Du học sinh tử vong do đột quỵ sau gần 1 tháng rời khu cách ly
Một nam du học sinh Việt Nam về từ Nhật Bản được cách ly tại Bình Dương. Nam sinh hết thời hạn cách ly với kết quả âm tính SARS-CoV-2 và trở về nhà. Tuy nhiên, chỉ sau gần 1 tháng rời khu cách ly, nam sinh tử vong do đột quỵ.
Ngày 22/12, nguồn tin của Tiền Phong cho hay nam du học sinh tên A. (SN 2000, quê TP Đà Nẵng) đã tử vong, nguyên nhân được cho là do đột quỵ. A. là một du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản, trở về nước và được cách ly tập trung tại tỉnh Bình Dương.
Trở về nước vào ngày 13/11, A. được bố trí cách ly tại P17 thuộc khu cách ly huyện Bàu Bàng (Bình Dương). Đến ngày 26/11, A, được trở về nhà sau khi hết thời hạn cách ly với kết quả âm tính SARS-CoV-2. Đến hôm nay, A. được phát hiện tử vong với nguyên nhân do đột quỵ.
Trước đó, vào ngày 13/11 khu cách ly Bàu Bàng (Bình Dương) tiếp nhận 356 người Việt Nam về từ Nhật Bản. Ngay sau khi về nước, cơ quan chức năng đã lấy mẫu xét nghiệm những người này. Kết quả cho thấy tất cả đều âm tính với SARS-CoV-2.
Trong số 356 người về đợt này có 5 phụ nữ mang thai, 10 trẻ em dưới 15 tuổi, 6 người trên 60 tuổi, còn lại từ 16 đến 59 tuổi. Phần lớn những người trở về là lao động từ các tỉnh của nước ta sang làm việc tại Nhật Bản, du học sinh, lao động về nước. Một số người có bệnh nền nặng.
Sau khi tiến hành khai báo y tế, các công dân Việt Nam từ Nhật Bản trở về được bố trí nơi ăn ở, ngủ nghỉ, sinh hoạt chu đáo.
Số người Việt về từ Nhật Bản và các nước được cách ly ở huyện Bàu Bàng theo phân bổ từ Quân khu 7, họ là những người ở các tỉnh, thành phố khác nhau về nước cùng lúc.
Ở Việt Nam chết do đột quỵ nhiều hơn ung thư: BS khuyến cáo những người sau có nguy cơ cao đột quỵ
Trên thế giới, cứ 6 giây có 1 người đột quỵ, 6 triệu người tử vong mỗi năm. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 tử vong do đột quỵ.
Video đang HOT
TS BS. Nguyễn Bá Thắng - Trưởng Trung tâm khoa hoc Thân kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho hay, đột quỵ là tìnhhuống mà bất cứ ai cũng có thể gặp. Người bị đột quỵ thường sẽ những triệu chứng báo hiệu: bỗng bị liệt tay, loạng choạng, méo miệng...
Khi xuất hiện những triệu chứng trên người bệnh/ gia đình cần phải nghĩ ngay tới đột quỵ và nhanh chóng gọi cấp cứu,
Trên thế giới cứ 6 giây có 1 người đột quỵ, 6 triệu người tử vong mỗi năm. Tại Việt Nam, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên cả ung thư. Mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong do đột quỵ.
Đột quỵ không được cấp cứu kịp thời nguy cơ tử vong cao, ảnh minh hoạ.
Đột quỵ là bệnh lý của não bộ do mạch máu não tắc nghẽn hoặc vỡ ra. Trong đó đột quỵ thiếu máu (mạch máu bị tắc nghẽn khiến máu không lên não được) chiếm khoảng 80%.
Theo bác sĩ Thắng có 3 nguyên nhân cơ bản nhất gây đột quỵ thiếu máu là: xơ vữa động mạch, mạch máu bị xơ vữa gây hẹp, tắc nghẽn máu không lưu thông lên máu được.
Ngoài ra đột quỵ còn do các bệnh lý khác như: bệnh lý về tim, tăng huyết áp. Một số trường hợp liên quan tới rối loạn đông máu.
Đối tượng có nguy cao bị đột quỵ
- Tuổi tác: Tuổi cao thì nguy cơ đột quỵ cũng cao hơn
- Giới tính: Đột quỵ thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới
- Người có bệnh lý rối loạn chuyển hoá: đái tháo đường, béo phì, ít vận động
- Người hút thuốc
- Người ít vận đông cũng dễ dẫn tới rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch...
Để nhận biết dấu hiện đột quỵ, hãy nhớ tới từ: F.A.S.T
Face (gương mặt): Mất cân đối, hoặc méo xệ một bên miệng
Arm (tay, chân) : Kiểm tra tình trạng hiện yếu hoặc liệt tay, chân
Speech (lời nói): Ngôn ngữ bất thường
Nếu xuất hiện 1 trong 3 dấu hiệu kể trên người bệnh có nguy cơ đột quỵ rất cao, hãy khẩn trương gọi cấp cứu và nhanh nhất đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị đột quỵ.
Time (thời gian): Đột quỵ là bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt "thời gian vàng" cấp cứu trong 3 tiếng đầu sau tai biến mạch máu não.
Bác sĩ Thắng khuyến cáo, đ ột quỵ có thể phòng được nếu tránh các yếu tố nguy cơ bằng thói quen sống tích cực như:
- Không lạm dụng rượu bia
- Không hút thuốc lá
- Tránh căng thẳng thần kinh quá mức
- Ăn uống cân đối để tránh béo phì; không ăn mặn, ăn nhiều mỡ động vật...
- Tăng cường vận động, thể thao
Đối với các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch... cần phải kiểm soát bệnh theo dõi và khám theo chỉ định của bác sĩ.
Nơi giành lại mạng sống người bệnh tính từng giây Trung tâm Đột quỵ thuộc BV Nhân dân 115 TP.HCM áp dụng kỹ thuật điều trị hiện đại và đã cứu sống gần 90% bệnh nhân đột quỵ. Chiều 29-5, bước vào Trung tâm Đột quỵ của Bệnh viện (BV) Nhân dân 115 TP.HCM, PV Pháp Luật TP.HCM ghi nhận gần 40 bệnh nhân đột quỵ nằm trên giường gần như bất động,...