Du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản và tự sự mùa Covid-19
Tại cuộc thi hùng biện VYSA Speech Contest do Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản (VYSA) tổ chức mới đây, các du học sinh Việt Nam đã mang đến những câu chuyện, những hồi ức và kinh nghiệm sâu sắc khi sinh sống tại Nhật.
Lựa chọn tựa đề Nhật Bản màu gì? , du học sinh Lê Viết Tấn Phát tại Đại học Asia (Tokyo) nói rằng, sau hai năm đi Nhật, cuối cùng anh cũng hiểu ra một điều: “Nhật Bản đúng là không phải màu hồng. Bởi vì nó là màu cầu vồng. Màu sáng, màu tối gì cũng có đủ. Nhưng đời là vậy, phải có màu này màu kia mới gọi là đời”.
Những du học sinh có bài hùng biện xuất sắc được trao giải tại Cuộc thi. (Nguồn: VYSA)
Anh nói: “Tôi không thể nói với mọi người làm sao để tô màu cho bức tranh cuộc sống của mỗi người một cách hoàn hảo nhất, vì tuỳ thuộc vào mỗi người mà họ có những cách chọn lựa màu sắc riêng cho cuộc sống của mình.
Tôi chỉ muốn mọi người hãy cứ suy nghĩ tích cực, tin vào bản thân, đừng để tâm quá nhiều lời nói xung quanh và hãy cứ đi, cứ trải nghiệm để tự mình hiểu ra”.
Với tựa đề Hành trình du học của tôi , du học sinh Nguyễn Bá Thịnh, Đại học Shinshu (Nagano) chia sẻ: “Du học không phải lúc nào cũng mang một màu sắc rực rỡ. Trong hành trang du học, điều thiết yếu là hãy luôn nhớ vì sao bạn lại bắt đầu.
Đừng quên những ước mơ, những dự định ban đầu của bạn và đừng bao giờ bỏ cuộc. Hãy mở lòng, tích cực tham gia các hoạt động giao lưu và đón nhận thử thách bởi chúng giúp bạn trưởng thành”.
Theo Thịnh, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến cho hành trình du học của rất nhiều bạn gặp trở ngại. “Tuy nhiên, giống như cách hoa anh đào bền bỉ trải qua cái nóng gay gắt của mùa Hè và cái lạnh khắc nghiệt của mùa Đông, hãy thật kiên trì và nở rộ như một đóa hoa mang màu sắc của riêng bạn”.
Đến từ Đại học Osaka, du học sinh Trịnh Thiên Ngân chọn tựa đề Đối với người Việt, Nhật Bản có phải là nơi khó sống? Cô cho rằng trong bối cảnh có nhiều tin tức không hay về người Việt Nam trên báo đài Nhật Bản, hình ảnh của người Việt nói chung đã dần trở nên xấu đi và gây ra tác động tiêu cực tới cuộc sống của toàn thể người Việt tại Nhật. Từ đó, nhận thức Nhật Bản là một quốc gia khó sống đống đối với người Việt cũng dần hình thành.
Vì vậy, thông điệp mà Ngân muốn gửi tới các bạn đang có dự định du học Nhật Bản là: “Bạn không chỉ đơn thuần là một người mang quốc tịch Việt Nam, mà hãy luôn nhớ rằng bạn đang đại diện cho cả một quốc gia.
Video đang HOT
Mọi hành động của bạn đều ảnh hưởng tới hình ảnh của người Việt và sức mạnh để đưa Nhật Bản trở thành một nơi dễ sống đối với người Việt nằm trong bàn tay bạn”.
'Tôi du học nhưng không khác gì ở Việt Nam vì mắc kẹt trong ký túc xá'
Không thể tới trường, giao lưu bạn bè hay trải nghiệm văn hóa bản xứ, nhiều sinh viên Việt Nam ở nước ngoài không nén nổi cảm giác chán nản, tiếc nuối vì đi du học mùa dịch.
"Mình quyết tâm đi du học vì muốn nâng cao kiến thức và trải nghiệm văn hóa. Ai ngờ, dịch Covid-19 ập đến và phá hủy mọi dự định ban đầu", Ngọc Chi, du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản, nói với Zing .
Cô gái 25 tuổi này chia sẻ rằng chỉ 2 tuần sau khi bước vào năm học mới, mọi sinh viên của trường đều phải học trực tuyến ở nhà vì số ca nhiễm gia tăng nhanh chóng.
Dịch Covid-19 khiến đời sống sinh hoạt và học tập của các du học sinh bị ảnh hưởng. Ảnh: SCMP.
Bị hạn chế tới trường, không có cơ hội giao lưu bạn bè hay thăm thú nước Nhật, cô cảm thấy thất vọng khi trải nghiệm du học không trọn vẹn như mong đợi.
Thực tế, Ngọc Chi không phải du học sinh người Việt duy nhất phải chật vật sinh hoạt và học tập ở nước ngoài trong bối cảnh đại dịch kéo dài.
Không ít học sinh, sinh viên phải đối diện với nguy cơ mắc Covid-19 nơi đất khách, sống cùng cảm giác cô đơn, thất vọng khi "mắc kẹt" ở ký túc xá và tự hỏi rằng quyết định du học vào lúc này có đúng hay không.
Đi du học mà chẳng khác ở nhà
Với Ngọc Chi, khi nhận tin chính phủ Nhật Bản ban bố lệnh khẩn cấp và trường học đóng cửa vào tháng 4/2020, cô bạn rơi vào trạng thái vô cùng hoang mang.
