Du học sinh Việt đang đếm từng ngày để về nhà nghỉ lễ
Mùa lễ giáng sinh đến gần, ngày quay trở về thăm nhà của nhiều bạn du học sinh cũng xích lại. Vui mừng là chuyện tất nhiên, thế nhưng bên cạnh đó, một số bạn cũng đang gặp những vấn đề rắc rối!
Chẳng dễ gì để về thăm nhà…
Không phải du học sinh nào cũng có điều kiện thường xuyên về thăm nhà. Nhất là những bạn du học ở các quốc gia xa xôi như Anh, Mỹ, Pháp… hay những bạn ở các quốc gia có những chặng bay đắt đỏ về Việt Nam như: Nhật, Đức, Úc. Tùy mỗi quốc gia, chuyến bay, hãng máy bay nhưng với các quốc gia xa, giá vé thường vào khoảng hơn 1000$ Mỹ ( khoảng 20 triệu vnđ). Thế nên, tranh thủ được kì nghỉ giáng sinh và năm mới, nhiều bạn rất háo hức khi được trở về nhà.
Thu Minh (du học sinh Mỹ) chia sẻ: “Mình đi du học đã 4 năm nhưng mới về thăm nhà được 2 lần Phần vì chi phí đắt đỏ, mỗi lần về thăm nhà phải tốn ít nhất là 1000$ Mỹ rồi chưa kể chuyện vẫn phải trả những khoản như tiền nhà, tiền điện thoại, tiền internet đăng kí dài hạn. Phần còn lại vì thường Noel mình chỉ nghỉ 2-3 tuần. Hè lại tranh thủ học và đi làm thêm. Thế nên đợt này tranh thủ về được mình vui không tả xiết”.
Đi du học, nghĩa là bắt đầu cho mình 1 cuộc sống tự lập, những toan tính tiền nong. Nhờ đó, nhiều bạn biết thương gia đình, thương cho sự vất vả của cha mẹ và xót xa bởi những khoản tiền “tự dưng phải mất”. Ngoài chi phí vé máy bay, khi trở về nước thăm gia đình, du học sinh vẫn phải trả những khoản chi phí khác như: tiền nhà, tiền điện thoại, tiền internet, cả chi phí đi lại, tiêu dùng ở Việt Nam. Thêm một khoản chi phí không nhỏ nữa là… mua sắm, quà cáp!
Video đang HOT
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Lỡ tay vung quá trán
Thường trước khi về, ai cũng tranh thủ sắm sanh cho bản thân, gia đình và bạn bè. Thật khó nghĩ nếu mang tiếng du học sinh “Việt kiều” về mà chẳng có chút nào quà cáp cho người thân, họ hàng. Đôi khi gia đình đông thì chẳng biết mua bán bao nhiêu mới gọi là đủ (?) Nói là nói thế, nhưng không thể vì lí do như vậy… tay trắng trở về. Chưa kể, lâu lâu mới có dịp gặp bạn bè, nhiều teen cũng muốn mình có gì đó mới mẻ, thay đổi nên cũng cần sắm sửa cho bản thân một chút.
Mua sắm trước khi về chẳng dễ. Nhiều khi có cảm giác “càng mua càng thiếu”. Nghĩa là cứ mua cho người này lại nhớ ra cũng cần mua cho người kia. Tặng người này mà không tặng người kia thì thật khó nghĩ. Sắm cái này, kéo theo cần sắm cái khác cho… đủ bộ. Thế nhưng mua sắm nhiều, khi khoản tiền cố định hàng tháng bố mẹ cho chẳng tăng thì rất dễ bị… lạm phát hay vung tay quá trán. Rất hiếm hoi bạn có khoản tiền tiết kiệm hay tiết kiệm được khi đi du học. Bởi “xài còn không đủ lấy gì dư?”
Nick Nguyễn (du học sinh Singapore) chia sẻ: “Tuy du học gần nhà nhưng tớ cũng ít về thăm nhà. Một năm chỉ về 1,2 lần vì các khóa học thường sát nhau. Bản thân tớ cũng ngại về vì mỗi lần về tiêu tốn rất nhiều tiền. Về thì phải sắm sửa, quà cáp. Mà là mỗi lần shopping, thấy cái gì cũng ham, cái gì cũng muốn mua. Nhiều khi chẳng để ý thế là bị thâm hụt ngân sách lúc nào không biết. Đợt trước về tớ dùng lố tiền đến độ đã vay mượn mà vẫn không đủ đi taxi ra sân bay. Rõ khổ”.
