Du học sinh “mách nhau” cách đối phó khi bị bắt nạt chỗ làm thêm
Chăm chỉ làm việc nhưng không quá nhẫn nhịn, và nhanh học tiếng bản xứ là cách mà nhiều du học sinh khuyên bảo nhau khi đi làm bán thời gian tại Nhật Bản.
Du học sinh đi làm thêm tại Nhật Bản, nếu may mắn sẽ gặp được quản lý có trách nhiệm, chỉ dạy tận tình. (Ảnh minh họa)
“Tôi vừa chân ướt chân ráo sang Nhật du học. Gia đình cũng không phải dạng khá giả nên tôi lập tức tìm việc làm thêm và được nhận vào làm nhân viên phục vụ quán. Trong quán, từ quản lý tới các nhân viên người Nhật đều khá khắt khe với người nước ngoài, không chỉ tôi mà còn cả với những bạn là du học sinh của các nước khác đi làm thêm. Những nhân viên người Nhật thường được ưu ái hơn, và họ bắt tôi làm công việc khó khăn, liên tục bận rộn như pha chế, rửa chén.
Thời gian đầu, tôi luôn cố gắng làm thật tốt mọi việc, một phần là muốn để lại ấn tượng tốt trong mắt người Nhật. Thế nhưng dù tôi làm có tốt thế nào thì họ vẫn tìm cách bắt bẻ, thậm chí xúi nhau dồn hết công việc cho tôi. Đến một hôm, tôi quá mệt mỏi và áp lực, tôi đã dùng hết “vốn liếng” tiếng Nhật đã được học để từ chối. Tôi cứ nghĩ rằng sẽ bị sa thải ngay lập tức, không ngờ, sự phản ứng ấy lại có hiệu quả, vì bình thường tôi làm việc tốt hơn nhân viên người Nhật. Cũng từ đó, tôi không còn bị các nhân viên khác dồn việc, không bị quản lý soi mói, bắt lỗi nhỏ nhặt nữa. Điều đó cũng giúp tôi tự tin hơn rất nhiều”. Đó là tâm sự của Phương Nhi, một nữ sinh Việt trong những ngày đầu vừa sang Nhật du học.
Chuyện các du học sinh nước ngoài bị chèn ép khi đi làm thêm thực không hiếm gặp ở Nhật. Nhất là với những du học sinh vừa sang, không biết tiếng Nhật và không hiểu văn hóa của người Nhật.
Hoàng Thị Phương Thảo sang Nhật đã hơn 1 năm. Khi vừa sang, vì không biết tiếng nên Thảo cũng gặp khá nhiều áp lực công việc, lẫn cách đối xử của cấp trên. Vừa học tiếng trên lớp, vừa làm phục vụ ở quán nên tiếng Nhật của Thảo khá lên trông thấy. Tuy nhiên, khi cảm thấy công việc làm thêm quá áp lực, Thảo quyết định nghỉ, rồi đi làm phiên dịch giúp những lao động Việt tại Nhật. Thảo cho biết, trong thời gian đi làm phiên dịch, tôi gặp rất nhiều người Việt chịu thiệt thòi, có khi là bị cấp trên bắt nạt, bạo hành, có khi là ốm đau, phải đi viện nhưng không thể giao tiếp, không có hướng dẫn nên mất nhiều thời gian, công sức.
“Một vài người Nhật không thích người nước ngoài và phân biệt khá đối xử. Vì vậy, điều mà các du học sinh đi làm thêm nên cố gắng học là tiếng Nhật. Trong khoảng thời gian làm phiên dịch cho lao động Việt, tôi gặp cả những vấn đề khá tế nhị. Suy cho cùng, lao động Việt Nam mình là khổ nhất, vì người Nhật cũng biết Việt Nam là nước nghèo nên trả lương cho lao động khá rẻ”, Phương Thảo cho biết.