Thay vì cuộc sống sinh viên với nhiều trải nghiệm mới mẻ, cô buộc phải đối diện với hiện thực khắc nghiệt rằng mình buộc phải học trực tuyến, hạn chế di chuyển và sống cùng nỗi lo mang tên "Covid-19".
"Tại thời điểm ấy, số ca nhiễm mỗi ngày ở Nhật không ngừng gia tăng. Ai cũng đổ xô tới siêu thị tích trữ đồ ăn khiến mình buộc phải làm theo số đông, đề phòng tình huống xấu nhất", Chi kể lại.
Ngọc Chi (25 tuổi) cảm thấy tiếc nuối vì trải nghiệm học tập ở Nhật Bản không được trọn vẹn do Covid-19. Ảnh: NVCC.
Thậm chí, cô bạn từng cố gắng liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản để đăng ký về nước trên chuyến bay giải cứu. Song do không được hồi âm, nữ sinh chấp nhận ở lại xứ hoa anh đào học tập, sinh hoạt.
Nhiều tháng qua, tương tự nhiều du học sinh Việt Nam tại Nhật, Ngọc Chi dành phần lớn thời gian ở trong ký túc xá học trực tuyến.
Cô bạn cho biết bản thân cảm thấy "vô cùng tiếc nuối" vì đi du học nhưng không quen được bạn mới hay đi thăm thú nhiều nơi như kỳ vọng.
"Mình chỉ dám ở nhà học online, gọi điện cho người thân ở Việt Nam để bớt buồn chán. Mình tự tìm niềm vui bằng cách học chơi ukulele, luyện tiếng Nhật và tâm sự với bạn bè qua mạng xã hội, nhưng thỉnh thoảng vẫn thấy tủi thân", Ngọc Chi giãi bày.
Cuối năm 2019, Hoàng Đăng (17 tuổi, Hà Nội) được gia đình tạo điều kiện sang Vienna, Áo du học từ khi còn là học sinh cấp 3.
Song, chưa kịp làm quen với cuộc sống và trường học mới, Đăng sớm nhận được thông báo học trực tuyến ở nhà.
Đi du học từ sớm, sống tại khu vực ít người Việt, nam sinh khó lòng tránh khỏi cảm giác chán nản, thất vọng khi "mắc kẹt" trong nhà suốt nhiều tháng qua.
"Hơn một năm qua, mình không được tới trường, cũng chẳng được tiếp xúc với thầy cô, bạn bè bản xứ. Mình thấy đó là thiệt thòi rất lớn của du học sinh vì trải nghiệm học tập ở xứ người chẳng khác ngồi ở nhà là bao", cậu nói.
Chỉ tiếc nuối, không hối hận
Khác với Ngọc Chi và Hoàng Đăng, Hiền Anh (25 tuổi, Hà Nội) quyết định lên đường du học khi tình hình dịch bệnh tại Anh, điểm đến cô lựa chọn, diễn biến căng thẳng nhất. Lúc đó, số ca nhiễm mỗi ngày ở xứ sương mù có thể lên tới 50.000 ca.
Dù biết quyết định này vô cùng mạo hiểm, Hiền Anh vẫn chấp nhận vì "không thể trì hoãn lâu hơn nữa".
"Mình hiểu việc sang Anh vào thời điểm đó rất nguy hiểm. Trước đó, mình từng hoãn một kỳ học để theo dõi tình hình dịch bệnh. Mình sợ Covid-19 lắm, nhưng cứ trì hoãn thì dự định du học sẽ đổ bể mất", Hiền Anh chia sẻ.
Dù dịch bệnh kéo dài, nhiều người trẻ vấn quyết định ra nước ngoài du học vì sợ bỏ lỡ cơ hội. Ảnh: Getty.
Ngày ra sân bay, cô vẫn nhận được tin nhắn khuyên nhủ từ bạn bè. Song, cô bạn vẫn quyết tâm lên đường, đảm bảo tuân thủ 100% các biện pháp phòng dịch như mặc áo bảo hộ, đeo khẩu trang và găng tay, khai báo y tế... để tránh lây nhiễm.
Gần 8 tháng qua, Hiền Anh vẫn chưa được tới trường. Tất cả sinh viên đều học online, cần tới thư viện hay gặp giáo viên hướng dẫn thì phải đăng ký theo từng ngày.
"Mình hoàn toàn hiểu yêu cầu học trực tuyến và quy định phòng ngừa dịch bệnh từ chính phủ Anh. May thay, mình qua đây cùng bạn trai, vẫn trò chuyện với bạn cùng lớp qua Internet nên cũng bớt cô đơn", Hiền Anh nói.
Dù năm đầu tiên học tập ở nước ngoài không như ý muốn, cô bạn cho biết mình hoàn toàn không hối hận khi đưa ra quyết định mạo hiểm như vậy.
"Nói thật, mình thấy tiếc vì không thể tận hưởng cuộc sống ở Anh quốc một cách trọn vẹn. Tuy nhiên, mình không hối hận khi quyết tâm hiện thực hóa ước mơ từ lâu. Trải nghiệm đã mất thì sẽ tìm lại được, nhưng cơ hội thì khó có lại lần thứ 2", Hiền Anh nói.
Vì Covid-19, du học sinh Việt đón giao thừa... tại nhà Vì dịch Covid-19, nhiêu du học sinh Viêt đã trải qua đêm giao thừa Têt Dương lịch 2021 vắng lặng nhât trong những năm vừa qua. Thưc tâp sinh tai Nhât Ban cung đon giao thưa têt Dương lich 2021 tai nha - NHƯ THUY Đêm giao thừa Tết Dương lịch cũng muốn đi chơi nhưng vì dịch Covid-19, nhiều du học sinh...