Du khách Campuchia đến Việt Nam giảm cực mạnh
Trong khi du khách Việt đi du lịch nước ngoài ngày càng nhiều, thì lượng khách Campuchia đến Việt Nam giảm 71,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, tuy là nước có cửa ngõ biên giới với Việt Nam nhưng trong tháng 2/2016, có chưa đến 10.000 lượt người Campuchia sang Việt Nam.
Tính chung hai tháng đầu năm nay, tổng lượng khách từ nước này cũng chỉ có hơn 23.000 lượt, giảm 64% so với cùng kỳ năm ngoái.
Campuchia từng là một trong top 10 thị trường hàng đầu của du lịch Việt Nam. Vào năm 2011 có đến 423.440 lượt khách sang, tăng 66,3% so với năm trước đó. Tuy nhiên, đến năm 2012, lượng khách bắt đầu giảm cho đến nay.
Phần lớn người Campuchia đến Việt Nam qua cửa ngõ Mộc Bài, đến TPHCM. Theo một số doanh nghiệp tại TPHCM, phần lớn du khách tự đi du lịch, chi tiêu ít; số khác đến với mục đích chữa bệnh…
Du khách Campuchia giảm số lượng đến Việt Nam
Những năm trước, có một số công ty du lịch khai thác thị trường này nhưng nay doanh nghiệp cho biết tổ chức tour cho khách Campuchia có lợi nhuận thấp, nhiều năm trước lại có sự cạnh tranh rất gay gắt về giá và có một số công ty phá giá, cạnh tranh không lành mạnh nên những công ty làm ăn đàng hoàng không có lời đành bỏ thị trường.
Thêm vào đó, còn có hai nguyên nhân lớn khác là thiếu nguồn nhân lực phục vụ du khách, hầu như không có nhân viên du lịch có thể nói tiếng Campuchia và ngành du lịch chưa có những chương trình quảng bá du lịch bài bản cũng như xây dựng sản phẩm cho thị trường láng giềng này để thu hút khách.
Không chỉ có Campuchia, sau 6 năm liên tục tăng, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2015 đã chững lại và giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2014.
Video đang HOT
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 26/12, khách quốc tế đến nước ta năm 2015 ước tính đạt 7,943 triệu lượt người, giảm 0,2% so với năm trước.
Tuy nhiên, ngược với sự đìu hiu của chiều đi từ Campuchia đến Việt Nam, lượng khách từ Việt Nam sang Campuchia lại lớn hơn rất nhiều và du khách Việt luôn nằm ở vị trí dẫn đầu trong những thị trường du lịch lớn của nước láng giềng với khoảng hơn 1 triệu lượt khách/năm.
Hiệp hội lữ hành Việt Nam cũng đã tổng hợp báo cáo nguồn khách từ các nước cho thấy, trong vài năm gần đây, bình quân mỗi năm có khoảng 5 triệu lượt người Việt Nam đi du lịch nước ngoài, chi tiêu hơn 6 tỉ USD.
Trong số này, lượng khách Việt Nam đi Nhật Bản năm 2014 tăng 50% với tổng mức chi tiêu 200 triệu USD.
Để xúc tiến du lịch, tư vấn trực tiếp cho du khách, tổng cục du lịch các nước Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc từ lâu đã lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Các nước khác như Dubai, Thổ Nhĩ Kỳ… cũng đang xúc tiến đẩy mạnh các chương trình quảng bá, khuyến mại tour hấp dẫn.
Dù cảnh quan đẹp nhưng mất niềm tin với các dịch vụ ở trong nước đã khiến một bộ phận người dân không còn “khoái” du lịch nội địa mà muốn được bay đến phương trời xa.
Cùng với dịch vụ tốt, chương trình vui chơi hấp dẫn, giá tour quốc tế cũng tương đối ổn định, không tăng theo mùa vụ như ở Việt Nam khiến du lịch nước ngoài ngày càng “lên ngôi”.
