Du học sinh Việt rời khỏi nước Ý trước lệnh phong tỏa
Khi Ý đang họp về việc phong tỏa các vùng dịch thì Trần Anh Tuấn mới bắt đầu đặt vé máy bay về nước. 6 giờ sáng 8.3, Tuấn vội vã lên xe buýt ra sân bay trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực.
Tuấn bắt xe buýt lên sân bay lúc 6 giờ sáng. Vài chục phút sau đó, Venice lập các chốt chặn phong tỏa – NVCC
Chạy đua với thời gian
Đang du học thạc sĩ ngành Quản lý sản xuất ở Trường ĐH Trieste. Trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, Tuấn đang sống tại Venice (thuộc vùng Veneto, Ý), nằm sát bên vùng dịch của nước này. Số ca bệnh ở Veneto cũng đã lên tới khoảng 700 ca.
Sống trong vùng dịch nhưng thấy tâm lý của người dân khá chủ quan, trước khi bị phong tỏa các khu vực nhà hàng, quán bar vẫn còn rất đông người. Chứng kiến số ca dương tính lại ngày càng tăng Tuấn không khỏi lo lắng. Dù đã hạn chế tối đa ra khỏi nhà để phòng bệnh nhưng trước thông tin nước Ý sẽ phong tỏa nhiều nơi để phòng dịch, trong đó có cả Venice Tuấn rơi vào trạng thái hoang mang.
“Nếu bây giờ không về Việt Nam mình sẽ mắc kẹt ở đây. Dù gì đi nữa, Việt Nam vẫn là quê hương, nếu có bị bệnh mình sẽ được chăm sóc, điều trị tốt hơn khi ở xứ người. Thế là ngay trong chiều mình lên mạng đặt vé máy bay để về nước”, Tuấn chia sẻ.
Dù đã đặt được vé nhưng Tuấn vẫn không khỏi hồi hộp vì không biết có kịp ra khỏi thành phố trước khi bị phong tỏa hay không khi tối 7.3 nước này đã chốt lệnh phong tỏa ở nhiều thành phố. Liệu chuyến bay có bị hủy hay không, Tuấn đã gửi email và gọi điện lên hãng nhưng đều không nhận được câu trả lời.
Video đang HOT
Sáng 8.3, Tuấn dậy từ rất sớm để chuẩn bị hành lý. Dù 12 giờ trưa mới bay, nhưng 6 giờ sáng, khi thành phố vẫn chìm trong bóng tối, Tuấn đã lên xe buýt để ra sân bay Marco Polo. Gần 30 phút sau đó, thành phố Venice chính thức lập các chốt chặn phong tỏa.
Mọi người trên chuyến bay từ Ý trở về sân bay Tân Sơn Nhất đang xếp hàng chờ làm khai báo thông tin – Anh Tuấn
Ngày hôm đó, dù khá nhiều chuyến bay bị hủy nhưng may mắn chuyến bay của Tuấn lại không có trong danh sách này, nam du học sinh chính thức rới khỏi nước Ý.
“Lúc đấy mình thật sự rất hồi hộp và nghĩ rằng có thể sẽ bị chặn lại bởi các chốt trực phong tỏa, hoặc ra sân bay cũng có thể phải quay lại nếu chuyến bay bị hủy. Bây giờ nghĩ lại, mình thấy việc về nước lần này như một cuộc chạy đua, chỉ cần chậm thêm mấy chục phút thôi, có lẽ giờ này mình đã bị phong toả ở Ý rồi”, Tuấn kể.
Chuẩn bị tinh thần cách ly
Những ngày sống ở Venice Tuấn luôn trăn trở việc có nên về nước hay không. Trước đó, trong khi bạn bè lần lượt đặt vé về nước Tuấn vẫn luôn phân vân việc đi hay ở.
Tuy nhiên, khi thấy tình hình dịch bệnh ngày một căng thẳng, dịch vụ y tế ở Ý có thể bị quá tải khi số ca dương tính ngày càng nhiều thì Tuấn bắt đầu hướng về Việt Nam, nơi nhiều người về từ vùng dịch được cách ly miễn phí trong các trung tâm.
Ngày 9.3, sau hơn 15 giờ đồng hồ, Tuấn xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc 9 giờ 30. “Khi đặt chân xuống sân bay em đã thở phào nhẹ nhõm vì có thể về nước trong thời gian này. Dù ở Việt Nam hiện số ca dương tính đã tăng lên, nhưng so với Ý con số này còn ít hơn rất nhiều. Ngoài ra, việc được trở về với gia đình, quê hương khiến em an tâm hơn rất nhiều”, Tuấn nói.
Nhà ở TP.HCM, ý thức được việc mình về từ vùng dịch, ngay sau khi xuống sân bay Tuấn đã chọn cách khai báo trung thực những thông tin cần thiết và đã chuẩn bị sẵn tinh thần đi cách ly. Sau hơn 16 giờ làm thủ tục khai báo, chờ đợi Tuấn được đưa về cách ly tại quận 9.