Video đang HOT
Thái Việt Hà cũng từng gặp phải tình trạng bị chèn ép vì chưa thạo tiếng Nhật. Hà chia sẻ: “Đi làm thêm ở Nhật, nếu gặp được những người hiền lành, họ sẽ chỉ dạy cho mình tận tình và trách nhiệm. Tuy nhiên, nếu gặp phải những người hay kỳ thị lao động nước ngoài thì suốt ngày bị họ soi mói. Trước đây tôi cũng làm thêm ở quán thịt nướng, chỉ có một mình tôi chạy bàn. Có những lúc không hiểu hết ngôn ngữ của họ là tôi lại bị nhìn với ánh mắt khinh miệt. Thêm vào đó, mỗi ngày quản lý lại chỉ việc theo mỗi kiểu. Khi công việc dồn vào tôi quá nhiều, tôi đành phải xin nghỉ”.
Tại Nhật Bản, du học sinh chỉ được phép làm tối đa 4h/ngày, 28h/tuần, nhằm đảm bảo sức khỏe để tập trung vào việc học. Đôi khi, trong một vài trường hợp, công việc đòi hỏi các bạn phải làm xong hết mới được phép tan ca, dù vượt quá thời gian quy định nhưng nếu không biết tiếng bản xứ sẽ không biết làm cách nào để trao đổi, giải quyết. Chính vì vậy, tầm quan trọng của việc có thể sử dụng tiếng bản xứ là một lợi thế hàng đầu đối với du học sinh.
Chị Thanh Thanh cho rằng: “Khi biết tiếng Nhật và có chính kiến riêng thì sẽ không ai dám bắt nạt bạn. Hồi tôi mới sang, đi làm thêm ở quán cũng bị chèn ép. Nhưng khi tôi biết tiếng Nhật và l àm việc nghiêm túc thì chẳng còn ai nói gì, thậm chí, quản lý còn “nể” hơn một số người bản xứ”.
Khánh Hòa
Theo vietnamnet.vn
3 mẹo thuyết phục người khác cực kỳ hiệu quả mà Steve Jobs hay sử dụng
Có người từng nói "Steve Jobs là một thiên tài sáng tạo. Nhưng ông ta cũng là một gã khó ưa". 7 năm sau khi ông qua đời, vẫn rất ít người phủ nhận điều đó.
Tuy nhiên, hai đặc điểm có vẻ trái ngược nhau này lại không loại trừ lẫn nhau. Tìm tòi từ các hồi ký và những người đã từng làm việc với Jobs, nhà báo Dave Smith cho rằng lý do là bởi ông chủ của Apple sử dụng "một sự kết hợp nhuần nhuyễn các chiếc lược thao túng để đảm bảo chiến thắng của mình" và tạo ra sự cuốn hút đối với những người xung quanh.
Những chiến lược này mặc dù không phải lúc nào cũng quang minh chính đại, nhưng chúng rất hiệu quả. Đó là lý do tại sao chúng ta đều có thể thu được lợi ích nếu biết chắt lọc và học hỏi từ những chiến lược ấy. Dưới đây là 3 trong số rất nhiều "mẹo" mà Jobs rất hay sử dụng để thuyết phục người khác.
1. Tỏ ra cực kỳ thành thật
Một cựu nhân viên của Apple là Guy Kawasaki kể lại chuyện mình đã vượt qua bài test IQ của Steve Jobs như thế nào.
"Một hôm Steve Jobs xuất hiện ở khoang làm việc của tôi với một người mà tôi không biết. Ông ta cũng chẳng giới thiệu người này, mà hỏi luôn 'Cậu nghĩ gì về công ty Knoware?'. Vốn đã không thích công ty này, Kawasaki chê bai sản phẩm của họ ngay trước mặt hai người kia. "Sau bài diễn văn đả kích của tôi, Jobs nói 'Tôi muốn cậu gặp CEO của Knoware, Archie McGill'".
Làm như vậy sẽ khiến Kawasaki hơi ngượng ngùng một chút nhưng nó dạy cho những người mới gia nhập Apple biết rằng ông chủ của mình đánh giá cao sự trung thực, không chỉ bởi nó làm cho một doanh nghiệp tốt lên, mà còn bởi nó đặt ra những tiêu chuẩn cao, truyền tải tầm quan trọng của công việc, khiến người khác luôn dè chừng và nhìn chung giúp xây dựng lòng trung thành.