Không chỉ sắm vừa đủ, nhiều bạn mải mê sắm đến độ vung tay quá trán dẫn đến nợ nần. Thế là tuy ban đầu trở về huy hoàng nhưng khi đi ai cũng phải xin thêm nhiều tiền hơn để… trả bớt nợ.
Háo hức quá đâm ra quên… đủ thứ
Ngoài việc tiêu pha lố, lại phải nói thêm đến việc nhiều bạn vui quá, quên cả thi cử, học hành trước khi về. Nào là ríu rít hẹn bạn bè, suốt ngày online thông báo và “khoe”. Nào là sắp xếp công việc, rồi lên kế hoạch cho kì nghỉ đông. Chưa kể đến chuyện, đôi khi thời điểm về và hiện tại còn khá dài, thế nhưng những cuộc gặp gỡ, liên hoan, chia tay với bạn bè cùng lớp vẫn cứ thế mà diễn ra liên miên. Thử hỏi, với tầng suất mua sắm, party liên tục như vậy, mấy ai nhớ đến nhiệm vụ học tập của mình những ngày kì thi cận kề mà đây lại là thời điểm quan trọng, kết thúc một khóa học. Thế nên tình trạng này, có thể khiến nhiều bạn gặp những vấn đề rắc rối về kết quả và thành tích.
Có thể hiểu được tâm trạng vui mừng của các bạn du học sinh trước khi về nước. Thế nhưng, đừng vì thế mà xao lãng việc học hay tiêu pha quá độ. Việc chi dùng thoải mái sẽ mang cho bạn những khoản nợ nần rắc rối khi quay trở lại. Còn xao lãng việc học, thi cử không đạt kết quả cao, sẽ khiến bạn tốn thêm chi phí cho việc học lại hay thành tích và cố gắng bấy lâu “sôi hỏng bỏng không”đấy!
Theo PLXH
Cây thông từ 100 chiếc xe đạp
Cuối tuần qua, người dân Sydney vừa được chiêm ngưỡng cây thông Noel sặc sỡ được làm từ vật liệu tái chế.
Cây thông sẽ được thắp sáng hết dịp lễ Giáng Sinh. Ảnh: AOL.
Cây thông cao 7,1m với 100 chiếc xe đạp màu sắc sặc sỡ được xếp chồng lên nhau. Ngay cả ngôi sao rực rỡ gắn trên đỉnh cũng được làm từ bộ phận của xe đạp. Theo AOL, những người lắp ráp đã mất 8 tuần để hoàn thành công trình bắt mắt này. Nó sẽ được thắp sáng từ ngày 2/12 cho tới hết lễ Giáng sinh tại khu The Rocks, một trong những khu mua sắm và thu hút khách du lịch lớn nhất Sydney. Điều đặc biệt là sau khi lễ Giáng Sinh kết thúc, những chiếc xe đạp cũ này sẽ được công ty sản xuất xe đạp mua lại để tiếp tục sử dụng những bộ phận còn hoạt động.
Trong 3 năm gần đây, thành phố Sydney thường trưng bày những cây thông khác lạ và dịp Noel. Năm 2008, một cây thông làm bằng vỏ chai được ra mắt và đến năm 2009, người dân thành phố lại thích thú với cây thông được tạo thành từ những chiếc ghế cũ.
Bảo Nguyên
Theo ngôi sao
Đường dây bắt gái trẻ rồi ép bán dâm Phan Trọng Nghĩa (SN 1992) và Đoàn Thanh Hà (SN 1992) Cảnh sát 113 vừa giải cứu thành công một cô gái trẻ bị một cặp vợ chồng "hờ" bắt giữ và ép bán dâm. Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh éo le, bố mẹ ly thân nên Đoàn Thanh Hà (SN 1992), HKTT tại phường Trưng Trắc, thị xã...