Theo Tuấn, số người cách ly ở cơ sở quận 9 hiện rất ít, Tuấn được xếp vào 1 phòng có 5 giường nhưng hiện chỉ mình cậu ở.
“Nhân viên nhiệt tình, mọi thứ được chuẩn bị chu đáo và đầy đủ khiến mình cảm động. Dù gì Việt Nam cũng vẫn là nhà, và nhà thì lúc nào cũng tốt nhất với mình…”, Tuấn chia sẻ.
Hiện Ý đã áp lệnh cấm di chuyển toàn quốc, yêu cầu người dân ở nhà đến ngày 3.4 trong bối cảnh nước này ghi nhận hơn 9.000 ca nhiễm Covid-19. Ý trước lệnh phong tỏa, người dân của nước này được thông báo nên ở trong nhà. Việc di chuyển trên toàn quốc sẽ bị ngừng, trừ khi có lý do khẩn cấp hoặc vấn đề sức khỏe. Đạo luật cũng cấm mọi hoạt động tập trung đông người, bao gồm những trận thi đấu bóng đá thuộc giải Serie A và các sự kiện thể thao, trong khi toàn bộ trường học phải lập tức đóng cửa.
Theo Thanh niên
Sinh viên Việt Nam gửi 5.000 chai nước rửa tay tới tâm dịch ở Hàn Quốc
5.000 chai nước rửa tay khô sẽ được gửi tới du học sinh Việt Nam tại vùng dịch Daegu và Bắc Gyeongsang để hỗ trợ họ trong cuộc chiến chống lại Covid-19.
Ngày 9/3, 5.000 chai nước rửa tay khô (trị giá khoảng 400 triệu đồng) được đóng thùng, chuyển đến du học sinh Việt Nam đang sống tại vùng có dịch ở Hàn Quốc. Mỗi thùng đều dán nhãn với dòng chữ "Sinh viên Việt Nam cố lên".
Đây là nỗ lực của Hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc (VSAK) nhằm giúp du học sinh ổn định tâm lý để vượt qua giai đoạn khó khăn.
5.000 chai nước rửa tay khô được gửi tới sinh viên Việt Nam sống tại vùng dịch ở Hàn Quốc. Ảnh: VSAK.
Từ ngày 26/2, Hàn Quốc liên tục ghi nhận thêm hàng trăm ca dương tính với virus corona. Theo thống kê của viện Giáo dục quốc tế Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia có lượng du học sinh đứng thứ hai, với 37.500 người, chiếm 23,4% trong tổng số hơn 160.000 sinh viên nước ngoài tại nước này. Hai vùng tâm dịch là thành phố Daegu và tỉnh Bắc Gyeongsang hiện có hơn 3.500 sinh viên Việt Nam.
Vì thế, ngay từ ngày 27/2, VSAK bắt đầu thu thập thông tin lưu học sinh tại hai khu vực Daegu và Gyeongbuk, phối hợp và tham mưu với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, các cơ quan chức năng để kịp thời có phương án hỗ trợ sớm nhất, hoặc liên hệ với gia đình du học sinh ở Việt Nam trong trường hợp cần thiết.
Đồng thời, VSAK kêu gọi tài trợ từ các công ty Hàn Quốc. Chia sẻ với Zing.vn, Trần Thiện Quang, Chủ tịch VSAK, cho biết ý tưởng kêu gọi tài trợ để cung cấp nước rửa tay khô miễn phí cho sinh viên Việt Nam xuất phát từ thực tế nhiều du học sinh sống tại vùng dịch nhưng thiếu trang bị, nhu yếu phẩm để tăng cường hệ miễn dịch.
Ngày 6/3, một công ty ở Hàn Quốc tài trợ hội 5.000 chai nước rửa tay khô. Ngoài ra, VSAK còn liên kết với một số đoàn, hội khác để gửi nhu yếu phẩm tới sinh viên vùng dịch.
Trần Thiện Quang chia sẻ thêm khó khăn lớn nhất hội gặp phải là chưa thể tìm ra nguồn tài trợ khẩu trang - đồ dùng quan trọng trong dịch bệnh - do cả Việt Nam lẫn Hàn Quốc đều siết chặt quản lý.
"Những hỗ trợ này không lớn nhưng cũng góp phần giúp các bạn sinh viên yên tâm hơn, ổn định tinh thần sinh sống và học tập tại Hàn Quốc", Chủ tịch VSAK nói.
Theo Zing
[NHẬT KÝ TỪ PHÒNG CÁCH LY]: Giằng co ở lại hay về... Nhật ký từ phòng cách ly: Mình quê ở Hải Dương, sau khi tốt nghiệp THPT với suy nghĩ tương lai cầm trên tay tấm bằng du học và tấm bằng ngoại ngữ sau này về Việt Nam có thể dễ dàng xin việc hơn, mình đã quyết định bước chân sang Hàn Quốc ở độ tuổi 18. Du học sinh Nguyễn Thu...