Du học sinh Việt ở Italy dẫn tour mùa nắng nóng
Lý Dật Thụ, ở Italy 5 năm, cho biết đất nước này bắt đầu vào mùa nóng và cũng là mùa cao điểm du lịch.
‘Bất chấp nắng nóng, lượng người vẫn đổ về thành Rome ngùn ngụt’, Thụ nói.
Song song với việc hoàn thành chương trình học Thạc sỹ ngành y ở Italy, Lý Dật Thụ tranh thủ thời gian rảnh làm thêm công việc part-time là dẫn tour du lịch.
Với kinh nghiệm 4 năm dẫn tour ở Italy, Thụ gọi thời tiết cực đoan vào mùa hè ở Italy là “cái nóng giết người”. Tuy vậy, đây lại là khoảng thời gian đông khách du lịch nhất năm, cũng là lúc nam du học sinh có nhiều thời gian rảnh nhận dẫn tour kiếm thêm thu nhập.
Nhớ lại tháng 8 năm ngoái, Thụ chia sẻ đó là thời gian đỉnh cực của mùa hè. Italy ghi nhận mức nhiệt cao nhất Châu Âu trong lịch sử khi đảo Sicilia (Italy) chạm ngưỡng 49 độ C.
“Khi đó, Rome, nơi được mệnh danh là chảo lửa giữa lòng Italy cũng không kém khắc nghiệt là bao, nhiệt độ đỉnh điểm có thể lên đến 45 độ C”, Thụ kể lại.
Hiện tại, châu Âu và Italy đã bước vào mùa hè (sau ngày Hạ chí 21/6), nhiệt độ ngày thường ở mức 35 độ C, nóng gay gắt. Mặc dù thời tiết nắng nóng, mùa hè lại là mùa du lịch cao điểm.
“Mùa hè trùng với kỳ nghỉ hè, khách du lịch đông, mình cũng nhận dẫn nhiều đoàn khách hơn. Trong năm, khách khá thưa và mình chỉ dẫn tour vào cuối tuần”, nam du học sinh nói.
Quảng trường Saint Peter (Thành Vatican) vào ngày thường.
Hiện tại, du lịch ở Italy gần như hồi phục như thời điểm năm 2019. Các điểm du lịch luôn kín khách tham quan. Thụ chia sẻ quảng trường Saint Peter (Thành Vatican) luôn là địa điểm thu hút du khách.
Mọi người có thể xếp hàng dài hàng 3-4 tiếng dưới cái nắng gay gắt chỉ để được vào bên trong nhà thờ kiệt tác lớn nhất thế giới này. Thứ tư và chủ nhật là hai ngày quảng trường ken đặc biển người. Đó là những ngày Giáo hoàng rao giảng và gặp gỡ công chúng.
Dòng người xếp hàng dưới nắng nóng chờ ngắm cảnh qua Secret Key Hole.
Một điểm tham quan thú vị hút khách khác ở Rome là Secret Key Hole. Du khách tới đây cũng phải xếp hàng dài dưới thời tiết oi bức, chỉ để ngắm một cảnh sắc đặc biệt chỉ thông qua lỗ khóa nhỏ xíu.
Tại đài phun nước Trevi nổi tiếng, du khách cũng bất chấp cái nóng lúc 13-14h, chen chân giữa biển người để chụp hình check-in. Mỗi lần dẫn tour, Thụ đều khuyến cáo đoàn khách không nên ra ngoài trời vào khung giờ này. Thay vào đó nên nghỉ ngơi, ăn uống tại nhà hàng để tránh mất sức do trời nóng.
Đài phun nước Trevi lúc 19h vẫn ken đặc người tham quan.
Một buổi dẫn tour của Thụ thường kết thúc lúc 21h, sau khi dẫn khách đi ngắm hoàng hôn. Anh chia sẻ hoàng hôn mùa hè xuất hiện muộn và kéo dài. Từ 20h đến 21h, biển người sẽ tập trung tại những điểm panorama để cùng nhau tận hưởng khoảnh khắc mặt trời lặn. Các điểm ngắm hoàng hôn cũng thường là địa điểm cuối Thụ lựa chọn để kết thúc tour trong ngày.
Hoàng hôn ở Rome lúc 21h, cũng là thời điểm Thụ kết thúc một ngày dẫn tour.
Video đang HOT
Suốt hai tháng qua, Thụ nhận tour dày đặc, xen kẽ với lịch học và thi trên trường, cộng thêm thời tiết nắng nóng khiến anh bị sốc nhiệt và suy nhược cơ thể.
