Đu hot trend tone-sur-tone, cô giáo chụp ảnh với loạt iPhone sang chảnh khiến dân mạng được dịp “sáng mắt”
Trào lưu tone-sure-tone không chỉ gây bão cộng đồng học sinh mà đã “xâm chiếm” cả thế giới giáo viên. Nhưng khác với cách chụp thông thường, nhóm bạn trẻ đã biến những bức ảnh trở nên đặc biệt với phiên bản tập hợp iPhone đời mới.
Cứ vài ba bữa lại nghĩ ra một trò bá đạo hay kiểu chụp ảnh sáng tạo, không ngoa khi nói rằng học trò chính là các thánh tạo trend. Nếu theo dõi tình hình học đường thời gian qua thì bạn nhất định không thể bỏ qua trend tone sur tone đang “làm mưa làm gió” khắp mạng xã hội. Nhà nhà, người người đều thi nhau hưởng ứng rầm rộ đến mức loạt nghệ sĩ nổi tiếng như Chi Pu, Phương Mỹ Chi, Sam… cũng đồng loạt post hình sống ảo lấy cảm hứng từ trend này.
Không chỉ rủ đồng bọn cùng theo trend mà giờ đấy tụi học trò cũng thi nhau rủ thầy cô giáo nhập cuộc. Nhưng không chỉ đơn giản là chụp ảnh tông xoẹt tông nữa mà nhóm bạn trẻ trường THPT Võ Văn Kiệt ( Vĩnh Long) còn tập hợp loạt điện thoại sang chảnh rồi chụp cô chủ nhiệm theo phong thái sang chảnh nhất. Chính sự độc đáo đó đã thu về cơn bão like và share, khiến cộng đồng học sinh đều nhất loạt phong cô là “ cô giáo rich kid”.
Cô giáo “giàu” nhất thế giới học đường là đây!
Quá trình tạo ra bức ảnh cũng hết sức tự nhiên. Đang trong giờ Toán thì cả lũ chợt bật ra ý tưởng. Thế là biết bao điện thoại di động từ iPhone 5,6,7… cho đến con đời mời nhất là iPhone XS Max cũng được đem ra làm đạo cụ. Dán thêm lớp kính trên cửa, vậy là chỉ cần ới cô giáo là cả lớp có ngay một tấm hình sống ảo “giản dị”.
Liên hệ với người đăng bài viết, bạn Dương Quốc Đạt chia sẻ: “ Mình với nhóm bạn vô tình nghĩ ra cái ý tưởng này nên gọi cô lại chụp sau đó đăng lên FB, không ngờ lại được nhiều người quan tâm đến thế. Tính cô vốn hòa đồng với học sinh nên cũng vui vẻ nhận lời ngay, thậm chí còn tạo dáng đủ kiểu cho tụi mình chụp nữa. Nhìn cô trong ảnh sang chảnh vậy thôi chứ ngoài đời cô sống rất giản dị và luôn yêu thương, quan tâm sát sao đến học trò”.
Video đang HOT
Một số hình ảnh bắt trend khác của cô giáo.
Ngay dưới bài đăng thu về rất nhiều bình luận quan tâm của cộng đồng mạng. Ai cũng công nhận cô giáo dễ thương quá, không ngại bày trò lầy lội và bắt trend cùng học sinh. Một vài bạn còn đùa rằng trend tone sur tone đang nổi quá, nếu bán bản quyền của trend này thì không bao lâu nữa học sinh Việt Nam sẽ giàu to mất!
“ Chụp xong cô tịch thu hết điện thoại nha mấy đứa, trend này cô gài thôi”, bạn L.C hài hước bình luận.
“ Nhìn điện thoại của học sinh ngày nay mà thấy hâm mộ. Các em bây giờ giàu quá, đi học toàn iPhone hàng hiệu các thứ“, bạn H.T chia sẻ.
“ Trend này mà không bán bản quyền thì phí quá, thấy mọi người thi nhau đu trend từ trong nước ra cả quốc tế“, bạn A.L chia sẻ,
“ Cô giáo dễ thương quá, không ngại chụp ảnh lầy lội cùng học sinh luôn. Chắc cô ngoài đời cũng phải dễ tính lắm“, bạn V.A bình luận.
Theo Helino
Bạn đọc viết: Khi phụ huynh động tí là muốn đổi cô giáo chủ nhiệm
Phụ huynh bây giờ sống thực tế hơn, có điều kiện quan tâm đến chuyện học hành, trường lớp, thầy cô dạy con.
Có lẽ vì quan tâm con hết mức nên phụ huynh lúc nào cũng mong con được học thầy cô tốt nhất, con gặp vấn đề gì ở trường dù nhỏ thôi là sôi sục đòi đổi cô chủ nhiệm.
Ảnh minh họa
Giáo viên đang phải đối mặt với nhiều áp lực, không chỉ từ chuyên môn nhà trường mà còn là ứng xử linh hoạt với phụ huynh. Bởi chỉ cần một câu nói động chạm, một hành động vô tư nhưng gặp phụ huynh ghê gớm, bắt bẻ, làm đơn kiện này kia thì giáo viên đành im lặng chịu trận, cay đắng nhận kiểm điểm của nhà trường. Giáo viên thời nay mới đích thực là nghề "làm dâu trăm họ", gặp phản ứng thái quá của phụ huynh thì lòng nhiệt tình giảng dạy cũng vơi bớt đi ít nhiều.
