Du học sinh Trung Quốc gọi su su ở Việt Nam là “hỏa quả”
Su su là một loại quả vô cùng thơm ngon nếu được chế biến đúng cách. Thế nhưng món ngon này không phải ở đâu cũng có nên không ít người lần đầu nhìn thấy đã loay hoay không biết phải ăn sao cho đúng.
Vì vậy mà mới xuất hiện trường hợp “dở khóc dở cười” của chàng trai du học sinh nước ngoài dưới đây. Câu chuyện ngay lập tức thu hút được sự chú ý của đông đảo cư dân mạng.
Anh chàng du học sinh với màn nhầm lẫn thú vị. Ảnh: FBNV
Su su biến thành “hỏa quả” trong mắt du học sinh
Một tài khoản mạng xã hội tên G.Đ đã đăng lên trang cá nhân của mình câu chuyện thực tế xoay quanh loại quả mà ở Việt Nam gọi là su su nhưng anh chàng này thì lại chẳng biết nó là gì: “Mình nghĩ cái này là hỏa quả rồi, ăn một miếng cảm thấy kì lạ. Nghĩ rằng nó quá nhỏ nên cắn một miếng thứ hai. Nó thật sự không ngon, đừng mua cái này. Các bạn đừng mua cái này, không ngon”.
Bài đăng gây sốt MXH của G.Đ. Ảnh: Chụp màn hình
Được biết G.Đ là một du học sinh Trung Quốc đã sinh sống và học tập ở Việt Nam. Anh chàng rất nổi tiếng với những clip cho thấy trải nghiệm của mình khi ở đây và được nhiều người quan tâm và chú ý.
Vậy nên khi bất ngờ than phiền về một loại quả ở Việt Nam, không ít người đã tò mò xem nó là thứ gì mà khiến anh chàng phản ứng mạnh đến thế. Chưa kể, có vẻ như G.Đ đã dùng công cụ dịch để viết bài đăng khiến câu từ tuy lộn xộn nhưng lại làm người đọc cười không ngừng.
Cắn một miếng thấy “hỏa quả” không ngon. Ảnh: G.Đ
Cắn miếng thứ hai thì rối rít khuyên mọi người đừng nên mua. Ảnh: G.Đ
Video đang HOT
Cộng đồng mạng nhanh chóng “bày mưu hiến kế” để G.Đ ăn “hỏa quả”
Sự nhầm lẫn tai hại này của G.Đ thu hút đến hơn 4 nghìn lượt yêu thích và hàng trăm bình luận, mà chủ yếu là bày tỏ sự “cạn ngôn” đối với cách ăn su su “có 1-0-2″ này. Rất nhiều người còn tốt bụng bày G.Đ cách chế biến làm sao để ăn su su ngon nhất thay vì gán danh “hỏa quả” cho nó mà “tội nghiệp”.
Cư dân mạng cũng không biết phải nói gì với pha xử lý tầm cao này. Ảnh: Chụp màn hình
Su su phải ăn thế này cơ mà. Ảnh: Homecook
- “Đây không phải hoa quả nha cậu, không ăn sống được mà phải mang đi xào chín.”
- “Việt Nam chúng tôi không độ được ca này bạn hiền ạ.”
- “Là quả su su ý, không ăn sống được đâu. Đề cử món su su xào tỏi thịt bò nhé.”
- “Vậy mà cũng cắn cho được phát thứ hai cũng tài.”
Gặm su su như ổi khác nào ăn măng cụt cả vỏ đâu cơ chứ
Nhìn cách ăn su su này của G.Đ, không ít người nhớ đến ngay một loại quả tuy phổ biến ở Việt Nam nhưng ngay cả người Việt cũng rất hay ăn nhầm đó chính là măng cụt. Loại quả này cần được tách bỏ vỏ và ăn phần thịt trắng bên trong. Tuy nhiên với ai đã không biết thì cũng gặm như cách G.Đ gặm su su mà thôi.
Để thêm chút hương vị cho phong phú thì đôi khi có người còn đem ra chấm muối ớt. Hay có nhà còn cẩn thận hơn, gọt sạch sẽ lớp vỏ bên ngoài rồi đem bổ đôi với mục đích khi ăn chỉ cần như thế là tỏm cả miếng vào miệng là xong. Ôi nhưng sai cả rồi, nhìn ảnh mà lại chẳng biết vui hay buồn nữa đây.
Nhìn gặm su su như ổi, cư dân mạng lại nhớ đến màn ăn măng cụt cả vỏ. Ảnh: Vui Lên Nào
Ăn thử mãi không thấy ngon, lấy muối chấm vẫn không ăn nổi. Ảnh: Vui Lên Nào
Nhẹ nhàng gọt vỏ, bổ đôi nhưng có lẽ không nói người ta sẽ tưởng đây là nấm chứ không phải măng cụt. Ảnh: Vui Lên Nào
Đúng là cách ăn đầy sai trái này của G.Đ khiến su su phải mang tiếng oan rồi. Hi vọng anh chàng sẽ sớm tìm được cách chế biến thơm ngon theo lời khuyên của CĐM để không bỏ qua món ăn hấp dẫn này nhé.
