Du học xong về hay ở, quan trọng bạn là ai?
Hóa ra việc du học và trở về chỉ dựa trên cái nền căn bản là “gia đình có điều kiện”, tư chất không thích nghi với sự rèn luyện cao ở nước ngoài, việc chọn con đường trở về là “dễ chịu” hơn.
Ra sân bay Nội Bài đón bạn từ châu Âu về, vừa về đến Hà Nội đã thấy gương mặt bạn bần thần. Hỏi vì sao? Bạn bảo vừa bước xuống sân bay là đã thấy sốc rồi.
Hóa ra bạn ấy sốc vì cái cảnh người ta chen lấn lên máy bay; cảnh thiên hạ ngồi xổm, cười nói oang oang khắp nơi ở ga hành khách. Tưởng gì, toàn những chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” và chẳng bao giờ khắc phục được đâu. Nhưng cô bạn vẫn chưa chịu thôi, cứ quay sang hỏi một anh bạn làm bên giáo dục tại sao anh ấy bỏ nước Úc sung túc để trở về Việt Nam sống và tiếp tục sự nghiệp giáo dục của mình.
Tôi thấy anh bạn nhà giáo kia chỉ mỉm cười. Vâng, ở lại hay về nước luôn là câu hỏi khiến mỗi người Việt day dứt khi họ đã ra nước ngoài học hành hay làm việc. Câu hỏi đâu là mảnh đất lành đem lại hạnh phúc luôn đặt con người trước sự lựa chọn. Và tôi để ý, người Việt thường băn khoăn về câu hỏi ấy ngay từ khi đặt chân xuống sân bay xứ mình. Âu đó cũng là một nỗi buồn!
Ảnh minh họa
Tôi theo anh bạn làm giáo dục đã bỏ nước Úc về xây một ngôi nhà kề sông Sài Gòn. Nơi này giống như làng nghệ sĩ, với nhiều họa sĩ mua đất làm nhà ven sông, mua nhà cổ, dựng vườn trốn tránh đô thị. Trong lúc lang thang khắp ngôi nhà lạ từng được lên trang “Không gian sống” của tờ New York Times, tôi cố cắt nghĩa chuyện trở về của chủ nhân.
Một lần khác tôi đến thăm ngôi nhà giản dị nhưng cũng rất đẹp của một nghệ sĩ nhiếp ảnh người Pháp ở Hội An. Như một người Việt chính cống, anh thuê một căn nhà, chia nó làm hai, phía ngoài để bán ảnh và sách ảnh, phía trong là chỗ làm việc và ăn ngủ.
Video đang HOT
Nó cũng làm tôi ngạc nhiên vì lối sống quá giản dị so với nhu cầu một nghệ sĩ có tài đến từ Paris. Một người Pháp khác vốn là đạo diễn phim tài liệu cũng đã đến Việt Nam hơn 10 năm, thời gian ông dành cho việc đào tạo các học viên trẻ lối làm phim tài liệu hiện đại với phong cách Đức và Pháp. Ông sẵn sàng ở nhà thuê, thích nghi với các món ăn Việt.
Điều quan trọng tôi rút ra từ những người đã gặp đó là dù họ hòa nhập với đời sống Việt, có thể đi xe máy, thậm chí viết sách, làm MC truyền hình nổi tiếng như Joe (Dâu), hoặc trở thành một nhà nhiếp ảnh có tiếng, phát triển được một công ty làm du lịch chuyên về hướng dẫn cho khách nước ngoài đến chụp ảnh ở miền Trung, và nhiều người khác, họ “yên ổn và thoải mái” ở Việt Nam là nhờ kiên trì giữ phong cách làm việc như vẫn đang sống ở các nước công nghiệp. Hoàn cảnh không tác động đến tinh thần, đó là cách họ lựa chọn những điều tốt nhất của cuộc sống để hưởng thụ và làm việc.
Tôi cũng nhớ đến một tập đoàn đa ngành lớn hiện đang gặp khó khăn do các dự án bất động sản “khủng” đóng băng. Nhớ rằng trong tập đoàn đó, hàng ngũ cán bộ trẻ hầu hết là “con ông cháu cha” đi học ở Anh, Mỹ về.
Bạn nào cũng bảo rằng về Việt Nam để đóng góp cho đất nước, rằng cuộc sống ở Việt Nam dễ chịu, nhưng quan sát công việc và cách tư duy của họ, thật ngạc nhiên khi thấy dường như họ chưa hề đi khỏi ngôi nhà cũ ngày nào. Họ chỉ có dáng vẻ trau chuốt hơn hẳn người xung quanh, cũng rất giỏi thích nghi chuyện “quan hệ sân sau” trong làm ăn, năng suất làm việc kém, theo cách nửa buổi sáng vẫn còn ngồi quán xá, nói gì cũng chỉ nói nửa câu rồi dừng lại để đề phòng trước sau.
Hóa ra việc du học và trở về chỉ dựa trên cái nền căn bản là “gia đình có điều kiện”, tư chất không thích nghi với sự rèn luyện cao ở nước ngoài, việc chọn con đường trở về là “dễ chịu” hơn.
Cuộc sống ở Việt Nam ngổn ngang trăm mối, nhưng nếu sống với nó không hết lòng, quả là khó hưởng hương hoa ngay trên đất mẹ!
Khải Ly
Theo_VietNamNet
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son tiếp và làm việc với các tân Đại sứ
Chiều ngày 17/6/2014, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn các tân Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2014-2017 do ông Thạch Dư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Trà Vinh, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Cam-pu-chia, nhiệm kỳ 2014-2017, làm trưởng đoàn. Tham dự buổi làm việc cùng Bộ trưởng có Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son giới thiệu bức ảnh Trường Sa Lớn do đích thân Bộ trưởng chụp.
Thay mặt Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son chào mừng các tân Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2014-2017 tới làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông. Bộ trưởng chúc mừng các đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao phó trọng trách làm Trưởng phái đoàn, Đại sứ và Tổng Lãnh sự các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2014-2017.
Toàn cảnh buổi làm việc.
Bộ trưởng cho biết, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, thông tin và truyền thông trở thành một phương thức vô cùng quan trọng trong công tác ngoại giao, làm cho các nước hiểu rõ hơn về đất nước, con người Việt Nam, chia sẻ chủ trương của Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế cũng như ủng hộ lập trường của Việt Nam về chủ trương bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và trong xử lý các vấn đề khu vực có liên quan.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã thông tin tóm tắt với các tân Đại sứ về lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình; thông tấn; thông tin đối ngoại; thông tin cơ sở và hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia... Hiện nay, hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được mở rộng tới hầu hết các khu vực: Châu Mỹ; Tây và Bắc Âu; Đông Âu; Đông Á; Đông Nam Á; Tây Á - Trung Đông - Châu Phi.
Sau khi nghe ý kiến trao đổi của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đánh giá cao ý kiến góp ý của các đồng chí Trưởng đại diện, Đại sứ và Tổng Lãnh sự trong công tác và hoạt động cụ thể về hợp tác quốc tế cho ngành thông tin và truyền thông. Bộ trưởng giao Vụ Hợp tác quốc tế tổng hợp ý kiến, đề xuất các hoạt động hợp tác cụ thể; đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định luôn sẵn sàng, sát cánh và cùng phối hợp với các cơ quan ngoại giao, các đồng chí Trưởng đại diện, Đại sứ và Tổng Lãnh sự để làm tốt công tác ngoại giao, không ngừng nâng cao hình ảnh vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng tặng quà lưu niệm cho các tân Đại sứ
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son chụp ảnh lưu niệm cùng các tân Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện.
Kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng chúc các tân Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trên cương vị mới sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao phó, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc ngoại giao của đất nước trong thời kỳ mới...
Theo Vietbao
Sẽ gia hạn thêm 5 năm đề Kiều bào đăng ký giữ quốc tịch Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam có thêm 5 năm để đăng ký giữ quốc tịch (đến ngày 1/7/2019)... Chính phủ đồng ý gia hạn thêm 5 năm để kiều bào đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam Ngày 21/7, Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng về...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội: Kết quả nồng độ cồn, ma túy của tài xế

