‘Dụ’ hương ổi chín vào món ngon
Vút cao, thanh mãnh là thế mạnh của mùi thơm ổi chín. Nó thật hấp dẫn lại… vô hình. Làm sao rủ mớ hương vị ngất ngát ấy tham gia vào món ngon?
Mê ly bạch tuộc đeo đọt ổi sẻ!
Có lẽ, tổ tiên của ổi nhà là ổi rừng. Dần dà, ông cha ta chọn lọc, di dời về sau vườn. Thời ấy, công nghệ lai ghép chưa tiến bộ nên mọi hi vọng về cây cối thường bắt đầu từ hạt. Kết cuộc, ổi sẻ được nhiều người ưa thích. Bởi giống này sai trái, mặc dù kích cỡ trung bình bằng ngón chân cái, hương vị nồng nàn, sức đề kháng tốt.
“ Lá ổi giúp sát khuẩn có hại, hỗ trợ lượng men có lợi phát triển thuận tiện hơn. Chút chan chát trong lòng lá giúp khẩu vị người ăn thêm tinh sạch và hỗ trợ hệ tiêu hóa “chạy” êm ái hơn”
Cho nên, ở một góc khuất của ẩm thực truyền thống, ổi âm thầm nâng hương trợ vị cho bao món hay dân dã.
Thân và trái ổi sẻ xanh phơi khô làm củi không tạo khói hôi, thường dùng để đun nước cho hoàng tộc triều Nguyễn. Ông Nguyễn Phúc Ưng Viên, thừa truyền y thực vương triều này ở Gò Vấp, TP.HCM kể rằng, thời huy hoàng, vườn nhà ông trồng 2 – 3ha ổi sẻ, chủ yếu để đun nước pha trà.
Video đang HOT
Từ Phú Yên ngược ra Huế, món nem chua chua, giòn giòn, mằn mặn lẫn ngòn ngọt, nồng nồng thường mặc “nội y” lá ổi dày dày (không già không non). Còn từ Nha Trang chạy vô Đồng Tháp thì gặp lá chùm ruột.
Ổi sẻ đang hiếm dần ở Nam bộ. Lá ổi sẻ dày dày, dùng xông giải cảm hay hấp, luộc hải sản… đều hữu dụng
Lá ổi giúp sát khuẩn có hại, hỗ trợ lượng men có lợi phát triển thuận tiện hơn. Chút chan chát trong lòng lá giúp khẩu vị người ăn thêm tinh sạch và hỗ trợ hệ tiêu hóa “chạy” êm ái hơn, theo đông y.
Riêng món ổi vắt vẻo, các cô cậu học trò tuổi chớm lớn rành sáu câu. Mắc võng vào những nhánh ổi già, ê – a chữ nghĩa chao nghiêng còn tâm hồn họ thì treo ngược theo những chùm ổi chín mọng.
Bạch tuộc “đeo” đọt non của cây ổi là một món khá giản đơn, gồm mớ đọt ổi sẻ tươi, vài trái ớt hiểm giã dập, nửa chén giấm gạo, ít đường, bột ngọt. Đun sôi già lửa, rồi thả rổ bạch tuộc được “gây mê” bằng nước đá cục vào.
Hai, ba phút sau đã có món ngon hớp hồn. Vòi bạch tuộc ửng hồng giòn sần sật, ngọt thơm đặc trưng, “quấn” thêm mấy hạt muối ớt rang hơi cháy sém, coi như đã với tới ngưỡng chân nguyên.
Đọt ổi sẻ nấu bạch tuộc
Tinh diệu đến nỗi, đầu bếp Trần Minh, thành viên Hiệp hội đầu bếp người Hoa Chợ Lớn, ở Cần Giờ, phải hỏi lại cách chế biến. Bí quyết nằm ở chỗ, bạn phải vò sơ mớ lá ổi trước khi nấu.