Riêng trong tuần đầu tháng 6, Thụ chia sẻ ngày nào anh cũng dẫn khách đi Thành Vatican. Mỗi ngày đều phải leo 551 bậc thang lên, sau đó lại xuống 551 bậc thang, phơi mình suốt 8-9 tiếng dưới trời nắng, kể cả buổi trưa nắng gắt nhất.
Cách đây 2 ngày, Thụ dẫn tour ở Thành Vatican. Ngay hôm sau anh lại dẫn thêm một đoàn đi tham quan Pisa, qua Florence, tối khuya mới về Rome trong tình trạng gắng sức. Hậu quả của những ngày “cố quá” là Thụ phải nhập viện. Đổi lại, thời gian nằm viện cho Thụ “giấc ngủ trưa đã nhất trong suốt 2 tháng qua”.
“Cuối tháng, mình có lịch dẫn một đoàn 35 người Việt từ Mỹ sang tham quan Rome, nhưng tình hình sức khỏe hiện giờ thế này chắc đành phải hủy với họ”, Thụ chia sẻ.
Nam du học sinh chia sẻ lý do khiến anh nhận tour liên tục mặc dù nắng nóng và lịch học trên trường dày đặc là vì áp lực sinh hoạt phí ở châu Âu đang ngày một tăng cao.
Hiện tại, mọi chi phí đều leo thang. Tiền điện, nước, gas tăng chóng mặt nên Thụ ép bản thân kiếm tiền nhiều hơn. Trước kia một chai dầu hướng dương có giá 1-2 euro, giờ tăng lên 11-12 euro, anh bày tỏ.
Thụ và đoàn khách Việt anh dẫn tham quan Rome hồi đầu tháng 6.
Anh cho biết thu nhập một ngày dẫn tour 9-10 tiếng khoảng 100-150 euro, nhóm càng đông phí càng cao. Mặc dù mọi chi phí đều tăng, giá dẫn tour Thụ vẫn giữ nguyên từ năm 2019.
Tuy nhiên, Thụ cho rằng động lực lớn nhất khiến anh chăm chỉ dẫn tour là vì muốn truyền lửa tình yêu Rome và Italy cho mọi người. Khách nào nhắn Thụ cũng khó từ chối, trừ khi lịch dẫn tour trùng ngày thi hoặc ngày bận học.
Thụ chia sẻ những lần lịch dẫn tour trùng buổi học anh sẽ chuyển lại cho các bạn sinh viên khác mà không lấy một đồng hoa hồng nào.
Đấu trường La Mã Colosseum và thành phố Postiano (thuộc bờ biển Amalfi) cũng là 2 địa điểm hút khách vào mùa hè ở Italy.
Trước dịch, có rất nhiều trùm mối tour ở Italy. Những người này thu của khách 120-150 euro nhưng chỉ trả công cho sinh viên 60 euro.Trong khi sinh viên là người bỏ công dẫn khách và dang nắng trực tiếp cả ngày, Thụ kể lại.
Thụ từng ở trong hoàn cảnh như vậy nên bây giờ mỗi khi chuyển nhượng tour, anh để đoàn khách thanh toán trực tiếp cho các bạn sinh viên mà không lấy tiền dẫn mối. Với tư cách chi hội trưởng sinh viên, Thụ cũng tạo cầu nối việc làm thêm cho nhiều du học sinh khác tại Italy nhờ làm hướng dẫn viên du lịch.
Làm 11 công việc, du học sinh Việt kiếm đủ tiền hỗ trợ bố mẹ mua nhà
Với 11 công việc, Phạm Thị Ngọc Hòa, sinh viên ngành Quan hệ công chúng, ĐH Deakin (Australia) tự trả học phí, chi phí sinh hoạt và hỗ trợ mua nhà cho bố mẹ.
Năm 2019, Ngọc Hòa (từ Phú Yên), khi ấy chưa đầy 20 tuổi, đặt chân đến Australia để học chương trình cử nhân ngành Truyền thông - Quan hệ công chúng tại ĐH Deakin, Melbourne.
"Thời điểm đó, mình không thể nghĩ bản thân lại có thể làm được nhiều công việc đến thế bởi mình cũng tìm hiểu và biết du học sinh Việt Nam hay thậm chí sinh viên bản địa khó trúng tuyển khi ứng tuyển vào những công việc này", Ngọc Hòa chia sẻ với Zing.
Trong gần 4 năm ở Australia, Ngọc Hòa trải nghiệm 11 công việc. Đầu năm 2022, khi Australia cho phép du học sinh làm việc toàn thời gian, nữ sinh sắp xếp làm 9 công việc cùng lúc (7 việc trên trường và 2 việc ở công ty).
Hiện tại, với các công việc ở trường và công ty, Hòa tự trang trải học phí và chi phí sinh hoạt. Nữ sinh 22 tuổi cũng có dư và tích lũy để gửi về cho gia đình, thậm chí hỗ trợ bố mẹ mua nhà.