Có lẽ, chính vì thế, mà Việt Nam đang cố gắng quảng bá hình ảnh du lịch qua rất nhiều lĩnh vực.
Ngày 27/2, đoàn làm phim bom tấn Hollywood Kong – Skull Island đã có mặt ở Quảng Bình, Ninh Bình và tiếp đó là Vịnh Hạ Long để thực hiện những cảnh quay quan trọng.
Ông Lê Công Năng – Trưởng phòng Truyền thông Vietrantour cho rằng, quảng bá du lịch qua điện ảnh là một hình thức quảng bá đem lại hiệu quả cao. Điểm đến xuất hiện trên phim có sức lan tỏa rộng, hấp dẫn du khách.
Phải tận dụng các bộ phim truyền hình, điện ảnh nổi tiếng vào các chương trình tour để tăng tính hấp dẫn, thu hút du khách đăng ký.
Đặc biệt, nhiều độc giả cho rằng, Tổng cục du lịch nên tổ chức các chương trình kêu gọi người Việt nên ưu tiên du lịch Việt mới là yêu nước, giúp ngành du lịch nước nhà phát triển, như vậy thì mới hiệu quả.
Sơn Ca (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Quảng bá du lịch Việt Nam đang "đội sổ" trong khu vực
So với các năm trước, các nước Thái Lan, Singapore, Malaysia... đều giống Việt Nam ở vạch xuất phát ban đầu về xúc tiến, quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp. Nhưng đến giờ này họ đã bỏ ta quá xa...
Rất nhiều chuyên gia du lịch đã so sánh tiềm năng du lịch của Việt Nam với các nước Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan, Malaysia và đều công nhận Việt Nam có nhiều lợi thế về mặt tiềm năng hơn. Tuy nhiên, chỉ xét riêng các chiến dịch quảng bá của du lịch Việt Nam, chưa tính đến cách đầu tư và khai thác dịch vụ, thì thấy khách du lịch mất cảm tình với cách ứng xử thông tin quảng bá của ngành du lịch Việt Nam.
Thiếu kinh phí khiến công tác quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam bao năm nay vẫn lạc hậu.
Ông Phạm Thế Phong - Giám đốc Trung tâm Vietnam Explore Holidays Vietrantour cho rằng, cho đến nay nhiều người nước ngoài nghĩ Việt Nam vẫn là đất nước lạc hậu như vừa bước qua chiến tranh, "rừng thiêng nước độc". Trong khi, các hoạt động xúc tiến du lịch của ta chỉ tiếp cận được một bộ phận nhỏ công chúng quốc tế. Đây là điều rất đáng tiếc của ngành du lịch Việt Nam.
Cùng lúc đó, du lịch Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, bởi trong thời gian qua có rất nhiều công ty du lịch nước ngoài đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam để tiếp cận thị trường khách trong nước. Nhưng ngược lại, đến nay chưa ngay cả ngành du lịch và cả những công ty du lịch Việt Nam nào đặt văn phòng ở nước ngoài.
Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng, ông đang có cảm giác công tác quảng bá của ngành du lịch Việt Nam càng ngày càng lùi xa. Ngay ở trong khu vực chúng ta thua cả Campuchia và coi như gần "đội sổ", chắc có khi chỉ xếp ngang ngửa hoặc hơn Lào, Myanmar.
Ngay ở trong khu vực chúng ta thua cả Campuchia và coi như gần "đội sổ", chắc có khi chỉ xếp ngang ngửa hoặc hơn Lào, Myanmar.
Theo kinh nghiệm của các quốc gia có ngành du lịch phát triển đều là những nơi quan tâm đặc biệt đến khâu tiếp thị. Đơn cử như Hàn Quốc, cơ quan du lịch quốc gia đã mở đến hàng chục văn phòng đại diện ở nước ngoài. Để đẩy mạnh ngành công nghiệp du lịch, chính phủ Hàn Quốc cố gắng đăng cai tổ chức nhiều sự kiện lớn như hội nghị G20 hay các sự kiện thể thao, triển lãm quốc tế. Hay như Malaysia, cũng rất chuyên nghiệp và thành công trong các hoạt động xúc tiến du lịch, đặc biệt với thương hiệu.