Tài xế lái container rời đi sau khi gây tai nạn chết người

Lời kể kinh hoàng của nạn nhân thoát chết sau vụ ô tô tông liên hoàn ở Hà Nội

Sau tiếng nổ lớn, phát hiện 2 người tử vong ở TP Thủ Đức

Một số khu vực ở TP.HCM ngập nặng sau mưa, có nơi ngập đến mái hiên

Hào hùng khí thế tổng duyệt diễu binh mừng kỷ niệm "70 năm Giải phóng Hải Phòng"

Mưa lớn diện rộng, loạt tỉnh 'chìm' trong nước, người dân 'mất việc' than trời

Hiện trường ngổn ngang vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội

Dột ở nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất: Thi công không đảm bảo?

Raul Rocha: Tỷ phú Mexico sở hữu Hoa hậu Hoàn Vũ, bắt tay Nawat làm loạn là ai?

Tài xế tử vong, xe tải biến dạng sau tai nạn với xe đầu kéo

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành, 2 người tử vong
Có thể bạn quan tâm

Google buộc các ứng dụng Android phải nâng cấp
Thế giới số
19:40:56 10/05/2025
Mỹ nhân Kim Bo Ra ly hôn sau gần 1 năm cưới
Sao châu á
19:24:33 10/05/2025
Dụi mắt nhận không ra visual tiểu thư nhà siêu mẫu Vbiz, tuổi 18 khác lạ thế này!
Sao việt
19:21:48 10/05/2025
Chật vật khi làm mẹ đơn thân cùng món nợ khổng lồ từ chồng cũ
Góc tâm tình
18:41:50 10/05/2025
Khách 'nợ' tiền hàng, đánh shipper chảy máu mũi, sưng trán
Pháp luật
18:26:43 10/05/2025
Người đàn ông phát hiện một cô gái trẻ khóc nức nở trên tàu điện, cư dân mạng sửng sốt trước những gì xảy ra tiếp theo
Netizen
18:24:01 10/05/2025
Cha đẻ bài hát trăm triệu view dài 9 phút: Thất bại và vực dậy nhờ một lá thư
Tv show
17:54:20 10/05/2025
Buổi tối, chỉ cần mâm cơm ngon thế này: Yêu thương là đây chứ đâu!
Ẩm thực
17:48:11 10/05/2025
Bất ngờ khả năng ghi nhớ 'giỏi như người' của tò vò mẹ
Thế giới
17:46:54 10/05/2025
Hè 2025 là mùa mở vận tài chính cho 3 con giáp này: Lộc đến bất ngờ, nên chuẩn bị kế hoạch từ bây giờ
Trắc nghiệm
17:09:41 10/05/2025