Chạy trốn virus, du học sinh TQ bị coi là 'kẻ hư hỏng' khi hồi hương
Nhiều du học sinh Trung Quốc trở về từ nước ngoài thời gian này phải chịu sự lạnh nhạt, bị coi là "những kẻ giàu có hư hỏng, có khả năng nhiễm bệnh" của một bộ phận người dân.
Số ca nhiễm mới Covid-19 tại Trung Quốc được ghi nhận đã giảm đáng kể trong vòng một tháng trở lại đây. Tuy nhiên, chính phủ nước này đang phải thực hiện các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn làn sóng người có nguy cơ mắc bệnh trở về từ nước ngoài, theo AFP.
Với hầu hết chuyến bay quốc tế bị hủy, người nước ngoài bị cấm nhập cảnh, phần lớn người trở về lúc này là công dân Trung Quốc, chủ yếu là sinh viên.
Trên mạng xã hội Trung Quốc bắt đầu xuất hiện nhiều bài đăng chỉ trích các du học sinh nước này, cho rằng họ quay về nước là vô ơn, thậm chí gây nguy hiểm, lấy một số trường hợp du học sinh có hành vi vô trách nhiệm làm bằng chứng.
"Hiện giờ, dư luận Trung Quốc đang rất ác cảm với du học sinh trở về từ nước ngoài, các cơ sở kiểm dịch thì bị xáo trộn", Hestia Zhang, nghiên cứu sinh thạc sĩ tại Đại học Yale (Mỹ), cho biết.
Cô quyết định ở lại Mỹ, tự cách ly trong ký túc xá hơn là quay về, dù Mỹ hiện là nước có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất thế giới.
"Nếu về nhà, cũng có rất nhiều rủi ro trên đường nên tôi quyết định ở lại vẫn hơn", cô nói thêm.
Nhiều du học sinh Trung Quốc bị người dân trong nước chỉ trích khi trở về.
Trong khi đó, Cathy, vừa trở về Trung Quốc vào 31/3, đành chấp nhận thực tế rằng cô có thể đối mặt định kiến của người trong nước. Cô sử dụng tên tiếng Anh của mình để che giấu danh tính và cho biết bản thân "không có lựa chọn nào khác ngoài việc chịu đựng".
Hiện, gần một nửa trong số 800 ca nhiễm Covid-19 trở về từ nước ngoài của Trung Quốc là du học sinh.
Hầu hết người trở về phải cách ly trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, video ghi lại cảnh một nữ du học sinh cố gắng trốn khỏi nơi cách ly ở Thanh Đảo hay một người khác đòi cung cấp nước khoáng đóng chai trong cơ sở cách ly tại Thượng Hải khiến nhiều người bức xúc.
"Đúng là ăn cháo đá bát, quê hương không cần những loại người như thế này", một người dùng mạng giận giữ.
Yik Chan Chin, giáo sư về truyền thông tại trường liên kết giữa ĐH Giao thông Tây An và Liverpool tại Tô Châu, nhận định nhiều người Trung Quốc tin là du học sinh ưu tú hơn những người học tập trong nước. Niềm tin này được củng cố bởi quan niệm du học sinh là con nhà giàu và có nhiều quốc tịch.
Trung Quốc có khoảng 1,6 triệu sinh viên học tập ở nước ngoài.
Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, phần lớn trong số 1,6 triệu du học sinh vẫn đang ở nước ngoài. Nhiều người muốn về nước nhưng e ngại vấn đề vé máy bay đắt đỏ và nguy cơ lây nhiễm trên đường trở về.
Ngày 30/3, chính phủ Trung Quốc đã thuê một chuyến bay giải cứu 200 sinh viên nước này kẹt ở Ethiopia sau khi các chuyến bay trung chuyển họ về nước bị hủy vào phút chót. Một chuyến khác cũng cất cánh vào 2/4 để đưa sinh viên từ Anh về nước.
"Tôi hy vọng những du học sinh được giải cứu về là những người yêu nước và có lương tâm, không phải là những kẻ đáng ghét chỉ biết quan tâm đến cuộc sống xa hoa", một dân mạng Trung Quốc viết.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều người tỏ ra thông cảm, đặc biệt là khi nhiều du học sinh ở nước ngoài quyên góp vật tư y tế cho chính phủ chống dịch.
"Ai đã vét sạch các kệ hàng bán đồ bảo hộ ở nước ngoài để gửi về chống dịch? Chính là du học sinh đấy", Lu Chuan - biên kịch, nhà sản xuất kiêm đạo diễn phim nổi tiếng người Trung Quốc, viết trên trang cá nhân.
Mai An
Gái đẹp Lào đang hot trên MXH Việt: Cuộc sống chuẩn rich kid, mỗi lần xuống phố diện một set đồ nhìn mà mê mẩn Cho những ai chưa biết thì Phonnie Xaysongkham đang làm mưa làm gió trên MXH Việt vì vẻ ngoài xinh đẹp và khả năng làm bánh cực xịn của mình. Gái xinh đã luôn nhận được sự chú ý cực lớn trên mạng mà gái vừa xinh vừa đảm thì chắc chắn còn được ngưỡng mộ gấp bội. Cũng bởi vậy, Phonnie Xaysongkham...