"Đơn cử như Hàn Quốc vì sao thị trường hàn quốc lại thu hút du lịch đến như vậy cũng vì họ có những cách quảng bá du lịch vô cùng thông minh sáng tạo, có lộ trình cụ thể và đồng bộ. Thông qua làn sóng điện ảnh, âm nhạc, truyền hình làm cho du khách nức lòng và háo hức được đến với những điểm tham quan của đất nước này, giống như mùa lá vàng mùa lá đỏ của họ luôn được tận dụng tối đa để lên những bộ phim truyền hình. Rồi cũng nhờ cách này họ quảng bá được con người, được phong tục, được cả những món ăn của họ. Đặc biệt, Hàn Quốc còn đặt Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam, Văn phòng đại diện Tổng cục du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam để quảng bá văn hóa mạnh mẽ hơn thông qua các hoạt động hợp tác tuyên truyền du lịch với các công ty du lịch địa phương." - Ông Phong chia sẻ
Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến cho rằng, một số nước gần với Việt Nam như Thái Lan, Malaysia, họ có chiến lược cạnh tranh rất mạnh và ngân sách tiếp thị du lịch cũng rất lớn. Với Việt Nam, khi ngân sách còn hạn chế, chúng ta phải sử dụng hiệu quả và hợp lý thì mới thu hút được du khách. Điều nữa là trong khó ngành du lịch luôn đề nghị và mong muốn các cơ quan khác ủng hộ như tài chính, hàng không, song lại cứ ngồi chờ nhau để phối hợp mà thiếu nhạy bén và chủ động.
Trao đổi với chúng tôi, PGS, TS Phạm Trung Lương, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và Phát triển du lịch cho rằng, ngành du lịch không nên sử dụng kinh phí quảng bá theo kiểu quân bình. Năm nay anh này làm, năm khác lại giao cho anh khác.
"Chúng ta ít tiền làm quảng bá, nhưng vấn đề là ở chỗ chúng ta sử dụng đồng tiền đó như thế nào. Chúng ta đã sử dụng đồng tiền đó đã hết trách nhiệm chưa. Chúng ta có rất nhiều việc phải làm trong số ít tiền đó" - ông Lương nói
Thực tế, rõ ràng so với các năm trước, các nước Thái Lan, Singapore, Malaysia... đều giống Việt Nam ở vạch xuất phát ban đầu về xúc tiến, quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp. Song giờ này so lại, các nước làm hết sức quy mô, bài bản trong khi Việt Nam vẫn chưa hoạch định nổi một kế hoạch cụ thể, một chuyên đề riêng cho xúc tiến.
Dưới góc nhìn doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp cho rằng để quảng bá du lịch một cách hiệu quả, thì từ khâu nhỏ nhất chúng ta phải thực hiện một các chuyên nghiệp. Ngay cả những ấn phẩm nhỏ nhất như tờ rơi, tờ gấp đều phải có thiết kế, thông tin, ngôn ngữ phù hợp với thị trường khách cần đang tiếp thị. Việc quảng bá nên duy trì tính liên tục, với kinh phí có hạn, chúng ta nên chăng xác định 1 đến 2 thị trường điểm/ năm để tập trung quảng bá.
Thu Hà - Hữu Thắng
Theo Dantri
Đài Loan đi dễ, chẳng muốn về Nói đến Đài Loan người ta thường nghĩ đến vùng đất của những nàng dâu Việt hơn là du lịch. Bởi cái đảo nhỏ xíu cỡ bằng Tây Nguyên của Việt Nam, có gì đâu mà chơi. Nhưng tai nghe sao bằng mắt thấy, khi hãng hàng không giá rẻ mở đường bay TP HCM - Taipei (Đài Bắc) với giá khuyến mãi...