Người ta tin vào những ý tưởng của Steve Jobs vì ông luôn tỏ ra nghiêm túc về những gì mình nói. "Tôi không nghĩ là mình lấn lướt người khác, nhưng nếu có chuyện gì đó không hay, tôi sẽ nói thẳng vào mặt người ta. Việc của tôi là phải trung thực. Tôi biết mình nói về chuyện gì và thường thì rốt cuộc hóa ra là tôi đúng".
2. Đổi ý... nhưng giả vờ là không phải thế
Rất nhiều người thông minh hiểu được tầm quan trọng của việc nhìn nhận khách quan sự việc và thay đổi ý kiến, nhưng Jobs còn đi xa hơn thế. Khi ông đổi ý, ông giả vờ là ý kiến mới của mình từ trước đến giờ vẫn thế. Và ông tỏ ra tàn nhẫn khi khẳng định ý tưởng của người khác là của mình.
Kỹ sư Bud Tribble kể lại: "Nếu Jobs nói với bạn điều gì đó thật tệ hoặc thật tốt, điều đó không có nghĩa là ngày mai ông ấy vẫn cảm thấy như thế. Nếu bạn trình bày cho ông ấy một ý tưởng mới, Jobs sẽ nói rằng ý tưởng đó thật ngớ ngẩn.
Nhưng sau đó nếu thực sự thích ý tưởng đó, ông sẽ quay lại và trình bày đúng ý tưởng đó với bạn, như thể chính ông nghĩ ra ý tưởng đó vậy". Đó là cách mà Jobs thuyết phục mọi người rằng lúc nào mình cũng đúng.
3. Sử dụng điêu luyện những lời khen
Một số người cho rằng làm người tốt với làm một lãnh đạo tốt khá gần gũi nhau - bạn cần phải trung thực, khiêm tốn, cảm thông, v.v. Jobs không tin vào điều đó. Mặc dù ông vẫn thường đòi hỏi hoặc thể hiện sự trung thực đối với những người làm việc với mình, ông sẵn sàng lợi dụng sự tang bốc để thuyết phục người khác khi cần.
Jobs có thể dụ dỗ và thuyết phục người khác dễ dàng nếu muốn và ông rất thích làm thế. Ông có thể dành tặng vô số lời khen đối với những người mà ông thích hoặc ngưỡng mộ. Tuy nhiên Jobs cũng có thể làm vậy với những người mà ông ghét, việc đó cũng tương tự như chuyện rất nhiều lần ông tỏ ra xúc phạm những người mà ông thích.
Tuy nhiên Jobs không phải là lãnh đạo duy nhất lợi dụng những lời khen và sự dối trá.
Một số nhà lãnh đạo thành công và được ngưỡng mộ nhiều nhất trên thế giới - như Nelson Mandela, Abraham Lincoln và John F. Kennedy - còn thực dụng hơn, sẵn sàng làm những gì cần thiết để đạt được những mục tiêu quan trọng.
Liệu những "mẹo" mà Jobs sử dụng nêu trên có quang minh chính đại hay không? Rõ ràng là không. Nhưng chúng có thể giúp bạn có được những gì mình muốn, vì thế rất đáng để học hỏi nếu bạn muốn có được thành công như một trong số những doanh nhân sáng tạo nhất trong lịch sử loài người.
Theo Trí thức trẻ
Bí quyết "săn" học bổng của nữ du học sinh Nhật Bản Hành trang sang Nhật du học của cô sinh viên Nguyễn Thị Mai Hương, khoá 4, khoa Kế hoạch Phát triển, Học viện Chính sách và Phát triển là ước mơ cháy bỏng được học tập và làm việc tại đất nước mặt trời mọc. Nữ du học sinh Nguyễn Thị Mai Hương. Tình yêu thương là bệ đỡ Sinh ra và lớn...