Du học sinh Việt lại ‘rần rần’ khoe vali đầy ắp đồ tiếp tế nhưng chỉ duy nhất một món là… mỳ tôm!
Chẳng hề đắt giá nhưng những gói mỳ tôm quen thuộc thường ngày lại nhanh chóng trở thành món đồ không thể thiếu trong hành trang của du học sinh Việt.
Không chỉ là sách vở, quần áo, thuốc thang hay vật dụng cá nhân, hãy xem hành trang du học nước ngoài của cậu bạn này đi, bạn sẽ thực sự bất ngờ vì vali đầy ắp đồ tiếp tế quen thuộc thế này đây.
Theo câu chuyện được tài khoản facebook có tên Huỳnh Ngọc Trang chia sẻ trong một nhóm mạng xã hội khá nổi tiếng mới đây thì cậu bạn của cô nàng chuẩn bị đi du học Mỹ. Tuy nhiên, điều khiến mọi người đều cảm thấy tò mò và thích thú chính là một vali đầy ắp toàn mỳ tôm mà anh chàng chuẩn bị để mang ra nước ngoài.
Chàng trai lên đường đi du học với hành trang là vali đầy ắp mỳ tôm khiến ai cũng bật cười.
Không những thế, Trang còn kể thêm rằng, cậu bạn này vì sợ nhớ hương vị của ẩm thực quê nhà nên còn mang theo rât nhiêu gia vị quen thuộc như tương ơt, muôi tiêu va muôi ơt xanh.
Chỉ sau vài giờ đăng tải, câu chuyện của chàng trai mang theo hành trang đầy ắp toàn là mỳ gói sang du học Mỹ đã thu hút nhiều sự chú ý và nhận được nhiều cái ‘gật đầu’ tâm đắc của những du học sinh Việt cùng chung cảnh ngộ.
Mỳ tôm – ‘món ăn quốc dân’ được nhiều du học sinh Việt lựa chọn để mang đi nước ngoài.
Bạn Hương Nguyễn tỏ ra đồng cảm: ‘ Nhớ ngày mình lên đường đi du học cũng thế, quần áo cố gấp gọn vào vali, còn đâu là nhường chỗ để nhét đầy mỳ gói. Sang Nhật học rồi mới thấy, mỳ tôm đúng là món ăn cứu cánh tuyệt vời‘.
‘ Mỳ tôm bên này cũng có nhưng đắt và thấy không ngon đậm đà như mỳ tôm Việt. Mà chả mất công nấu, cứ đổ nước sôi, thêm tí rau thơm, tương ớt hay quả trứng là đã có món mỳ tôm ngon, đầy đủ dinh dưỡng‘, cậu bạn Hưng Hồng Lê – du học sinh Việt tại Nga cho hay.
Nhưng không chỉ có mỳ tôm đâu mà trước đó, các cô nàng du học sinh Việt cũng từng khiến nhiều người vừa thương vừa buồn cười khi không ngần ngại công khai hành trang đồ tiếp tế… chỉ toàn băng vệ sinh.
Theo nhiều cô nàng cho biết ở nước ngoài, chi phí mua món đồ này khá đắt đỏ nên bản thân đành chấp nhận phải mua thật nhiều ở nhà rồi mang sang dùng dần cho tiết kiệm.
Nhìn những hình ảnh mà các cô nàng ‘khoe’ thế này mới biết, du học sinh Việt mang đồ tiếp tế gì khi ra nước ngoài!
Vali tiếp tế món đồ không thể thiếu của bất kỳ cô nàng nào!
Theo Baodatviet
Lội nước ở Chương Mỹ, Bí thư HN lệnh giúp thứ bà con cần, không chỉ mì tôm
Sáng nay, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải đi kiểm tra công tác phòng chống mưa lũ tại huyện Chương Mỹ.
Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đinh Mạnh Hùng cho biết, mưa lũ đã làm cho 3.600 hộ dân đang nằm trong vùng ngập sâu từ 0,5m-1,5m.
Huyện đã hỗ trợ đợt 1 cho mỗi hộ 20-30kg gạo, 2-3 thùng mỳ tôm, gia vị, nước uống và nước sạch sinh hoạt. Khi nước rút đến đâu, huyện sẽ chỉ đạo đóng điện đến đó, hộ nào chưa có điện thì được cung cấp nến, đèn pin.
Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải kiểm tra, thị sát tuyến đê tả sông Bùi đoạn qua xã Thanh Bình, huyện Chương Mỹ
Thời gian tới, huyện sẽ phối hợp với các cơ quan, tổ chức và người dân thực hiện các biện pháp tiêu độc, bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng tránh dịch bệnh để cuộc sống người dân sớm được ổn định.
Đồng thời, huyện tiếp tục cung cấp cho mỗi hộ dân khoảng 20kg gạo và một số nhu yếu phẩm khác. Tại các khu vực công cộng, huyện sẽ đặt téc nước để công ty nước sạch Hà Đông bơm nước, phục vụ nhân dân.
Về lâu dài, huyện kiến nghị TP di dân đến nơi an toàn; nạo vét sông và nâng cấp đê.
Bí thư Hà Nội kiểm tra việc cung cấp nước sạch cho người dân
Trước yêu cầu của Bí thư Thành ủy đề nghị làm rõ có hay không trường hợp người dân bị đói, khát như có báo phản ánh, ông Hùng khẳng định, hơn 3.600 hộ dân trong vùng ngập nước đều được cung cấp gạo, nước sạch đầy đủ, không ai bị thiếu đói.
"Cuộc sống đến nay đã ấm cúng. Người dân tự tin hơn để vượt qua khó khăn", Chủ tịch huyện Chương Mỹ nhấn mạnh.
Không để bà con bị đói, đứt bữa
Theo Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu, nước sông Bùi lên mức đỉnh điểm 7,51m vào ngày 30/7. Đây là mực nước chưa có từ hàng trăm năm nay, cao hơn nhiều mực nước của tháng 10 năm ngoái, điều này cho thấy sự biến đổi khí hậu rất lớn.
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải cho hay, năm 2008 TP đã nêu tình trạng cực đoan có thể quay lại bất cứ lúc nào và đến năm nay, mưa lũ tại Chương Mỹ đã vượt mức lịch sử. Vì vậy cần tiếp tục đầu tư hệ thống để đối phó với tình hình thời tiết cực đoan hơn.
Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải thăm, tặng quà người dân vùng bị ngập tại thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến
Theo lãnh đạo Thành uỷ, khu vực đồng bằng Bắc Bộ khả năng tiêu nước đã giảm rất nhiều trong những năm qua. Tại Chương Mỹ phụ thuộc tiêu ra sông Đáy và sông Hoàng Long, nếu không đầu tư và cộng thêm biến đổi khí hậu sẽ làm khả năng tiêu chậm hơn.
Cảnh báo tình trạng mưa tiếp tục diễn ra nhiều ngày trong tháng 8 và tình trạng ngập úng tại huyện Chương Mỹ còn kéo dài, ông Hoàng Trung Hải đề nghị huyện và các đơn vị tiếp tục bố trí lực lượng ứng trực, hỗ trợ lương thực, tổ chức các đoàn bác sỹ khám bệnh cho bà con, phòng chống dịch bệnh, phối hợp các đơn vị xử lý rác để đảm bảo vệ sinh.
Ông lưu ý chính quyền huyện Chương Mỹ và các ngành chức năng kiểm soát giá, nguồn và vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trong vùng lũ. Công tác cứu trợ cần kịp thời cho bà con, không để bà con bị đói, đứt bữa.
Đồng thời, cần rà soát lại thiệt hại để có chính sách hỗ trợ kịp thời cho người dân.
"Phải xem thực sự bà con cần gì thì hỗ trợ cái đó, chứ không phải suốt ngày mì tôm. Có lạnh có rét, có thiếu áo mặc thì đưa những cái bà con cần, không phải đưa bừa. Tuyệt đối đảm bảo an toàn tính mạng cho bà con", Bí thư Hải nhấn mạnh.
Lãnh đạo Thành uỷ cũng lưu ý các đơn vị cần đặc biệt quan tâm, không để xảy ra trường hợp đuối nước nào nữa.
"Khó khăn thì mình vượt qua được nhưng để xảy ra tai nạn là mình có lỗi", ông Hải nói.
Hương Quỳnh - Trần Thường
Theo VNN
Hậu ngập lụt ở Hà Nội: Ô nhiễm, bệnh tật Nhìn dòng nước đục, váng vất màu xanh nổi lên tràn vào sân, bà Nguyễn Thị Hậu (thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội) không khỏi lo ngại. ã hơn một tuần nay, bà và nhiều người dân trong thôn sống chung với thứ nước như vậy. Bên trong UBND xã Nam Phương Tiến vẫn ngập sâu. Ảnh: Trường...