Du khách đổ đến Hawaii chiêm ngưỡng dòng dung nham rực sáng
Người dân địa phương và du khách đang đổ đến Hawaii để tận mắt chứng kiến cảnh tượng dung nham phun trào rực rỡ khi núi lửa Mauna Loa thức giấc sau gần 40 năm ngủ yên.
Núi lửa Mauna Loa ở Hawaii phun trào ngày 2/12. (Ảnh: REUTERS)
Mauna Loa, ngọn núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới, bắt đầu phun trào ngày 27/11 vừa qua. Đây là lần đầu tiên núi lửa này phun trào kể từ năm 1984.
Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp của Hawaii cho biết, không có dấu hiệu dung nham đe dọa các khu dân cư.
Do đó, nhiều người dân địa phương và du khách đã đến khu vực an toàn gần đỉnh núi để được tận mắt ngắm nhìn hiện tượng thiên nhiên này.
Người dân và du khách đến Hawaii để chiêm ngưỡng dòng dung nham rực sáng. (Ảnh: REUTERS)
Một số khách sạn tại Hilo – thành phố lớn nhất trên quần đảo Hawaii – đã kín phòng vào thời điểm thường ít khách du lịch trong năm.
Các tour tham quan núi lửa Mauna Loa bằng máy bay trực thăng cũng đắt khách. Các nghệ sĩ cũng xuất hiện để vẽ lại cảnh tượng này.
Video đang HOT
Nhà chức trách cho biết, các dòng dung nham từ Mauna Loa đang bắt đầu chậm lại và lan rộng ra, và vẫn còn cách đường cao tốc gần đó hơn 5km.
Người dân và du khách đến Hawaii để chiêm ngưỡng dòng dung nham rực sáng. (Ảnh: REUTERS)
Đài quan sát Núi lửa Hawaii của Cơ quan Khảo sát địa chất Hoa Kỳ cho biết, dòng dung nham chính đang di chuyển với tốc độ 40 mét/giờ.
Cơ quan này vẫn đang phát hiện các cơn địa chấn trong khu vực, nghĩa là có thể sẽ tiếp tục diễn ra các đợt phun trào.
Người dân và du khách đến Hawaii để tận mắt chứng kiến núi lửa Mauna Loa thức giấc sau gần 40 năm. (Ảnh: REUTERS)
Núi lửa Mauna Loa cao 4.169m so với mực nước biển và là một phần trong chuỗi núi lửa hình thành các đảo của Hawaii.
Lần gần đây nhất núi lửa này phun trào là vào tháng 3 và tháng 4/1984, tạo ra dòng dung nham chảy dài tới 8km tại thành phố Hilo.
Khói bốc lên trong đợt phun trào của núi lửa Mauna Loa. (Ảnh: REUTERS)
Cơ quan Quản lý khẩn cấp của Hawaii cho biết, đã mở hai nơi trú ẩn trên đảo để đề phòng nhưng chưa đưa ra bất kỳ lệnh sơ tán nào. Theo cơ quan này, khoảng một nửa số vụ phun trào được ghi nhận chỉ xảy ra ở đỉnh núi.
Chiêm ngưỡng cảnh đẹp hòn Bông Lan (Côn Đảo)
Hòn Bông Lan chỉ là một hòn đảo nhỏ tọa lạc ở phía Nam Côn Đảo. Nhìn từ xa, hòn đảo này có hình dạng giống như một chiếc bánh bông lan nên được người dân đặt cho một cái tên khá dễ thương.
Hòn Bông Lan tọa lạc tại khu vực phía Nam của Côn Đảo. Sở dĩ được gọi là hòn Bông Lan Côn Đảo, vì khi nhìn từ xa hòn đảo này tựa như một chiếc bánh bông lan vậy. Hòn Bông Lan có diện tích rộng khoảng 200m2, được bao phủ bởi màu xanh mướt của thảm thực vật tuyệt đẹp. Vì không có tàu thuyền neo đậu nên đảo Bông Lan được nhiều du khách yêu thích với cảnh đẹp hoang sơ và trữ tình.