Sơ lược qua, đủ thấy ổi sẻ cống hiến bao món thơm vị thuốc trong ẩm thực Việt. Mặc dù vậy, đời lắm trái ngang. Dòng họ ổi sẻ đang bị thất sủng trong nhà vườn Nam bộ. Bởi giá trị kinh tế không cao bằng các giống ổi ghép khác: lê, ruột đỏ…
Anh bạn thổ địa ở Mỹ Tho (Tiền Giang) trong một lần dạo Hội chợ trái cây tầm cỡ khu vực tại đây lo rằng, không biết năm mười năm nữa lớp con cháu có còn ai biết mặt trái ổi sẻ, cây xoài thanh ca ngọt lịm bản địa tròn méo ra sao!
Theo Tapchiamthuc
[Chế biến] - Món ngon từ con ong non
Đến U Minh Hạ (Cà Mau), có lẽ điều lý thú nhất là được đắm mình trong không gian yên ả của rừng tràm và thưởng thức những món ăn được lấy từ rừng. Mật ong U Minh nổi tiếng thơm ngon. Còn tàng ong, ong non cũng là một món rất khoái khẩu đối với du khách.
Nếu không đủ điều kiện theo chân những người thợ vào rừng lấy mật thì bạn hãy ở nhà, bắc một nồi nước rồi chờ người thợ rừng mang tàng ong non về. Đợi nước trong nồi vừa sôi, từ từ thả tàng ong vào. Chốc sau, sáp ong gặp nóng tan ra thành nước, chỉ còn lại ong non nổi lên trên. Vớt ong non ra rổ để cho ráo nước. Bột củ năng pha với nước cho vừa trùng rồi đổ ong non vào. Dùng vá đảo đều cho bột và ong non trộn lẫn với nhau. Bắc chảo dầu cho sôi rồi múc từng vá ong non trộn với bột cho vào chảo chiên cho đến khi ngả sang màu vàng rượm là vừa ăn. Món ong non lăn bột chiên giòn rất thơm ngon, bổ dưỡng. Món này ăn kèm với các loại rau sống, chấm nước mắm chua ngọt. Nếu được gói với rau the, lá chùm ruột, lá lụa... thì không gì sánh bằng. Trong không gian yên tĩnh của rừng xanh, mùi thơm, vị béo của ong non chiên bột hòa lẫn với vị bùi bùi, chua chua, chát chát của rau rừng sẽ khiến thực khách ngất ngây, quên cả lối về.
Chế biến món ong non nướng lá mướp
Ngoài chiên giòn, ong non còn có thể chế biến thành nhiều món ăn như: làm gỏi, nấu cháo. Đặc biệt, người dân U Minh còn chế ra một món rất độc đáo là ong non nướng lá mướp.
Nguyên liệu làm món này chỉ gồm 3 thứ: tàng ong mật non, mật ong, lá mướp. Dùng dao nhỏ cắt tàng ong non ra thành từng thỏi vừa miếng ăn. Chọn lá mướp vừa dày (không quá non cũng không quá già) rửa sạch, để ráo nước. Mật ong rót ra tô để sẵn.
Tẩm miếng tàng ong vào tô mật ong rồi cho vào lá mướp, gói thành từng miếng như miếng trầu, sau đó dùng tăm xỏ ngang để giữ cho lá không bung ra. Khi đưa lên vỉ nướng, mật ong tươm ra khiến cho lá mướp vẫn giữ một màu tươi nguyên, không bị cháy lại dậy mùi thơm ngào ngạt. Món này nếu được chấm với nước mắm thấm (gồm tương, đường, đậu phộng rang, muối, sả và ớt) là rất tuyệt. Vị ngọt của mật ong, vị béo của ong non, mặn nồng của nước chấm, cộng với mùi thơm của lá mướp sẽ là dư vị không thể nào quên.
Theo VNE
[Chế biến] - Dẻo bùi với món xôi lá cẩm hạt dẻ Món xôi không chỉ bắt mắt mà còn rất ngon nhờ sự kết hợp giữa gạo nếp dẻo, nước cốt dừa béo ngậy và hạt dẻ bùi, bở với mùi thơm đặc trưng. Nguyên liệu: 1 nắm lá cẩm 2 bát gạo nếp (mình dùng bát nhỏ ăn cơm) 200 gr hạt dẻ Đậu phộng, vừng Muối, đường và chõ hấp xôi. Cách...