh của lễ hội:
Lễ hội 'kéo chày' của người Pà Thẻn ở Hà Giang
Hằng năm, vào ngày 16 tháng 10 âm lịch, đồng bào dân tộc Pà Thẻn ở Hà Giang tổ chức lễ hội kéo chày.
Lễ hội này đi kèm với lễ hội nhảy lửa.
Hà Giang là mảnh đất địa đầu của Tổ quốc, là nơi sinh sống của 22 đồng bào dân tộc thiểu số với bản sắc văn hóa đa dang. Những ngày trung tuần tháng 10 âm lịch, du khách đến nơi đây sẽ được thưởng thức lễ hội "kéo chày" của đồng bào dân tộc Pà Thẻn.
Người Pà Thẻn còn gọi là người Pạ Hưng là một trong số 54 dân tộc sinh sông tại Việt Nam. Tính đến tháng 4 năm 2019, dân số người Pà Thẻn là 8.248 người, chủ yếu sống tập trung sống tập trung tại một số xã như Xã Tân Bắc; xã Tân Trịnh; xã Yên Thành; xã Yên Bình; xã Tân Nam; xã Xuân Minh thuộc huyện Quang Bình và xã Tân Lập; xã Hữu Sản thuộc huyện Bắc Quang của tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang.
Trước đây, người chủ yếu sống bằng nương rẫy. Cây trồng gồm lúa, ngô và các loại rau, đậu, khoai sọ, khoai môn. Do sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên, những lúc mất mùa, giáp hạt, người Pà Thẻn vẫn phải lên rừng đào củ mài, củ nâu... Vì thế hái lượm còn đóng vai trò đáng kể trong đời sống kinh tế của người Pà Thẻn.
Sau những ngày thu hoạch xong vụ lúa mùa, bà con dân tộc Pà Thẻn chọn ngày tốt, thường là ngày 16/10 Âm lịch hàng năm là ngày tổ chức lễ hội "kéo chày".
Lễ hội sẽ có một người thầy chủ trì đóng vai trò rất quan trọng. Người chủ trì buổi lễ phải là người khỏe mạnh, giỏi võ và am hiểu về thần chú. Trước khi buổi lễ bắt đầu, người thầy sẽ cầm một chiếc chày gỗ dài từ 2.5 - 3m xoay đi xoay lại và niệm thần chú. Cùng lúc đó, hai thanh niên trai tráng người Pà Thẻn sẽ ôm chặt chiếc chày ở tư thế đối ngược nhau. Như có một phép thuật, chiếc chay gỗ xoay tròn rồi từ từ nâng lên khỏi mặt đất, dù cho hai thanh niên ghì chặt cũng không thể nào giữ nổi chiếc chày. Sau đó, hàng chục thanh niên trai tráng trong bản cùng nhau kéo chày xuống nhưng cũng không kéo nổi, chỉ khi nào có người bịt tay vào đầu trên hoặc dưới của chiếc chày thì chiếc chày mới chạm đất, khi đó lễ kéo chày kết thúc.
Các thanh niên người Pà Thẻn tham gia kéo chày
Điểm đặc biệt ở lễ hội "kéo chày" là những chàng trai Pà Thẻn tham gia luôn nhận được sự tin yêu, thán phục và ngưỡng mộ của du khách và các cô gái Pà Thẻn. Trong lễ hội, các chàng trai Pà Thẻn ai cũng diện áo mới, mặc quần chân què, trang trí thêm hai chiếc khăn vắt chéo qua ngực và dùng thắt lưng màu trắng. Các cô gái Pà Thẻn nổi bật hơn trong bộ trang phục màu đỏ tươi, một bộ nữ phục của các cô gái gồm khăn, áo, thắt lưng, váy và tạp dề. Màu chủ đạo trên trang phục của các cô gái Pà Thẻn là màu đỏ, nhưng có phối màu với các màu sáng khác như màu trắng bằng cách ghép vải hoặc dệt thành đường kẻ sọc.
Với người Pà Thẻn, lễ hội "kéo chày" là một tục lệ mang tính chất cộng đồng, là dịp để mọi người cùng nhau vui vẻ, thư giãn sau một ngày mùa bội thu. Chiếc chày là vật dụng quen thuộc và tiêu biểu trong đời sống của đồng bào dân tộc Pà Thẻn. Đầu trên của chiếc chày tương ứng với cực dương (nghĩa là thiên), đầu dưới ứng với cực âm (là địa). Hai người chơi lúc đầu ôm chày trong tư thế đối diện nhau biểu hiện cho hai thái cực khác nhau. Người Pà Thẻn gọi đó là hai con trâu húc nhau mãi không rời. Như vậy, trên - dưới và các bên được cân bằng. Khi âm - dương được cân bằng, sẽ tạo ra một sức mạnh cân bằng cho chiếc chày. Qua đó nói lên điều mong ước của người dân tộc Pà Thẻn là cầu mong các thần linh phù hộ mưa thuận gió hòa, cho dân bản được mùa, đời đời no ấm, cho mọi sự vật được hài hòa, cân đối vì khi âm - dương hài hòa thì cuộc sống mới có đầy sức mạnh và cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
Du khách xúng xính váy áo ở vườn cúc bách nhật 12.000m2 Khoảng 12.000m2 đất ven sông Hồng (Hà Nội) đang được 'nhuộm tím' bằng sắc hoa cúc bách nhật, tạo nên không gian thơ mộng, thu hút nam thanh nữ tú tìm đến sáng tác ảnh. Trung tuần tháng 11, cúc bách nhật nở rộ ở ven sông Hồng, đoạn qua Thạch Cầu (Long Biên, Hà Nội), tạo thành một thảo nguyên tím lịm,...