Hòn Bông Lan là điểm đến thu hút du khách ở Côn Đảo. Ảnh: Internet
Thời điểm lý tưởng nhất để khám phá hòn Bông Lan ở Côn Đảo là từ tháng 3 tới tháng 9. Lúc này biển êm, ít mưa bão thích hợp cho các hoạt động tham quan đảo. Ngoài ra, khi tham quan trước khi đi bạn cũng nên xem dự báo thời tiết để tránh những ngày trời mưa ảnh hưởng tới các hoạt động vui chơi.
Cách di chuyển tới hòn Bông Lan - Côn Đảo
Hòn Bông Lan có vị trí gần hòn Bảy Cạnh, để di chuyển tới đây bạn cần tới được trung tâm thị trấn Côn Đảo để bắt tàu cao tốc đi ra đảo. Cụ thể:
- Máy bay: Đối với những bạn khởi hành từ Hà Nội/Cần Thơ/Sài Gòn thuận tiện nhất là đi máy bay thẳng tới Côn Đảo với giá dao động 2 - 3 triệu đồng/lượt tùy từng thời điểm.
- Tàu biển: Nếu khởi hành từ Vũng Tàu bạn di chuyển bằng tàu biển tới Côn Đảo khoảng 12 tiếng. Đối với các bạn đi tàu biển từ cảng Trần Đề (Sóc Trăng), thời gian di chuyển khoảng 2,5 giờ sẽ tới Côn Đảo.
Hệ sinh thái trên hòn Bông Lan cũng đa dạng không kém bất kì địa điểm nào tại đây. Ảnh: Internet
Kinh nghiệm đi hòn Bông Lan Côn Đảo cho biết, để di chuyển tới hòn đảo xinh đẹp này du khách chỉ có thể đi bằng cano cao tốc hoặc tàu gỗ để tới đây. Thời gian di chuyển bằng tàu cao tốc từ trung tâm thị trấn Côn Đảo khoảng 45 - 60 phút. Lưu ý là bạn nên xem lịch tàu chạy để nắm rõ thời gian về. Bên cạnh đó, nên xem dự báo thời tiết trước khi đi để tránh ngày bão tàu sẽ không chạy.
Sở hữu cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, ít người qua lại nên hòn Bông Lan Côn Đảo chính là nơi lý tưởng để rùa biển giao phối và đẻ trứng. Nếu như đến đây vào đúng mùa rùa biển sinh sản, bạn sẽ có cơ hội chứng kiến rùa đẻ trứng vào ban đêm hoặc xem rùa con bò về biển khi trứng đã nở.
Không chỉ vậy, hòn Bông Lan Côn Đảo còn là nơi sinh sống và làm tổ của chim yến. Khi khám phá hòn Bông Lan Côn Đảo, bạn có thể sẽ thấy được từng tổ chim yến nằm cheo leo trên các vách đá. Để giữ gìn hệ sinh thái và bảo vệ đàn chim yến, tại hòn Bông Lan còn có hẳn một gác chống khai thác trộm. Đây là một địa điểm khá lý tưởng để bạn tìm hiểu thêm về thế giới tự nhiên và thư giãn sau những ngày làm việc vất vả.
Xem rùa đẻ trứng ở hòn Bông Lan. Ảnh: Internet
Xung quanh hòn Bông Lan Côn Đảo chỉ toàn là vách núi và ghềnh đá nên không hề có bãi tắm hay cát vàng trải dài như các bãi biển tại đây. Cũng chính vì điều này mà có rất ít tàu bè có thể cập sát được bờ. Nếu đi khám phá hòn Bông Lan, thay vì tắm biển, bạn có thể thử sức ngồi trên những cột đá và bắt đầu câu cá. Khoảng thời gian kiên nhẫn chờ cá cắn câu cũng sẽ mang lại cho bạn những phút giây thư giãn, tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc bình yên giữa lòng biển khơi.
Water Blow: Thiên nhiên kỳ thú tại Bali Nằm ở phía Đông Nam đảo Bali, Indonesia, trên một bán đảo nhô ra ngoài biển khơi, Water Blow mang lại cho du khách cảm giác vừa hứng khởi, vừa yên bình bởi sự tương tác giữa đá và nước nơi đây. Du khách xem bản đồ trước khi thả bộ vào khu bán đảo Peninsula Island, Bali, Indonesia. Ảnh: Nhân Tâm "Đó...