Chín công việc có trả lương tại trường
Chia sẻ về cá nhân, Phạm Thị Ngọc Hòa cho biết ngay từ thời niên thiếu, cô đã có niềm tin vững chắc vào bản thân.
Niềm tin đó thôi thúc Hòa nỗ lực không ngừng suốt những năm học phổ thông. Nữ sinh luôn khẳng định mình bằng các thành tích như giải ba kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh năm học 2017-2018, được tuyển thẳng đại học, nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; giải Kim cương và nhiều huy chương vàng cấp quốc gia, khu vực tại các kỳ thi Olympic tiếng Anh.
Nữ sinh còn từng là nhà sáng lập và Tổng Thư ký của Phu Yen Model United Nations (PYMUN) - hội nghị mô phỏng Liên Hợp Quốc đầu tiên ở tỉnh Phú Yên; đạt IELTS 8.0 khi mới 17 tuổi.
Mỗi năm, Hòa đều đề ra mục tiêu cụ thể cho năm mới và dành toàn bộ tâm huyết để thực hiện. Ngay cả khi ăn, ngủ, cô cũng nghĩ về mục tiêu đã đặt ra.
Khi người xung quanh bàn tán du học sinh ngành Truyền thông ở Australia khó xin việc, Hòa vẫn quyết tâm theo đuổi vì đó là mục tiêu của cô và cô tin bản thân làm được.
Ở đất nước xa lạ, nhờ tích cực học tập và tham gia các hoạt động, cuối năm nhất, Ngọc Hòa được nhận vào làm công việc hỗ trợ sinh viên của trường (có trả lương). Hiện tại, nữ sinh đã trải nghiệm đến 9 công việc của trường.
Các hoạt động cùng các công việc Ngọc Hòa đã tham gia ở ĐH Deakin (Australia). Ảnh: NVCC.
Cô là trưởng nhóm các đại sứ sinh viên của DeakinTALENT - dịch vụ hỗ trợ nghề nghiệp của ĐH Deakin, cố vấn cho các tân sinh viên học trực tuyến, cố vấn về việc viết học thuật và làm bài kiểm tra cho sinh viên.
Nữ sinh từ Phú Yên còn là đại sứ của trường tại các sự kiện tuyển sinh, đại diện sinh viên trong dự án đổi mới mô hình học tích hợp và đánh giá của trường, đại sứ cho trường trong Tuần lễ Định hướng (Orientation Week), giúp các tân sinh viên làm quen với môi trường mới.
Ngọc Hòa còn làm quản lý và tổ chức các tài liệu của Tuần lễ Định hướng, hỗ trợ sinh viên sử dụng thư viện, đảm nhận việc liên hệ các sinh viên thuộc diện đặc biệt hoặc được ưu tiên của trường để hỗ trợ họ.
Nữ sinh cho biết các công việc này có đầu vào cạnh tranh bởi nhiều ứng viên, được trả lương cao, nhàn hạ hơn các công việc tay chân thông dụng trong giới sinh viên. Hòa chia sẻ hiện tại, công việc tại trường mang lại cho cô mức lương 33-38 dollar Australia/giờ (549.000-632.000 đồng/giờ), tương đối cao so với lương trung bình ở nước này.
Bên cạnh đó, sau một năm, các công việc này giúp Ngọc Hòa trở thành một trong 5 sinh viên đạt giải Students Helping Students Award của ĐH Deakin năm 2020 (giải thưởng dành cho các sinh viên có cống hiến vượt trội nhất cho các chương trình hỗ trợ sinh viên của trường).
Không những thế, Hòa còn đạt thành tích cao trong học tập khi lọt vào top 15% sinh viên có điểm cao nhất ĐH Deakin với điểm trung bình môn thuộc loại xuất sắc.
Hai công việc đúng ngành từ năm hai
Không chỉ chú trọng công việc tại trường, Phạm Thị Ngọc Hòa còn muốn theo đuổi công việc đúng ngành. Ngay từ năm 2 đại học, sau kỳ thực tập 2 tháng, Hòa được giữ lại làm nhân viên chính thức tại một công ty tư vấn truyền thông có tiếng.
Ngọc Hòa cho biết việc trúng tuyển vào đây không dễ vì các nhà tuyển dụng thường ngại tuyển du học sinh do họ có thể không định cư. Hơn nữa, công ty có thể phải bảo lãnh giấy tờ, thủ tục phiền phức.
"Họ thường ưu ái ứng viên người Australia dù cho năng lực du học sinh nhỉnh hơn", nữ sinh nhận định.
