Du học sinh không muốn rời Trung Quốc, sợ mang virus corona về nước
Khi Kem Senou Pavel Daryl, du học sinh 21 tuổi người Cameroon ở Kinh Châu (Trung Quốc), nhiễm virus corona, anh không có ý định rời đi, thậm chí khi được nhà nước di tản.
“Bất kể chuyện gì xảy ra, tôi không muốn đưa dịch bệnh về châu Phi”, nam sinh cho biết từ phòng ký túc xá đại học, nơi anh phải cách ly 14 ngày.
Daryl đã sốt, ho khan và có triệu chứng cúm. Anh nhớ lại lần bị sốt rét lúc còn nhỏ ở Cameroon và sợ lần này còn tệ hơn.
Daryl cho biết dù được di tản, anh vẫn chọn ở lại Trung Quốc vì không muốn mang virus corona về nước. Ảnh: BBC.
Theo BBC, Kem Senou Pavel Daryl sống trong khu cách ly tại một bệnh viện ở Trung Quốc. Anh được điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc thường dùng cho bệnh nhân nhiễm HIV. Sau hai tuần nằm viện, anh có dấu hiệu hồi phục.
Kết quả chụp CT cho thấy Daryl không còn nhiễm bệnh. Nam sinh trở thành người châu Phi đầu tiên nhiễm virus và khỏi bệnh được ghi nhận. Chi phí chữa trị do Trung Quốc chi trả.
Video đang HOT
Trong khi đó, Ai Cập là quốc gia đầu tiên thuộc châu Phi xác nhận ca nhiễm virus corona. Các chuyên gia y tế cảnh báo những nước có hệ thống y tế yếu hơn có thể gặp nhiều khó khăn để ứng phó với dịch bệnh nếu nó khởi phát.
“Tôi không muốn về nhà trước khi hoàn thành việc học. Tôi nghĩ không cần về nước vì tất cả chi phí nằm viện được chi trả bởi chính phủ Trung Quốc”, Daryl thành thật.
Theo Zing
Người châu Phi đầu tiên nhiễm virus Corona ở Trung Quốc đang trong tình trạng ra sao?
Khi Kem Senou Pavel Daryl, sinh viên 21 tuổi, hiện đang theo học ở thành phố Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, nhiễm virus Corona, sinh viên này đã khẳng định sẽ không trở về quê hương.
Kem Senou Pavel Daryl hồi phục sau 14 ngày chữa trị.
"Dù chuyện gì xảy ra tôi cũng không muốn đem dịch bệnh về châu Phi", Senou nói. Sinh viên này hiện đã hồi phục và đang trong quãng thời gian cách ly 14 ngày, theo BBC.
Senou, quốc tịch Cameroon, là người châu Phi đầu tiên nhiễm virus Corona ở Trung Quốc. Senou cảm thấy bị sốt, ho khan và các triệu chứng khác giống như cúm.
Khi được đưa vào viện, Senou nghĩ về quãng thời gian còn nhỏ ở Cameroon, khi mình bị mắc bệnh sốt rét. Senou đã nghĩ về những điều tồi tệ nhất.
"Lần đầu vào viện, tôi nghĩ về cái chết và đó cũng là điều tôi nghĩ đến khi biết mình nhiễm bệnh ở Trung Quốc", Senou nói.
Trong 13 ngày điều trị ở bệnh viện Trung Quốc, Senou được cho dùng thuốc kháng sinh và thuốc kháng virus HIV. Sau 2 tuần, Senou bắt đầu có dấu hiệu hồi phục.
Ảnh chụp CT cho thấy Senou không còn dấu hiệu của bệnh. Senou là người châu Phi đầu tiên nhiễm virus Corona và cũng là người đầu tiên hồi phục. Toàn bộ chi phí chăm sóc y tế cho Senou đều được chính quyền Trung Quốc hỗ trợ.
Kem hiện vẫn bị cách ly để đảm bảo rằng đã khỏi bệnh.
"Tôi không muốn về nhà trước khi học xong. Tôi nghĩ mình không cần về nhà vì ở đây tôi được chăm sóc, toàn bộ chi phí do chính phủ Trung Quốc chi trả", Senou nói.
Đối với hàng ngàn học sinh, người lao động và gia đình châu Phi ở Trung Quốc, họ mắc kẹt ở tỉnh Hồ Bắc - vùng tâm dịch. Một số cho rằng các chính phủ châu Phi cần làm nhiều hơn nữa để giúp công dân.
"Chúng tôi là những người con của châu Phi nhưng châu Phi lại không sẵn sàng giúp đỡ hay đưa chúng tôi về nước", Tisiliyani Salima, một sinh viên y khoa tại Đại học Tongji, chủ tịch hội sinh viên Zambia ở Vũ Hán, nói.
Salima đã tự cách ly ở nhà trong suốt một tháng qua. Nữ sinh này nói mình đã mất khái niệm về thời gian. Cô chỉ ở nhà ngủ và theo dõi tình hình trên mạng xã hội.
Cô là người liên lạc giữa đại sứ quán và 186 sinh viên Zambia đang bị cách ly ở Vũ Hán. Nhiều sinh viên và công dân nước khác đã được sơ tán nhưng các quốc gia châu Phi thì chưa có kế hoạch đưa công dân về nước.
"Ở đây không có nghĩa là chúng tôi đã an toàn, chỉ là chúng tôi ở lại tại quốc gia có hệ thống y tế tốt hơn", Salima nói. "Chúng tôi cảm thấy bị bỏ rơi".
Theo danviet.vn
Du học sinh Trung Quốc tìm cách 'lách luật' cấm đi lại giữa thời COVID-19 Kể từ khi Australia ban hành lệnh cấm đi lại từ đầu tháng 2, giới chức ước tính 56% du học sinh, sinh viên Trung Quốc tại nước này - khoảng 106.680 người - vẫn kẹt ở nước ngoài. Australia ban hành lệnh cấm đi lại đối với công dân Trung Quốc. Ảnh: Reuters Nếu không vì bệnh dịch COVID-19 (nCoV) lây lan,...