1. Tại sao cô chê con tôi dốt?
Con anh chị là học sinh yếu kém trong lớp. Bài vở lúc nào cô cũng khoanh đỏ chi chít, toán sai, chữ xấu và viết sai chính tả. Lớp 4, kiến thức các con học khó hơn. Một số phụ huynh trong lớp nhắn tin trong Zalo chung của lớp đề nghị cô dạy thêm. Cô nói, sẽ phụ đạo cho những bạn học kém và không thu tiền. Vậy là anh A nổi đóa: "Cô giáo sao lại dạy thêm, dạy chính còn không ra hồn, giờ định dạy thêm kiếm chác rồi trù dập con tôi, tôi sẽ lên gặp hiệu trưởng làm cho ra nhẽ"... Anh A không gặp cô chủ nhiệm lớp con trao đổi trực tiếp mà tới ngay trường, gặp hiệu trưởng nói gay gắt rằng cô chủ nhiệm trù dập con anh, anh mong muốn đổi cô giáo.
Vài ngày sau, chị vợ hớt hải vào trường xin lỗi hiệu trưởng và giáo viên vì chồng chị nóng giận nhưng không có ý gì. Thế nhưng cô giáo phải viết bản kiểm điểm và cô buồn bã tâm sự rằng, 5 năm cố gắng phấn đấu của cô đã đổ sông đổ bể.
Phụ huynh bênh con quá làm tổn hại đến thầy cô và chính con mình. Chắc chắn rằng cô sẽ không khoanh đỏ vở con nữa mà chỉ chấm cho xong, con anh chị cũng được thầy cô truyền tai nhau để "né" vì muốn yên ổn đứng lớp.
2. Cô giáo 25 năm kinh nghiệm vẫn bị chê là dạy không hay
Các con vào lớp 2, cô giáo chủ nhiệm mới dạy 1 tháng mà phụ huynh rì rầm trong nhóm Zalo chung rằng cô lạc hậu. Các phụ huynh muốn lắp máy chiếu, muốn cô dạy bằng giáo án điện tử. Nhưng cô thích dạy kiểu truyền thống bảng đen, phấn trắng và chỉ dùng máy chiếu một số tiết trong tuần. Một số phụ huynh cất công tìm hiểu, hỏi thăm xem cô dạy có tốt không, nếu cô dạy kém thì nhanh chóng xin đổi giáo viên chủ nhiệm. Chị hội trưởng hội phụ huynh lớp trấn an rằng, nhiều trường học chưa triển khai đồng bộ giáo án điện tử và cô giáo có thâm niên đứng lớp, các phụ huynh hãy yên tâm. Quan trọng nhất vẫn là cô giáo tâm huyết hết mình với các con, quan tâm dạy dỗ, truyền đạt kiến thức để các con hiểu bài.
3. Xin đổi cô chủ nhiệm chỉ vì một bài toán sai kết quả
Chị hàng xóm kể chuyện: Con chị đang học lớp 3, con học trung bình vì chị không có thời gian kèm cặp con. Chị đi làm ca kíp, hôm nào cũng 7 giờ tối mới về tới nhà, lo xong cơm nước tắm giặt cũng đến 9 giờ tối. Chị mệt mỏi căng thẳng nên không có thời gian kèm con, bài vở con tự học. Mới đây chị giở vở toán của con ra xem thì thấy con ghi sai đề bài, toán có 1 phép tính con làm sai kết quả mà cô vẫn chấm đúng. Hay là cô thử lòng mình, xem mình có quan tâm đến con không? Có mỗi phép toán đơn giản thế mà cô cũng chấm sai, chị muốn đổi cô giáo khác may ra con mới khá lên...
Chị sốt sắng lo con học kém nhưng chị không có chút cảm thông với giáo viên, cô chấm bài 45 học sinh, bài học trên lớp không may có chút sai sót chứ cô không có ác ý gì với con.
Biết chuyện này của con chị, tôi liền kể chuyện con đi học, tôi kiểm tra bài vở con thường xuyên, thỉnh thoảng cũng bắt gặp lỗi chấm sai của cô giáo. Nhưng đây chỉ là bài trên lớp, bài cô giao về nhà, không phải là bài thi học kỳ tính điểm nên tôi thấy hoàn toàn bình thường. Có phụ huynh thẳng thắn trao đổi với cô trong nhóm Zalo lớp, cô xin lỗi và chỉnh ngay đề bài hoặc đáp án.
Mỗi lần đi họp phụ huynh cho con, tôi thấy các cô giáo đều mong muốn phụ huynh thắc mắc bất cứ điều gì cứ trao đổi trực tiếp với cô. Chắc chắn thầy cô nào chủ nhiệm cũng lo lắng phụ huynh tức tốc lên gặp hiệu trưởng trình bày chuyện này, chuyện kia. Chỉ cần một lá thư không điền tên tuổi kiện thầy cô giáo ép buộc phụ huynh đóng tiền, trù dập học sinh thì thầy cô nhận ngay kỷ luật.
Giáo viên chủ nhiệm trăm thứ việc và cũng chịu quá nhiều áp lực nhưng phụ huynh ít ai thấu hiểu và chia sẻ...
Thanh Mai
(Thị trấn Đông Anh, Hà Nội)
Theo Dân trí
Bạn đọc viết: "Mẹ ơi, lớp con đông, vui nhưng ồn lắm!" Hôm vừa rồi, cậu con trai thứ hai của tôi vừa đi học về đã rối rít gọi mẹ để khoe chuyện lớp mình. Con bảo "Lớp con vừa có một bạn mới chuyển đến. Vậy là chẵn con số năm chục. Giờ lớp con rất đông, vui nhưng ồn lắm mẹ ạ!". Ảnh minh họa Con trai tôi năm nay học lớp...