Bên cạnh đó, công việc đòi hỏi người lao động phải nói, viết tiếng Anh rất tốt, thậm chí hơn trình độ trung bình của người bản xứ. Đây cũng là yếu tố khiến du học sinh từ các nước không nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ khó cạnh tranh.
Ngành này cũng đòi hỏi ứng viên am hiểu văn hóa địa phương. Ứng viên bản địa chắc chắn có ưu thế hơn.
Ngay từ năm 2 đại học, sau kỳ thực tập 2 tháng, Hòa được giữ lại làm nhân viên chính thức tại một công ty tư vấn truyền thông có tiếng. Ảnh: NVCC.
Lúc được nhận vào làm, nữ sinh tự nhận định mình "trẻ người non dạ" bởi khi ấy, cô chưa tròn 20 tuổi và mới chỉ học gần xong năm 2 đại học. Đây cũng là thời điểm nhiều người mất việc vì dịch Covid-19.
Cũng trong thời gian này, Hòa trở thành nhân viên điều hành marketing cho một công ty tư vấn du học - định cư Australia. Công việc cũng đúng chuyên môn, kết hợp 2 niềm đam mê của Hòa - truyền thông và giáo dục.
Với 2 công việc này, mỗi ngày, Hòa sáng tạo nội dung cho mạng xã hội như viết bài, thiết kế hình ảnh, lên kịch bản video. Nữ sinh cũng lập kế hoạch, thực hiện các chiến dịch truyền thông cho công ty.
Hiện tại, Hòa làm song song cả 2 công ty. Cô không muốn bỏ lỡ cơ hội khó có được này, đặc biệt khi nhiều du học sinh phải làm công việc tay chân sau tốt nghiệp do không tìm được công việc đúng ngành.
Làm việc chăm chỉ và biết cách thể hiện bản thân
Đằng sau những kết quả trên là cả hành trình dài nỗ lực và không ngừng cố gắng của Ngọc Hòa. Nữ sinh cho biết cô đã có quá trình chuẩn bị vốn tiếng Anh rất dài. Ngay từ bé, Hòa học tiếng Anh rất bài bản, kiên nhẫn và tôi luyện mình qua nhiều cuộc thi tiếng Anh. Ngay cả khi qua Australia, cô cũng chưa bao giờ ngừng học tiếng Anh.
Bên cạnh đó, Hòa tin mình luôn cần phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu. Nữ sinh chăm chỉ học bài, đọc tài liệu và đầu tư kỹ lưỡng cho các bài kiểm tra.
Đằng sau những kết quả trên là cả hành trình dài nỗ lực và không ngừng cố gắng của Ngọc Hòa. Ảnh: NVCC.
Hòa chú trọng xây dựng các mối quan hệ với giảng viên bằng việc tích cực trả lời câu hỏi, đóng góp, phản biện ý kiến trong các giờ học để nâng cao thành tích học tập, gây ấn tượng và dễ dàng có được các công việc trong trường.
Tham gia các sự kiện kết nối, hội thảo cũng là cách để Hòa xây dựng quan hệ với những chuyên gia đã có kinh nghiệm trong ngành. Ngoài ra, cô chủ động tham gia 2 kỳ thực tập và tìm kiếm việc làm để có thể tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng cần có.
Hơn nữa, Ngọc Hòa tiếp xúc với lĩnh vực này từ sớm. Hồi học THPT, nữ sinh đã làm marketing cho các tổ chức xã hội. Đến nay, cô quản lý khoảng 30 tài khoản, trang mạng xã hội.
Các hoạt động, kinh nghiệm này giúp Hòa tự tin về chuyên môn của mình và có CV nổi bật. Quá trình thực tập, nữ sinh thể hiện thái độ cầu thị, sẵn lòng lắng nghe, học hỏi, làm việc hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chính vì vậy, kết thúc kỳ thực tập, Hòa có ngay cho mình công việc chính thức tại công ty này.
"Ngoài làm việc chăm chỉ, mình còn phải biết cách thể hiện khéo léo cho lãnh đạo, khách hàng thấy sự hiệu quả, nhạy bén và tận tâm nữa", Ngọc Hòa chia sẻ.
Chàng du học sinh vén màn "bí mật" sau cánh cổng Đại sứ quán Indonesia: Công việc trong mơ, "sếp" vừa giỏi vừa tâm lý Với Đức Vượng, quãng thời gian tại Đại sứ quán Indonesia là một trong những trải nghiệm đi làm tuyệt vời nhất mà anh chàng từng có. Đại sứ quán là cơ quan đại diện ngoại giao của một quốc gia trên lãnh thổ nước khác. Đặt chân đến đây đồng nghĩa với việc hàng ngày, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc...